Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Thạo: Người “thổi hồn” vào gỗ, đam mê chế tác phục vụ Đạo pháp
Minh Phương |
Thứ ba - 23/11/2021 01:54
Khác với một vẻ bề ngoài đầy gai góc nhưng thẳm sâu trong tâm hồn anh lại là một con người đã và đang hướng đến những giá trị của “chân, thiện, mỹ”, nguyện quỳ dưới chân Phật. Đó là ấn tượng đầu tiên sau khi tôi tiếp xúc với anh - Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Thạo, chủ cơ sở điêu khắc gỗ Thiên Phú Thạo (địa chỉ 69/5K đường Nhà Vuông, X. Trung Chánh, H. Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh). Vì vậy, những tác phẩm Phật pháp chế tác từ gỗ đến từ bàn tay của anh luôn mang một sự rất khác, rất thần, rất hồn.

Trong cuộc sống, hầu hết những người thành đạt đều trải qua những khó khăn, sai lầm và thất bại. Thếnhưng, với những nhiêu khê mà họ đã trải qua đó sẽ nhiều hơn với người bình thường. Tuy nhiên, họ luôn biết vươn lên, quyết tâm, kiên trì theo đuổi mục tiêu mà mình đã chọn. Với nghệ nhân Nguyễn Hữu Thạo, ở cái tuổi gần 50, sau những thất bại, một thời ngang dọc của tuổi trẻ, giờ đây có lẽ anh đã thành công. Thành công với cái nghề mình đã chọn, được chọn. Thành công được biết đến, thành công được công nhận. Có lẽ với anh, điều thành công nhất đó là anh đã tìm ra được mục đích, lý tưởng của mình, khi được cống hiến tài năng, được phụng sự cho Đức Phật.
Với nhiều người, thì mình chọn nghề, còn với anh Thạo, có lẽ là nghề chọn người. Bởi khi còn nhỏ, anh đã có thiên phú và đam mê với lĩnh vực chế tác, điêu khắc gỗ. Vì vậy, khi còn là chàng sinh viên của trường Cao Đẳng Nghề Hà Nam Ninh, anh đã xuất sắc dành bằng đỏ, tốt nghiệp loại xuất sắc. Được nhà trường giữ lại làm giáo viên. Nhưng với bản tính thích phiêu lưu khám phá, đam mê những chân trời mới, anh đã từ chối.
Năm 1989, bước chân vào Sài Gòn, khi đi anh mang theo bao nhiêu khát vọng, thì Sài Gòn làm anh thất vọng bấy nhiêu. Từng ngủ gầm cầu, từng làm đủ việc để kiếm kế sinh nhai. Từng ở ranh giới giữa trắng và đen. Trải qua những tháng ngày đầy thăng trầm, được mất, mất được đó đã nuôi dưỡng lên anh một con người với vẻ bề ngoài đầy gai góc, bụi bặm.
Khi bắt đầu “mỏi gối chùn chân”, năm 1995 - 1996, anh bắt đầu tìm cho mình một hướng đi khác, nói đúng hơn là tìm về lại với cái nghề thiên phú của mình, nghề chế tác tượng. Đa số những xưởng chế tác gỗ ở Sài Gòn đều có bóng dáng anh ít nhiều. Vừa học vừa làm, anh luyện cho đôi tay của mình thành thạo với từng đường nét uốn lượn, luyện cho trí óc của mình nhạy cảm với cái đẹp, cái mới.
Sáng tạo nhưng không quên đi nguồn gốc cũ, mỗi bức tượng anh làm ra đều mang một nét riêng mà mỗi khi nhìn ngắm, người ta bị thu hút bởi cái thần mà anh truyền vào mỗi bức tượng. Vì vậy, sau khi gom gót được ít vốn liếng và đủ kiến thức, anh mở nhà xưởng để tự mình làm chủ. Nhưng đã là nghệ nhân, thì sẽ mang tâm hồn nghệ sỹ. Vì vậy, với việc kinh doanh, anh còn thiếu nhiều kinh nghiệm, sau 3 lần thất bại, anh lại tìm cách đứng lên lại bằng đôi chân kiên cường và đôi tay mềm dẻo của mình.
Thành công đến với anh khi những bức tượng Công giáo của anh tại các nhà thờ, Thánh địa Công giáo nổi tiếng được nhiều người biết đến. Người ta nhìn ngắm những bức tượng anh chế tác ra không biết chán bởi cái thần, cái hồn mà anh truyền vào mỗi bức tượng đó. Có thể nói tới như những tác phẩm đạt giải được trưng bày tại Trung tâm hành hương Nhà thờ Cha Trương Bửu Diệp tỉnh Bạc Liêu, và công trình tượng Đức Mẹ đạt giải Tinh hoa Làng nghề trưng bày tại Thánh Địa La Vang...
Bắt đầu được biết đến, nhưng người ta chỉ biết đến anh là một nghệ nhân chế tác gỗ tài năng. Và như một sắp đặt trước của số phận, khi cơ duyên đến, anh tìm ra được lý tưởng, mục đích mà mình cần hướng đến. Đó là khi chế tác ra những bức tượng Phật. Để có được một bức tượng làm lay động người, anh phải hiểu được ý nghĩa sâu bên trong, ý nghĩa của Phật pháp. Trong quá trình chế tác đó, anh bị cảm hóa, rũ bỏ hết mọi thứ, quy y dưới chân Phật để đi tìm những giá trị của “chân, thiện, mỹ”.

Nói một chút về lựa chọn này của mình, anh Thạo giãi bày: “Khi tìm hiểu về Phật pháp, anh tìm thấy chữ tâm, chữ nghĩa, chữ thương. Đó là những chữ mà bấy lâu nay tận tâm can mình, anh nghĩ mình có nhưng không biết cách nào “lấy ra”. Khi gặp người thầy của mình là Sư phụ Thích Chí Giác Thông - Phó ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM, anh mới hiểu được và tìm ra được. Từ đó, anh xuống tóc quy y với Pháp danh Pháp Tâm”.
Cũng từ đó, những bức tượng Phật được anh chế tác ra luôn ẩn chứa sâu bên trong một cái hồn, cái thần mà khi nhìn ngắm, người ta bị lôi cuốn, bị say mê. Bởi khi chế tác, anh không chỉ lấy tâm thế của một nghệ nhân, mà còn là tâm thế của một người con cửa Phật. Anh gần như đã gửi trọn tấm lòng của mình vào đó. Dạo 1 vòng trên website thienphuthao.com hoặc trang cá nhân (0366. 000.666) của anh, có thể thấy cái thần mà anh truyền vào mỗi bức tượng làm khó ai có thể thôi ngắm sau 1 lần. Từ khuôn mặt, thân thái, y phục của mỗi bức tượng đều có một nét rất riêng. Tạo nên một vị Phật, một vị Bồ tát có sự hài hòa và nét đẹp thanh nhã mang tính nghệ thuật và giá trị văn hóa Việt. Tạo cho Phật tử và khách thập phương khi chiêm bái, đảnh lễ đều mang một sự hoan hỉ, rủ bỏ ưu phiền, thanh thản.
Tay nghề đã được khách hàng và cộng đồng đón nhận, giá trị cốt lõi làm người được anh tìm ra khi chế tác những bức tượng Phật và tìm về với Phật pháp. Có lẽ với mỗi đời người, anh được xem là thành công. Nhưng có lẽ sau bao nhiêu thăng trầm với cái nghề mà anh được thiên phú đó, được công nhận mới là trái ngọt mà anh tự hào nhất. Với tâm niệm nghệ thuật là một cải cách, những tác phẩm phải có sự sáng tạo, phá cách trên những truyền thống nhưng không mất đi sự tự tại, an nhiên. Vì vậy trong cuộc đời làm nghề, anh liên tục có những tác phẩm đạt giải cao. Rồi năm 2012, anh được Hiệp Hội Làng Nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân. Tiếp đến là Ủy viên Trung ương BCH Hiệp Hội Làng Nghề Việt Nam và Chủ nhiệm Câu lạc bộ nghệ nhân phía Nam.
Tiếng lành đồn xa, tài năng vượt biên giới, hiện nay, cơ sở điêu khắc Thiên Phú Thạo của anh là một trong những địa chỉ được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Những tác phẩm điêu khắc, chế tác từ gỗ, đặc biệt là tượng Phật pháp do cơ sở anh chế tác được các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Australia, Hàn Quốc ... rất mến chuộng.

Không chỉ là một con người tài năng, một lòng hướng đạo, nghệ nhân Nguyễn Hữu Thạo còn là một người có tấm lòng. Việc tìm ra mối tương quan giữa Đời và Đạo không chỉ giúp anh tìm ra bản ngã mà mình cần hướng tới, mà còn chìa khóa để anh mở ra tương lai của rất nhiều cuộc đời khó khăn, bất hạnh khác.
“Còn nữa”...
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn


Chân dung
Thứ bảy, 27/11/2021, 05:31 AM
CEO TAB Võ Thị Thùy Trang: “Niềm tin chất lượng là thước đo thành công cho thương hiệu”

Chân dung
Thứ ba, 30/11/2021, 23:44 PM
Khi người trẻ cổ động chống dịch qua những chiếc bánh ngộ nghĩnh

Chân dung
Thứ tư, 01/12/2021, 22:02 PM
Đỗ Thị Thủy con nhà lính bén duyên với ngành bảo hiểm

Chân dung
Thứ hai, 06/12/2021, 03:30 AM
Chuyên gia trang điểm Trang Pháp: “Phù thủy make up” đứng sau ngày hạnh phúc của hàng nghìn nàng dâu.

Chân dung
Thứ tư, 08/12/2021, 19:55 PM
Người đàn ông Thái Lan 53 lần hiến máu cứu người

Chân dung
Thứ tư, 08/12/2021, 21:17 PM
Đại đức Thích Minh Phú và hành trình trao tặng hơn 1,8 triệu phần cơm trong mùa dịch

Chân dung
Thứ tư, 22/12/2021, 04:05 AM
Bảo vệ chợ Thạch Trụ bắt quả tang đôi vợ chồng trộm cắp
Những tin cũ hơn

Chân dung
Thứ bảy, 20/11/2021, 02:27 AM
Nhà giáo, ảo thuật gia Minh Triết: Trải lòng nghề và nghiệp

Chân dung
Thứ bảy, 20/11/2021, 01:49 AM
Cựu tuyển thủ quốc gia Tài Em tái xuất trên sân phủi Long An


Chân dung
Thứ sáu, 12/11/2021, 02:42 AM
Ông Bùi Quang Cương được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Tổng giám đốc TPbank

Chân dung
Thứ sáu, 12/11/2021, 02:04 AM
Anh xe ôm khởi nghiệp, công ty kiếm 10 tỷ/năm: 'Tiếc cho các bạn định gắn bó với nghề shipper'

Chân dung
Thứ năm, 11/11/2021, 04:23 AM
Ánh Vân cô gái gốc miền Trung đam mê thời trang từ nhỏ

Chân dung
Thứ tư, 03/11/2021, 04:41 AM
Ông Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA: Thăm và làm việc với Tập đoàn DABACO

Chân dung
Thứ sáu, 29/10/2021, 23:00 PM
NSNA. Hoàng An – Phóng viên Tạp chí Nhiếp ảnh&Đời sống đoạt giải báo chí quốc gia lần thứ XV năm 2020
THƯƠNG HIỆU MẠNH


- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Cơ hội và thách thức đối với cà phê Việt tại thị trường Trung Quốc và Ấn Độ
- Viện IMRIC - trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau: Chuẩn bị tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác và toạ đàm “Hành trang vào đời”
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Thị trường gia vị và hương liệu Việt giá trị 19 tỷ đô la - Liệu có thua trên sân nhà?
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Ngành du lịch đẩy nhanh tốc độ phục hồi – Nghiên cứu thị trường sớm ứng dụng những dịch vụ mới
- Phục hồi kinh tế nhưng vẫn phải kiềm chế lạm phát
Đọc nhiều nhất
- Chủ tịch UBND huyện đầu tiên tại Việt Nam xin nghỉ việc vì chống dịch không hiệu quả
- Cần Thơ: Nhiều hệ luỵ khôn lường khi “tín dụng đen” núp bóng nhân viên ngân hàng
- Vì sao công ty TNHH Sanlim bán phế liệu được phép chuyên chở quá khổ thành thùng cho phép của xe?
- Cần nghiên cứu, nhân rộng mô hình Tổ dân phòng tự quản trước ảnh hưởng của dịch Covid - 19
- Ngành thủy sản Việt Nam đang dần chiếm ưu thế với người Mỹ
- Bệnh viện răng hàm mặt Sài Gòn chính thức khai trương chi nhánh mới
- Trước diễn biến dịch Covid – 19: Nhiều công ty Du lịch – lữ hành “tiên phong” chọn lối đi riêng
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐẮK NÔNG LINH HOẠT TỔ CHỨC NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU ĐỊA PHƯƠNG
- Ra mắt ký sự về biển Đông “Đất nước nhìn từ biển” dài 200 tập
- Đồng Tháp: Hiệu trưởng phê hạn chế khiến dân mạng phì cười