Muôn kiểu lừa đảo khi vay tiền qua app
Một ma trận lừa đảo được dựng lên khi nhiều người có nhu cầu vay tiêu dùng lựa chọn vay tiền qua app, từ đó dẫn đến "tiền mất tật mang" nhưng chẳng biết kêu ai.

Hiện tại, nhu cầu cần có các khoản tiền cần thiết trong ngắn hạn, cấp bách ngày càng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu vay tiền, nhiều người đã lựa chọn loại hình vay tín chấp với lãi suất cao để thuận tiện hơn trong giao dịch. Tuy nhiên, trên thị trường còn xuất hiện nhiều tổ chức núp bóng, lừa đảo sẽ dễ dẫn đến người dân có nhu cầu vay tiền không cẩn trọng sẽ bị sập bẫy lừa đảo do vay tiền qua các phương thức trực tuyến.
Anh T.N.D.P (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cho biết vì bản thân cần tiền để xoay sở công việc nên đã đã lựa chọn vay tín chấp. Theo đó, anh P. được giới thiệu vay qua app và trả góp từng tháng với gói vay 30.000.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi gói vay được phê duyệt thì người này bất ngờ nhận được thông báo tài khoản bị đóng băng do nghi ngờ giao dịch bất thường.
“Phía đơn vị cho vay gửi tôi một bản thông báo của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) về việc đóng băng tài khoản vay, nếu muốn được giải ngân phải đóng thêm 6.000.000 đồng để phía ngân hàng xác minh và phải chuyển tiền trong vòng 24 giờ. Việc này sẽ càng rắc rối hơn nếu như tôi không nhận được tiền nhưng vẫn bị báo nợ”, anh P. cho biết.
Để xác thực về bản thông báo trên, người này đã đến chi nhánh Vietcombank gần nhất để tìm hiểu. Tại đây, giao dịch viên của chi nhánh khẳng định văn bản kia là hoàn toàn giả mạo và dùng để lừa đảo.
Giao dịch viên cho hay tất cả các hoạt động của khách hàng đều phải đến trực tiếp chi nhánh, trụ sở để làm việc. Phía ngân hàng không hề có văn bản về việc đóng băng tài khoảng của khách hàng và yêu cầu phải chuyển tiền để xác minh. Do đó, giao dịch viên cũng cảnh báo khách hàng cần phải thận trọng khi vay tiền qua các app để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

Theo luật sư Lê Cao – Giám đốc Công ty Luật Hợp danh FDVN nếu thực sự cần thiết, khẩn cấp, không có cách nào khác thì người dân mới lựa chọn phương thức vay tín chấp qua các kênh cho vay tín dụng. Bởi lẽ, luật pháp chừng mực nào đó cho các bên thỏa thuận về lãi suất, ở ngưỡng lãi suất không vi phạm pháp luật hình sự.
“Bên cho vay nắm bắt được nhu cầu của bên vay nên thường kê lãi, tính lãi rất cao, rồi cài đặt các điều khoản phức tạp dẫn tới khi có nhu cầu gấp, người vay sẽ dễ sập bẫy lãi suất hoặc bẫy lừa đảo. Cẩn thận hơn thì nên đến các ngân hàng hiện nay cũng có các gói vay tín chấp, thủ tục có thể chậm hơn nhưng có địa điểm, nhân sự giao dịch rõ ràng, minh bạch”, luật sư Lê Cao nói.
Để tránh sập bẫy lừa đảo, ông Lê Cao khuyến cáo trước khi vay người dân cần tìm hiểu các chủ thể tổ chức tài chính, tín dụng cho vay xem họ được cấp phép hợp pháp hay không. Chỉ cần tra cứu trong cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là có thể kiểm tra nhanh được một số thông tin về các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính được phép hoạt động để xem chủ thế giao kết có đúng hay không.
Nếu các kênh cho vay quảng cáo trên mạng không chứng minh được phép hoạt động thì không nên giao kết các hợp đồng vay vì khả năng cao gặp phải các tổ chức cho vay nặng lãi núp bóng, khi người vay tham gia giao dịch, có thể bị cài bẫy, buộc chuyển tiền trước mới nhận tiền vay, thao túng thông tin cá nhân, ép buộc về lãi suất,… Sau đó, nếu không trả được tiền, thì họ có những chiêu trò, cách thức để đòi nợ bằng các hình thức trái luật, gây ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của người vay tiền.
Ngoài ra, nếu đã kiểm tra được đúng các chủ thể hợp pháp cho vay tín chấp phía người vay cần kiểm tra kỹ hợp đồng, phương thức thanh toán, phương thức giải ngân, điều khoản lãi suất. Vấn đề này, việc vay qua app hay vay tại các tổ chức tài chính, tín dụng trực tiếp cũng phải kiểm tra kỹ để tránh rơi vào bẫy lãi suất với lãi cao, phương thức tính lãi như mê hồn trận giăng ra để bẫy khách hàng.
Đồng thời, việc cung cấp thông tin chính thức cho các chủ thể cho vay cần đảm bảo chỉ cung cấp các thông tin cần thiết, đúng quy định để thực hiện giao dịch. Tránh bị ép buộc cung cấp thêm các thông tin không cần thiết để sau này bị sử dụng các thông tin thao túng đời tư, dùng gây áp lực với người thân, bạn bè.
“Hiện tại, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính hợp pháp dường như chưa có các cách thức tiếp cận thuận lợi với nhu cầu vay ngắn hạn của khách hàng. Do vậy, nhiều người dân có nhu cầu phải sử dụng các dịch vụ sẵn sàng cung ứng.
Đó là nguyên cớ để có những tổ chức lừa đảo xuất phát từ việc cho vay xuất hiện. Tín dụng đen, các vấn đề lừa đảo thông qua hiện tượng vay tiền qua hình thức trực tuyến thời gian qua nổi lên rất nhức nhối, do đó chúng tôi cho rằng cần có giải pháp từ việc quản lý để người dân tránh bị lừa đảo”, luật sư Lê Cao nói thêm.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn

24/7
Thứ năm, 16/09/2021, 23:03 PM
Ba mức xử phạt nặng xe chở quá tải, tài xế cần biết

24/7
Thứ sáu, 17/09/2021, 00:19 AM
Sẽ thanh, kiểm tra việc cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp của công ty chứng khoán

24/7
Thứ sáu, 17/09/2021, 23:20 PM
TP Thủ Đức (TP.HCM): Lan toả yêu thương, hiến máu cứu người - "Sinh mệnh của bạn và tôi"

24/7
Thứ bảy, 18/09/2021, 04:20 AM
Phương tiện trốn trả phí qua trạm BOT bị phạt bao nhiêu tiền?

24/7
Thứ bảy, 18/09/2021, 05:03 AM
Đua xe trái phép có thể bị phạt đến 25 triệu đồng

24/7
Thứ bảy, 18/09/2021, 05:40 AM
Quảng Bình: Bắt giám đốc công ty kêu gọi đầu tư tài chính để lừa đảo

24/7
Chủ nhật, 19/09/2021, 00:13 AM
Vay tiền online trong mùa dịch, bị lừa hàng trăm triệu

24/7
Thứ hai, 20/09/2021, 02:48 AM
Sẽ hết cảnh chủ đầu tư ôm đất bỏ hoang?
Những tin cũ hơn

24/7
Thứ tư, 15/09/2021, 23:55 PM
WB: Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với kinh tế Việt Nam

24/7
Thứ tư, 15/09/2021, 22:48 PM
Quận 7 (TP.HCM): Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin khôi phục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn

24/7
Thứ tư, 15/09/2021, 04:10 AM
Công ty TNHH Nhân Đức Pharma Phạt bị “tuýt còi” và đình chỉ hoạt động 6 tháng

24/7
Thứ hai, 13/09/2021, 23:14 PM
Ngăn chặn thông tin thiếu kiểm chứng trên mạng xã hội

24/7
Thứ hai, 13/09/2021, 22:40 PM
Công an huyện Ea H’leo (Đắk Lắk): Trao gạo, mì tôm đến người dân bị ảnh hưởng dịch COVID – 19 tại tỉnh Bình Dương

24/7
Thứ hai, 13/09/2021, 00:46 AM
Lực lượng CSGT Bình Thuận phát hiện 15 người có cả trẻ em trong thùng xe đông lạnh “vượt chốt”

24/7
Thứ bảy, 11/09/2021, 03:44 AM
Hiện đại hoá quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế

24/7
Thứ bảy, 11/09/2021, 02:32 AM
Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi: Nhiều thay đổi tích cực
THƯƠNG HIỆU MẠNH


- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Cần phát triển thị trường bất động sản bền vững– Làm đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng
- Chi hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Hải Âu VAPA tổ chức triển lãm ảnh “Nón lá trong cuộc sống”
- Tổng kết, trao giải cuộc thi ảnh “Phật giáo Long Khánh và cuộc sống”
- TP.HCM :Tổng kết và phát động cuộc thi viết – cuộc thi ảnh nghệ thuật chủ đề “Hành trình 10 năm vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”
- Viện IMRIC – Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống đồng hành công tác chấm ảnh công khai Cuộc thi ảnh “Phật giáo và cuộc sống”
Đọc nhiều nhất
- Chủ tịch UBND huyện đầu tiên tại Việt Nam xin nghỉ việc vì chống dịch không hiệu quả
- Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM tổ chức Lễ Tổng kết Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP Hồ Chí Minh năm 2021
- Khánh Hoà: Sàn giao dịch “Đất Gốc” gặt hái nhiều thành tựu trong thị trường bất động sản bất chấp dịch Covid – 19
- Bức tranh tài chính của Meey Land trước ngày lên sàn UpCom
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Vì sao “dự án ma” vẫn len lỏi tồn tại – Đâu là biện pháp chế tài?
- Xuân Lộc (Đồng Nai): Tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới
- Bất động sản Đà Nẵng: Sẽ sôi động sau dịch
- Tiếp sức đội ngũ y tế tuyến đầu
- Giải mã hiện tượng chung cư TP. Hồ Chí Minh tăng giá
- Thanh Bạch - tôi vẫn vui với những tháng ngày