4 luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2023
Minh Son (T/h) |
Chủ nhật - 25/12/2022 21:56
Từ ngày 1-1-2023, bốn luật có hiệu lực gồm: Luật Điện ảnh; Luật Cảnh sát cơ động; Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Ngày 1-1-2023 đang đến gần. Đây cũng là thời điểm bốn luật mới chính thức có hiệu lực với nhiều thay đổi quan trọng.
Cảnh sát cơ động được mang vũ khí lên máy bay
Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ) 2022 được Quốc hội thông qua ngày 14-6-2022, thay thế cho Pháp lệnh CSCĐ. Luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của CSCĐ, xác định CSCĐ sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố.
Có thể nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả qua cổng dịch vụ công
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ bổ sung hình thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả nhằm tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện các thủ tục đăng ký…
Theo đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
Điều 10 của luật quy định bảy quyền hạn của CSCĐ, trong đó có một số quyền hạn mới so với pháp lệnh.
Cụ thể, CSCĐ sẽ được mang theo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụvào cảng hàng không, lên máy bay dân sự khi chống khủng bố, giải cứu con tin; trấn áp đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt CSCĐ cũng được áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; sử dụng máy bay do cấp có thẩm quyền huy động riêng cho CSCĐ để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.
Ngoài ra, CSCĐ được ngăn chặn, vô hiệu hóa máy bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của CSCĐ trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng.
Điều 8 của luật quy định nhiều hơn các hành vi bị cấm so với pháp lệnh như: Mua chuộc, hối lộ hoặc có hành vi ép buộc cán bộ, chiến sĩ CSCĐ làm trái với nhiệm vụ, quyền hạn được giao…
Có 21 ngày để từ chối tham gia bảo hiểm nhân thọ đã mua
Bắt đầu từ năm 2023, người tham gia bảo hiểm nhân thọ, sức khỏe cần lưu ý một số quy định quan trọng tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Đơn cử, đối với hai loại bảo hiểm nhân thọ (bảo hiểm tuổi thọ, tính mạng con người) và bảo hiểm sức khỏe thì với các hợp đồng có thời hạn trên một năm, trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm.
Khi đó hợp đồng bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ, bên mua bảo hiểm được hoàn phí đã đóng sau khi trừ đi chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Luật phân rõ các loại hợp đồng bảo hiểm tương ứng với các loại hình bảo hiểm; quy định rõ đối tượng được bảo hiểm, quyền lợi được bảo hiểm đối với từng loại hợp đồng bảo hiểm.
Luật này cũng quy định cụ thể về việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được vay để đầu tư, ủy thác đầu tư vào chứng khoán, kinh doanh bất động sản hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác.
Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng không được kinh doanh bất động sản, trừ một số trường hợp nhưmua, đầu tư, sở hữu bất động sản để phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ…
2 trường hợp phải dừng chiếu phim
Luật Điện ảnh năm 2022 thay thế Luật Điện ảnh năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh năm 2009.
Luật Điện ảnh 2022 bổ sung quy định về việc dừng phổ biến phim vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp; hoặc khi có vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh như: Vi phạm Hiến pháp, pháp luật; kích động chống đối hoặc phá hoại việc thi hành Hiến pháp, pháp luật; kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn…
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định dừng phổ biến phim là cơ quan cấp giấy phép phân loại phim, cơ quan tiếp nhận thông báo về nội dung, chương trình chiếu phim tại địa điểm chiếu phim công cộng hoặc cơ quan thanh tra theo quy định của Chính phủ.
Quyết định dừng phổ biến phim sẽ có các nội dung về lý do, thời điểm và thời hạn dừng phổ biến phim. Các tổ chức bị dừng phổ biến phim phải công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về vấn đềnày cũng như đảm bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân có liên quan.
QUỲNH LINH
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn

24/7
Thứ bảy, 31/12/2022, 03:54 AM
Bình Phước: Nhiều hoạt động thiết thực lan tỏa tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia

24/7
Thứ bảy, 14/01/2023, 04:39 AM
Việt Nam sẽ là quốc gia tăng trưởng kinh tế số mạnh trong ASEAN

24/7
Thứ hai, 16/01/2023, 01:33 AM
Hội Nhiếp ảnh TP.HCM tổ chức Lễ tổng kết công tác năm 2022, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023


24/7
Thứ năm, 19/01/2023, 06:34 AM
Sửa đổi nghị định về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
Những tin cũ hơn

24/7
Thứ bảy, 24/12/2022, 02:28 AM
Hội nghị báo chí toàn quốc - Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023

24/7
Thứ sáu, 23/12/2022, 03:13 AM
Tạp chí Nhà Quản lý tổng kết công tác năm 2022 – Triển khai phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2023

24/7
Thứ năm, 22/12/2022, 23:33 PM
Bốn nhiệm vụ trọng tâm của ngành khoa học và công nghệ

24/7
Thứ năm, 22/12/2022, 23:14 PM
Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên các phương thức truyền thông mới

24/7
Thứ tư, 21/12/2022, 05:22 AM
Cần Thơ: Phấn đấu đến năm 2030 hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thị trường khoa học công nghệ

24/7
Thứ bảy, 26/11/2022, 23:14 PM
Nhiều hoạt động mới lạ, cách tổ chức hay lần đầu tiên tại Lễ hội Nhiếp ảnh quốc tế ảnh 3D


24/7
Thứ năm, 24/11/2022, 20:41 PM
Viện IMRIC tổ chức gặp gỡ, thông tin các hoạt động đặc sắc đến các thí sinh cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Á – Âu 2022
THƯƠNG HIỆU MẠNH


- Bà Hồ Nhật Tú Trinh – Trưởng VP công chứng Hồ Nhật Tú Trinh thăm, làm việc với Viện IRLPIE, Viện IMRIC, TT TV pháp luật tại TP.HCM và Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam
- Bác sĩ Phan Hiệp Lợi – Giám đốc BV Thẩm mỹ Hiệp Lợi thăm, làm việc với Viện IMRIC, Viện IRLPIE và Tạp chí Nhiếp ảnh&Đời sống phía Nam
- TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Muốn đẩy lùi tín dụng đen - Cần truyền thông giúp người dân nắm bắt được danh sách các TCTD do NHNN cấp phép
- TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng IMRIC: “Cơ hội” để các nhà đầu tư cần tận dụng khi thị trường bất động sản hướng về nhu cầu ở thực
- TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Người dân và doanh nghiệp kỳ vọng về sửa Luật Đất đai
Đọc nhiều nhất
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Vì sao “dự án ma” vẫn len lỏi tồn tại – Đâu là biện pháp chế tài?
- Trường THCS Hoa Lư: Một trong những điểm sáng, lá cờ đầu ngành giáo dục tại TP. Thủ Đức
- Khánh Hoà: Sàn giao dịch “Đất Gốc” gặt hái nhiều thành tựu trong thị trường bất động sản bất chấp dịch Covid – 19
- Thanh Bạch - tôi vẫn vui với những tháng ngày
- “Đặc sản trái cây sấy - Chất lượng xứng tầm Hoa quả Việt” của Hồ Huy Food tại Cà Mau
- ĐIỀU TRỊ THUỐC CHỐNG ĐÔNG Ở BỆNH NHÂN BỊ COVID-19
- Phát huy vai trò kênh dẫn vốn quan trọng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- VIỆN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG – TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ (IMRIC) TỔ CHỨC GẶP MẶT ĐẦU XUÂN NHÂM DẦN 2022
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Chủ nợ có liên quan đến vụ “Công ty mua bán nợ” bị khởi tố, bắt giam?
- Hội Doanh nhân BIG8 TP.HCM chung tay giúp đở mảnh đời kém may mắn ở Quảng Bình