Vì sao tài xế công nghệ không được Ngân hàng hỗ trợ giảm lãi?
Lãnh đạo một ngân hàng thương mại ở Hà Nội cho biết hầu hết xe được ngân hàng thanh lý là tài sản đảm bảo khoản vay. Do khó khăn, khách hàng không thể trả nợ đúng hạn tiền gốc và lãi vay nên đã giao xe cho ngân hàng.

Vay tiêu dùng không được hỗ trợ
Nhiều tháng giãn cách để phòng chống dịch, xe công nghệ không được chạy, không có nguồn thu nhưng vẫn phải đóng gốc, lãi đều đặn khiến nhiều tài xế xe công nghệ kiệt quệ.
Sau khi cơn sốt cho vay tiền mua ôtô để chạy xe công nghệ rộ lên khoảng 7 năm trước, những năm gần đây nhiều ngân hàng vẫn đẩy mạnh cho vay mua ôtô vì lãi suất cho vay khá cao nhưng mục đích vay trên hồ sơ chủ yếu là cho vay tiêu dùng thay vì vay mua ôtô để chạy xe công nghệ.
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần tại TP.HCM cho biết ba năm nay ngân hàng chỉ cho vay dưới dạng cho vay tiêu dùng, tức người vay có thêm nguồn trả nợ khác từ lương vì cho vay chạy xe công nghệ rủi ro khá cao.
Vị này lý giải rằng trước đây xe ít nhu cầu nhiều, còn hiện nay số xe chạy dịch vụ tăng mạnh, doanh thu của tài xế không còn được như trước. Chưa kể, xe chạy dịch vụ thường là loại phổ thông, lại khai thác triệt để nên nếu ngân hàng có thu hồi thì cũng rất khó thanh lý.
Do cho vay với mục đích tiêu dùng nên nhiều ngân hàng cũng lấy lý do này từ chối giảm lãi hay cơ cấu cho người vay vì sử dụng không đúng mục đích.
Ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc
Ông Nguyễn Hoàng Minh - phó giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM - cho biết vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 14, theo đó các ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ phát sinh trước ngày 1-8-2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
Ngoài ra các ngân hàng cũng được cơ cấu lại các khoản phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23-1-2020 đến 30-6-2022.
Do vậy người vay nên đọc kỹ quy định của thông tư này, nếu thuộc diện theo quy định thì có thể làm đơn đề nghị gửi đến ngân hàng cho vay. Trường hợp bị từ chối, người vay có thể gửi đơn đến Ngân hàng Nhà nước.
Thông tư 14 chủ yếu quy định về khoảng thời gian các ngân hàng được cơ cấu nợ và không giới hạn cụ thể đối tượng, mục đích vay, do vậy sẽ tùy ở quyết định của các ngân hàng.
Ông Bùi Danh Liên - phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội - cho rằng trong lúc khó khăn do dịch COVID-19, ngân hàng cũng nên tính toán miễn, giảm lãi suất cho vay, giãn nợ như hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước để chia sẻ.
Dù sao nhiều ngân hàng vẫn có lợi nhuận với hàng trăm đến vài nghìn tỉ đồng trong 6 tháng qua, nên vì lợi ích chung của đất nước là cùng chung tay sớm đưa đất nước vượt qua đại dịch, khôi phục và phát triển kinh tế, ngân hàng nên giảm lãi suất cho vay, giãn nợ cho khách hàng, trong đó có các tài xế Grab đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Trường hợp không giảm được lãi suất cho vay thì ngân hàng cần giữ nguyên mức như cũ chứ không thể tăng vào lúc khách hàng bị kiệt quệ do dịch.
Các ứng dụng hỗ trợ gì cho tài xế trong mùa dịch?
Các ứng dụng có tung ra chính sách hỗ trợ cho tài xế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Grab và Be cho phép tài xế chuyển từ xe 4 bánh sang chạy xe 2 bánh để có thu nhập trong thời gian tạm dừng GrabCar và BeCar.
Trong đó, với tài xế từ ôtô sang chạy xe 2 bánh, Be có chương trình hỗ trợ đảm bảo doanh thu khoảng 5 triệu đồng/tháng, làm việc với các ngân hàng để giảm nợ các khoản vay của tài xế mua ôtô để chạy dịch vụ. Với tài xế chạy xe 4 bánh của Grab, chưa có thông tin của hãng về hỗ trợ những khoản vay cho tài xế.
Với tài xế xe 2 bánh Bee hỗ trợ khẩn cấp để giúp tài xế khó khăn, trong khu cách ly với ngân sách 3 - 10 triệu đồng/người. Grab hỗ trợ 100% khoản phí phạt hành chính, tối đa 2 triệu đồng/trường hợp nếu tài xế thực hiện đúng quy định giao nhận hàng nhưng vẫn bị phạt...
Một số tài xế phản ảnh rằng chưa được ngân hàng giảm lãi và cơ cấu nợ dù mấy tháng qua phải "treo xe", đại diện Grab cho biết:
Ngay khi dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam, từ tháng 4-2020, Grab đã đề xuất một số ngân hàng xem xét giãn nợ, giảm lãi suất cho đối tác GrabCar. Rất mong TP sớm khống chế được dịch, mở lại các hoạt động kinh tế, trong đó có các dịch vụ như GrabCar, GrabBike theo lộ trình đảm bảo an toàn.
Theo ghi nhận, những tháng gần đây lượng ô tô thanh lý của một số ngân hàng thương mại đã tăng lên đáng kể.
Đại diện lãnh đạo một ngân hàng thương mại ở Hà Nội cho biết hầu hết xe được ngân hàng thanh lý là tài sản đảm bảo khoản vay. Do khó khăn, khách hàng không thể trả nợ đúng hạn tiền gốc và lãi vay nên đã giao xe cho ngân hàng.
Việc này vô tình đẩy nhiều lao động vào tình cảnh lao đao sau dịch vì thất nghiệp, nền kinh tế vì đó sẽ chậm phục hồi.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn

Đời sống
Thứ bảy, 18/09/2021, 04:48 AM
Lan toả nghĩa tình “Xứ dừa” tại TP.HCM

Đời sống
Chủ nhật, 19/09/2021, 22:44 PM
25 địa phương tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh

Đời sống
Thứ hai, 20/09/2021, 03:43 AM
Những thuốc được dùng cho trẻ mắc Covid-19 điều trị tại nhà

Đời sống
Thứ hai, 20/09/2021, 05:25 AM
“30 điểm vẫn trượt đại học” hay là 3 điều đáng mừng trong giáo dục đào tạo?

Đời sống
Thứ ba, 21/09/2021, 23:10 PM
Dạy học trực tuyến: Giáo viên 'vừa chạy vừa xếp hàng'

Đời sống
Thứ năm, 23/09/2021, 22:55 PM
Lo học sinh trầm cảm vì học trực tuyến

Đời sống
Thứ bảy, 25/09/2021, 04:42 AM
Miễn Phí 100% Phí Test Nhanh Covid-19 Cho Các Đối Tượng Khi Đến Khám Và Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện
Những tin cũ hơn

Đời sống
Thứ sáu, 17/09/2021, 06:29 AM
Tiền Giang: Trao tặng 27 máy tính bảng cho học sinh huyện Châu Thành

Đời sống
Thứ sáu, 17/09/2021, 01:37 AM
Ca bệnh COVID-19 đặc biệt được điều trị khỏi

Đời sống
Thứ năm, 16/09/2021, 08:13 AM
Bệnh viện Quân y 175: Tổ chức Lễ tiễn 15 bác sĩ, kỹ thuật viên và tiếp nhận 20 học viên Trường Quân sự Quân Đoàn 4

Đời sống
Thứ năm, 16/09/2021, 06:24 AM
Trung tâm ISAI miền Trung – Tây Nguyên: Thắm đượm nghĩa tình nơi tuyến đầu chống dịch Covid – 19

Đời sống
Thứ tư, 15/09/2021, 23:25 PM
Triển khai nhiều sáng kiến trong việc hỗ trợ thanh niên lao động xuất khẩu bị ảnh hưởng của dịch COVID-19

Đời sống
Thứ tư, 15/09/2021, 07:06 AM
TP.HCM: Quỹ nhân ái áo dài phu nhân Châu Âu ủng hộ 125.024.000 VNĐ đến đội ngũ Y, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy

Đời sống
Chủ nhật, 12/09/2021, 22:20 PM
Hoàn thiện chính sách thuế hướng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp Việt Nam

Đời sống
Thứ bảy, 11/09/2021, 23:51 PM
Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát chặt việc giảm lãi suất
THƯƠNG HIỆU MẠNH


- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Cần phát triển thị trường bất động sản bền vững– Làm đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng
- Chi hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Hải Âu VAPA tổ chức triển lãm ảnh “Nón lá trong cuộc sống”
- Tổng kết, trao giải cuộc thi ảnh “Phật giáo Long Khánh và cuộc sống”
- TP.HCM :Tổng kết và phát động cuộc thi viết – cuộc thi ảnh nghệ thuật chủ đề “Hành trình 10 năm vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”
- Viện IMRIC – Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống đồng hành công tác chấm ảnh công khai Cuộc thi ảnh “Phật giáo và cuộc sống”
Đọc nhiều nhất
- Chủ tịch UBND huyện đầu tiên tại Việt Nam xin nghỉ việc vì chống dịch không hiệu quả
- Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM tổ chức Lễ Tổng kết Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP Hồ Chí Minh năm 2021
- Khánh Hoà: Sàn giao dịch “Đất Gốc” gặt hái nhiều thành tựu trong thị trường bất động sản bất chấp dịch Covid – 19
- Bức tranh tài chính của Meey Land trước ngày lên sàn UpCom
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Vì sao “dự án ma” vẫn len lỏi tồn tại – Đâu là biện pháp chế tài?
- Xuân Lộc (Đồng Nai): Tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới
- Bất động sản Đà Nẵng: Sẽ sôi động sau dịch
- Tiếp sức đội ngũ y tế tuyến đầu
- Giải mã hiện tượng chung cư TP. Hồ Chí Minh tăng giá
- Thanh Bạch - tôi vẫn vui với những tháng ngày