Về con đường "ổ voi" "cha chung không ai khóc" ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng: Lời hứa về sửa chữa con đường “ổ voi” liên xã gần kéo dài nửa thập kỷ (!)
Theo Hải Linh-Quang Nhân |
Thứ năm - 11/11/2021 23:02
Đơn của đại diện gần 600 hộ dân gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh, Tạp chí Người cao tuổi phản ánh con đường huyết mạch liên xã dài hơn 10 km, từ thị trấn Nam Ban qua xã Nam Hà, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà bị xuống cấp nghiêm trọng đã nhiều năm, ảnh hưởng đến việc đi lại, đời sống, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ông Vũ Đình Nhiễu, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi thị trấn Nam Ban cho biết: “Chúng tôi đã phản ánh qua nhiều đời cán bộ từ tỉnh xuống huyện, xã, thị trấn lắm rồi, nhưng hàng chục năm vẫn chưa được chính quyền các cấp quan tâm để ý sửa chữa, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân lắm. Con đường xuống cấp nghiêm trọng khiến cho giao thông qua lại gặp nhiều khó khăn, thương lái vào mua nông, lâm sản ép giá, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân”.




Ông Đặng Quang Hải, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Mê Linh cho biết: Phần vì do địa hình đồi dốc đặc thù của Tây Nguyên nên con đường càng bị xuống cấp trầm trọng. Về mùa mưa nước chảy như suối, lầy lội, ngập cục bộ từng đoạn dài. Các phương tiện giao thông qua đây không thể đi lại được, xe máy phải lắp thêm xích vào bánh xe mới hạn chế trơn trượt, té ngã; các cháu nhỏ đi học phải lội bộ, áo quần bết bùn đất, nhiều ngày mưa lớn các cháu phải nghỉ học; các xe tải vào đường này khi gặp trời mưa là phải nhờ xe đầu kéo ra, do vậy việc thu mua nông sản gặp nhiều khó khăn, thương lái ép giá hoặc phải trung chuyển nông sản ra bên ngoài nên chi phí rất cao. Về mùa nắng đường đất lại phủ một lớp bụi dày, mỗi lần xe chạy ngang qua là một luồng bụi bay mù mịt xa hàng trăm mét vào các hộ dân ven đường và cây trồng gây thiệt hại hàng tỷ đồng mỗi năm. Dù đóng cửa suốt ngày đêm nhưng về mùa khô không chịu nổi bụi đất, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày.
“Buồn nhiều lắm, thương các cháu bé đi học, mùa mưa thì trơn trượt, nhiều cháu đi học còn bị ngã bẩn hết cả quần áo. Đường đi như thế này cực khổ lắm. Nắng thì bụi bay mù mịt. Mưa thì trơn trượt, lấm lem. Không hiểu sao chính quyền các cấp không cho cải tạo, sửa chữa hay làm con đường mới để người dân bớt khổ? Hàng chục lần tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp qua các nhiệm kỳ đều trả lời chuẩn bị làm đường nhựa, vẫn những câu trả lời chung chung hết lần này tới lần khác. Chúng tôi đến giờ không còn sức để đợi chờ”, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Mê Linh bức xúc.

"Con đường dài chỉ hơn 10 km, nhưng lại đi qua 3 xã, theo tôi được biết đây có lẽ là con đường đất đỏ duy nhất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Phải chăng vì đi qua 3 xã, “cha chung không ai khóc” nên hàng chục năm qua không cơ quan nào chịu làm hoặc báo cáo lên các cấp cao hơn? Người dân chúng tôi ở đây khổ lắm nắng thị bụi, mưa thì trơn trượt. Nhiều năm qua, người dân chúng tôi cũng phản ánh nhiều lắm, cũng gửi đơn lên nhiều đời lãnh đạo cấp huyện, cấp tỉnh, cũng họp bàn nhưng rồi vẫn đâu vào đấy, đường vẫn hư, dân vẫn khổ", Ông Vũ Đình Nhiễu, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi thị trấn Nam Ban bức xúc.

Lời hứa sẽ nhanh chóng sửa chữa tạm?
Tạp chí Người cao tuổi đã gửi công văn phản ánh đến UBND tỉnh Lâm Đồng, UBND huyện Lâm Hà. Ngày 20/5/2021, Tạp chí NCT nhận được công văn phúc đáp trả lời thông tin liên quan đến việc cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông liên xã từ thị trấn Nam Ban đi thôn Buôn Chuối, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà.
Theo Công văn số 831/UBND-TCKH ngày 20/5/2021 của Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà, tuyến đường giao thông liên xã từ thị trấn Nam Ban đi thôn Buôn Chuối, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà, giao cho Ban Quản lý dự án ODA Lâm Đồng làm chủ đầu tư tại Quyết định số 993/QĐ-UBND ngày 16/5/2016. Đến ngày 25/2/2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 358/QĐ-UBND giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư, tiếp tục triển khai thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, dự án xây dựng tuyến đường liên xã trên có chiều dài khoảng 10,5 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, nguồn vốn vay từ ODA của Chính phủ Nhật Bản. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, Bộ Xây dựng đã thẩm định xong và đang tiếp tục thực hiện đàm phán, ký kết để triển khai thực hiện theo lộ trình, dự kiến dự án sẽ khởi công trong năm 2022.
“Chúng tôi những người cao tuổi sống gần hết cuộc đời nơi đây chỉ mong nhìn thấy con đường liên xã này được đổi mới, chúng tôi được đi tập thể dục vào mỗi buổi sáng chiều, các cháu bé đi học cũng đỡ khổ, cuộc sống người dân nơi đây được cải thiện, không bị thương lái ép giá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho cả 3 xã. Người cao tuổi chúng tôi đã mỏi mòn chờ đợi con đường gần nửa thập kỷ qua".- Ý kiến của một người cao tuổi xã Mê Linh.
Để đảm bảo thuận lợi cho người dân lưu thông trên tuyến đường nêu trên trong thời gian chờ nguồn vốn ODA, UBND huyện Lâm Hà đã chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan liên quan kiểm tra, đề xuất sửa chữa tạm thời tuyến đường liên 3 xã. (https://ngaymoionline.com.vn/se-nhanh-chong-sua-chua-tam-tuyen-duong-tren-24344.html). Tuy nhiên, cho đến nay, sau gần 6 tháng lời hứa vẫn chỉ là lời hứa?
Trước đó, ngày 23/3/2021, Tạp chí Ngày mới online đã đăng bài: "Lâm đồng: Con đường “ổ voi” cha chung không ai khóc?" (https://ngaymoionline.com.vn/lam-dong-con-duong-o-voi-cha-chung-khong-ai-khoc-22721.html) với nội dung: Hàng chục năm qua, gần 9 km đường liên xã chạy từ thị trấn Nam Ban qua xã Nam Hà, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà là tuyến huyết mạch kết nối các thôn dân cư phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế ở địa phương bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
Tạp chí Ngày mới online, Tạp chí Người cao tuổi, rất mong các cơ quan chức năng của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng sớm quan tâm đầu tư mới tuyến đường hoặc triển khai phương án tu bổ, sửa chữa tuyến đường liên 3 xã từ thị trấn Nam Ban qua xã Nam Hà, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn

24/7
Thứ sáu, 12/11/2021, 22:13 PM
Công an Hà Nội cảnh báo những chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản thời 4.0


24/7
Chủ nhật, 14/11/2021, 23:04 PM
TP. Hồ Chí Minh điều chỉnh quy hoạch thêm đất nông nghiệp

24/7
Thứ hai, 15/11/2021, 03:20 AM
Cảnh giác với các đầu số điện thoại lừa đảo nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

24/7
Thứ bảy, 20/11/2021, 02:58 AM
Viện IVRMIC: Khởi công xây dựng cầu giao thông nông thôn “Nhịp cầu nối đôi bờ vui” xã Hội Thành - xã Tân Bình (Bến Tre)

24/7
Thứ bảy, 20/11/2021, 05:00 AM
Phú Quốc thí điểm đón khách quốc tế bằng hộ chiếu vắc-xin

24/7
Chủ nhật, 21/11/2021, 02:30 AM
Cần giải quyết triệt để tình trạng mua bán, chiếm đoạt trái phép thông tin cá nhân
Những tin cũ hơn

24/7
Chủ nhật, 07/11/2021, 02:08 AM
Vĩnh Cửu (Đồng Nai): Phát huy vai trò của chính quyền tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng NTM

24/7
Thứ sáu, 05/11/2021, 21:32 PM
TP Thủ Đức tri ân lực lượng vũ trang hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19

24/7
Thứ sáu, 05/11/2021, 19:27 PM
Xuân Lộc (Đồng Nai): Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất tiêm vắc xin cho trẻ em từ 15 đến 17 tuổi

24/7
Thứ năm, 04/11/2021, 02:45 AM
Kiên Giang nâng cấp độ dịch, hạn chế ra đường sau 19 giờ

24/7
Thứ tư, 03/11/2021, 22:37 PM
COVAX quyết định phân bổ thêm hơn 9 triệu liều vaccine cho Việt Nam

24/7
Thứ ba, 02/11/2021, 21:14 PM
Cảnh báo nguy cơ ma túy xâm nhập vào trường học

24/7
Thứ ba, 02/11/2021, 04:17 AM
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo từ cuộc gọi lạ đầu số nước ngoài

24/7
Thứ hai, 01/11/2021, 22:20 PM
Đồng Tháp: Hiệu trưởng phê hạn chế khiến dân mạng phì cười
THƯƠNG HIỆU MẠNH


- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Cơ hội và thách thức đối với cà phê Việt tại thị trường Trung Quốc và Ấn Độ
- Viện IMRIC - trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau: Chuẩn bị tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác và toạ đàm “Hành trang vào đời”
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Thị trường gia vị và hương liệu Việt giá trị 19 tỷ đô la - Liệu có thua trên sân nhà?
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Ngành du lịch đẩy nhanh tốc độ phục hồi – Nghiên cứu thị trường sớm ứng dụng những dịch vụ mới
- Phục hồi kinh tế nhưng vẫn phải kiềm chế lạm phát
Đọc nhiều nhất
- Chủ tịch UBND huyện đầu tiên tại Việt Nam xin nghỉ việc vì chống dịch không hiệu quả
- Cần Thơ: Nhiều hệ luỵ khôn lường khi “tín dụng đen” núp bóng nhân viên ngân hàng
- Vì sao công ty TNHH Sanlim bán phế liệu được phép chuyên chở quá khổ thành thùng cho phép của xe?
- Cần nghiên cứu, nhân rộng mô hình Tổ dân phòng tự quản trước ảnh hưởng của dịch Covid - 19
- Ngành thủy sản Việt Nam đang dần chiếm ưu thế với người Mỹ
- Bệnh viện răng hàm mặt Sài Gòn chính thức khai trương chi nhánh mới
- Trước diễn biến dịch Covid – 19: Nhiều công ty Du lịch – lữ hành “tiên phong” chọn lối đi riêng
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐẮK NÔNG LINH HOẠT TỔ CHỨC NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU ĐỊA PHƯƠNG
- Ra mắt ký sự về biển Đông “Đất nước nhìn từ biển” dài 200 tập
- Đồng Tháp: Hiệu trưởng phê hạn chế khiến dân mạng phì cười