Tháng Bảy “Thắp lửa tri ân” – Góp phần chăm lo chất lượng đời sống người có công
Minh Sơn |
Thứ năm - 27/07/2023 00:12
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, trong suốt 76 năm qua, Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác "Đền ơn đáp nghĩa" đối với người có công với cách mạng và thân nhân.



Khẳng định rằng, hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi người có công không ngừng hoàn thiện và ngày càng tốt hơn. Chính sách ưu đãi người có công đầu tiên là Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/2/1947 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành quy định về hưu bổng thương tật, tiền tuất cho thân nhân tử sĩ. Từ năm 1947 đến nay, đã có hàng trăm văn bản được ban hành về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.



Trải qua 10 năm đi vào cuộc sống, Pháp lệnh Ưu đãi năm 1994 được rà soát, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế. Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Hiện nay, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn đã kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Ðảng về ưu đãi người có công với cách mạng qua các thời kỳ.

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Nông, UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách riêng hỗ trợ, động viên, chăm sóc người có công, nhờ đó đời sống của người có công ngày càng cải thiện. Chia sẻ về điều này, ông Hoàng Viết Nam - Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH) Đắk Nông cho biết được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của tỉnh đã được triển khai thực hiện hiệu quả, kịp thời và đầy đủ. Toàn tỉnh Đắk Nông hiện có 7.025 người có công đã được xác nhận. Trong đó, có 2.890 người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng, 875 thân nhân liệt sĩ hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ, 100% người có công với cách mạng và thân nhân được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định. Hàng năm, Sở LĐTB-XH tham mưu UBND tỉnh thành lập đoàn đi thăm, tặng quà Tết cho các đơn vị và gia đình chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày Thương binh - Liệt sĩ kịp thời. Địa phương không ngừng kiểm tra, rà soát không để sót đối tượng nhận quà trong các dịp lễ, tết.


Theo Ông Hoàng Viết Nam chia sẻ trong quá trình triển khai chính sách, chế độ, tỉnh Đắk Nông còn gặp một số khó khăn. Cụ thể, người có công tuổi cao, sức khỏe kém, mức trợ cấp ưu đãi còn thấp. Việc bố trí ngân sách địa phương đối ứng để đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ còn hạn chế. Ứng dụng công nghệ thông tin chưa đồng bộ giữa các địa phương, chưa đáp ứng được yêu cầu…Từ những khó khăn trên, Sở LĐTB-XH tỉnh Đắk Nông đã chủ động kiến nghị Bộ LĐTB-XH tiếp tục đề xuất Đảng, Nhà nước hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; nâng mức trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo đúng lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, mức trợ cấp xã hội. Đồng thời, Sở LĐTB-XH cũng góp ý vào việc xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng đồng bộ giữa các địa phương trên toàn quốc. Hướng dẫn quản lý các công trình ghi công liệt sĩ và sử dụng kinh phí hỗ trợ thực hiện xây mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; hướng dẫn công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Hàng năm, tỉnh đều xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động, kêu gọi nguồn lực từ các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa đối với người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở từ nguồn quỹ. 100% mẹ Việt Nam anh hùng được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhận phụng dưỡng suốt đời, với mức hỗ trợ hàng tháng từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Như vậy, phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa”, "Uống nước nhớ nguồn” đã được phát động và nhận được sự hưởng ứng, tham gia sôi nổi ở khắp các địa phương trong tỉnh. Với sự chung tay của cộng đồng, phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa” đã phát huy sức mạnh tổng hợp, không ngừng phát triển cả bề rộng, lẫn chiều sâu, trở thành công tác xã hội hóa, được đông đảo Nhân dân hưởng ứng, gắn với tình cảm tri ân và trách nhiệm đối với người có công, Ông Hoàng Viết Nam cho biết.

Cùng với đó, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, phong trào "Toàn dẫn chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", các quỹ "Ðền ơn đáp nghĩa", "Nghĩa tình đồng đội" ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình, hưởng ứng, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc. Qua đó, việc xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được quan tâm đầu tư; công tác tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ... được triển khai tích cực, có hiệu quả là minh chứng thuyết phục giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc.
Điển hình, tháng 7 là tháng truyền thống lịch sử, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/NÐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NÐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được nâng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng (tăng 26,5%) và được thực hiện từ ngày 1/7/2023, với ngân sách bảo đảm khoảng 33 nghìn tỷ đồng.

Cả nước đã vận động được hơn 13 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ hộ gia đình người có công xây dựng mới hơn 84 nghìn căn nhà và sửa chữa hơn 69 nghìn căn nhà tình nghĩa; trao gần 126 nghìn sổ tiết kiệm tặng gia đình chính sách với hơn 1.000 tỷ đồng và hỗ trợ một số trường hợp đặc biệt khó khăn; 2.988 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các tổ chức nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời...
Tương tự, tại tỉnh Bến Tre công tác “Đền ơn đáp nghĩa” trong thời gian qua luôn được quan tâm thực hiện. Qua đó, người có công, gia đình chính sách được thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước và các chính sách ưu đãi dành cho người có công của địa phương. Trên địa bàn tỉnh, có nhiều mô hình, việc làm thiết thực, hỗ trợ tốt hơn cả về vật chất lẫn tinh thần đối với người có công, gia đình chính sách. Theo ông Phạm Thanh Hùng - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre cho biết: “Đời sống vật chất, tinh thần của các đối tượng chính sách đã nâng lên đáng kể. Ngoài trợ cấp hàng tháng, các chế độ khác như: bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, quà lễ, tết được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Hiện các mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các đơn vị trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng đến cuối đời. Các gia đình chính sách khó khăn về nhà ở đã cơ bản được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa hoặc sửa chữa nhà ở”.

Bến Tre là địa phương giàu truyền thống cách mạng. Trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, tỉnh có số lượng lớn người tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Toàn tỉnh có 35.879 liệt sĩ, trong đó còn hơn 6.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt; có 146.064 người và gia đình có công với cách mạng, với gần 20 nghìn thương binh, bệnh binh; hơn 6.900 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 158 tập thể, 88 cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động.
Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, trong suốt những năm qua, các ngành, các cấp tỉnh Bến Tre luôn chú trọng đến việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người có công với cách mạng. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống, bồi đắp tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu, phát huy phẩm chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, xây dựng lực lượng vũ trang Tỉnh vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.Song song đó, công tác chăm lo đời sống người có công với cách mạng được tập trung thực hiện, giải quyết đúng, đủ, kịp thời trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho người có công. Nhất là tháng 7 - Tháng cao điểm Chiến dịch tổ chức triển khai rất nhiều hoạt động tri ân mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng gắn với giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, Ông Phạm Thanh Hùng cho hay.

Do đó, các địa phương, cơ quan chức năng đã xác định rõ thực trạng, nguyên nhân nghèo của các hộ có thành viên thuộc đối tượng người có công (NCC), đã có nhiều giải pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; hỗ trợ NCC và con em của họ khởi nghiệp, lập nghiệp thông qua chương trình giảm nghèo của Nhà nước, các địa phương, nhằm bảo đảm đời sống, điều kiện nhà ở của NCC thuộc hộ nghèo từng bước được nâng lên. Thấu đáo những việc làm trên, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống đã phối hợp vận động các tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp chung tay góp sức, xây dựng nhà tình nghĩa, cầu dân sinh ở các địa phương gần 1 tỷ đồng với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” nhằm góp phần nhỏ sự bày tỏ lòng tưởng nhớ và tri ân đến các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì bình yên và hạnh phúc của Nhân dân. Thắp nén tâm hương trên Đài tưởng niệm, mỗi người thầm nguyện cầu cho linh hồn các anh hùng liệt sĩ được siêu thoát, trở nên bất tử, để chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của quê hương, đất nước - đất nước mà họ đã phải đổi bằng xương, bằng máu để gìn giữ vẹn nguyên và tươi đẹp cho thế hệ mai sau.

Tin rằng, những hoạt động tri ân nghĩa tình, chính sách an sinh xã hội thiết thực nhất, nhằm thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước: Làm tốt công tác “đền ơn đáp nghĩa”, không để hộ người có công nào sống dưới mức sống trung bình của cả nước; thực hiện nghị quyết của Quốc hội cả nước không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn


24/7
Thứ sáu, 28/07/2023, 05:29 AM
Vĩnh Long: Cần làm rõ qui trình kê biên tài sản thi hành án




24/7
Thứ ba, 01/08/2023, 23:08 PM
Cần ưu đãi đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ

24/7
Thứ ba, 01/08/2023, 23:30 PM
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) công bố Quyết định thành lập Ban tư vấn pháp luật Y tế tư nhân

24/7
Thứ sáu, 04/08/2023, 00:21 AM
Trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông tiếp và làm việc với Trường Đại học Văn hóa TP. HCM
Những tin cũ hơn

24/7
Thứ tư, 26/07/2023, 22:36 PM
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Bình: Gặp mặt tri ân kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7

24/7
Thứ tư, 26/07/2023, 04:23 AM
Xây dựng văn hóa hợp tác để báo chí và doanh nghiệp "cùng thắng"


24/7
Chủ nhật, 23/07/2023, 21:56 PM
Tuổi trẻ VTV nhiều hoạt động tri ân ngày thương binh liệt sỹ 27/7


24/7
Thứ sáu, 21/07/2023, 04:37 AM
Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE tổ chức Hội nghị Giao ban công tác tháng 7 năm 2023

24/7
Thứ ba, 18/07/2023, 00:12 AM
An Giang: Bàn giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp tuần hoàn

24/7
Thứ năm, 13/07/2023, 00:34 AM
Viện IMRIC và Viện IRLIE giao ban chuẩn bị tổ chức Hội nghị sơ kết công tác - Triển khai nhiệm vụ năm 2023
THƯƠNG HIỆU MẠNH


- Ông Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, GĐ Trung tâm TTLCC: Cần có biện pháp chế tài triệt để, nếu xử phạt cho tồn tại liệu phòng cháy còn hiệu nghiệm?
- Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Sắp tổ chức Hội nghị khoa học “Pháp luật về kinh doanh bất động sản&Du lịch nông nghiệp 4.0” tại Đắk Lắk
- Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) sắp khai trương Chi nhánh 1 tại Đồng Nai: Nhịp cầu vươn xa – Kết Nối Thành Công
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Nâng chất văn hóa trong nhà trường - Góp phần xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh
- Phát triển công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn là đầu tư cho tương lai
Đọc nhiều nhất
- “Đặc sản trái cây sấy - Chất lượng xứng tầm Hoa quả Việt” của Hồ Huy Food tại Cà Mau
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Chủ nợ có liên quan đến vụ “Công ty mua bán nợ” bị khởi tố, bắt giam?
- Ông Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện IRLIE, PGĐ Trung tâm TTLCC dự kiến tham luận tổng quan các quy định pháp luật về huy động vốn cho doanh nghiệp tại toạ đàm ngày 16/06/2023
- ThS. Nhà báo Hồ Minh Sơn tiếp tục nhận giấy khen của Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống
- Nhà báo – Luật gia Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện IRLIE: Bạo lực gia đình – Vì đâu nên nỗi?
- DOANH NHÂN LÝ VĂN DŨNG (PHÓ BAN KHÁCH MỜI CLB DOANH NHÂN CHUYỂN ĐỔI SỐ IMRIC): TỰ TIN THỂ HIỆN BẢN LĨNH NGHỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- DOANH NHÂN LÊ MINH HẢI (CỐ VẤN CLB DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI SỐ IMRIC): HƯỚNG ĐẾN TẦM NHÌN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH SỐ
- ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE: Tham dự nâng bước thí sinh cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Á – Âu tại Dubai
- Viện IMRIC – Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 06 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2023
- TS Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE: Phòng, tránh gây nhiều hệ luỵ cho người tham gia - Đẩy mạnh tuyên truyền, nhận diện về bẫy đa cấp biến tướng