Phục hồi kinh tế nhưng vẫn phải kiềm chế lạm phát
Thùy Linh |
Thứ năm - 05/05/2022 23:08
Theo chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp (Bộ Công thương), mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2022 có thể thực hiện được nếu phát huy được các điểm thuận lợi và hạn chế các điểm bất lợi tác động lên công tác này.

Năm 2022, Quốc hội đã đề ra mục tiêu giữ CPI bình quân khoảng 4%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đang có nhiều yếu tố bất lợi tác động lên mục tiêu này. Xin ông phân tích cụ thể những yếu tố này?
Căn cứ vào diễn biến kinh tế, chính trị thế giới cũng như trong nước có thể thấy có nhiều điểm bất lợi tác động lên CPI của năm nay.
Thời gian qua, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine tạo một cú sốc khiến giá các loại hàng hóa trên thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng. Tại Việt Nam, giá xăng dầu cũng tăng cao và dự báo tác động tới lạm phát. Nhiều mặt hàng quan trọng khác như giá lương thực, phân bón, giá chi phí vận tải tăng rất mạnh. Thông thương quốc tế bị gián đoạn do các cảng biển đóng cửa, từ đây đẩy chi phí vận chuyển, sản xuất lên rất cao.
Cùng với đó, hiện giá hàng hoá nguyên liệu trên thế giới tăng do kinh tế thế giới phục hồi. Năm nay cơ bản các nước mở cửa mạnh, giá theo đà tăng của năm 2021 sẽ leo cao trong năm 2022.
Đáng chú ý, ở trong nước, những gói kích cầu kinh tế, những chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ dẫn đến kinh tế có điều kiện phục hồi sau 1 năm bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, sau khi những gói này được ban hành, nếu như không có các biện pháp kiểm soát hiệu quả do lượng tiền lớn được cung ứng ra thì sẽ tác động lớn tới lạm phát.
Bên cạnh những yếu tố tiêu cực trên, những yếu tố tích cực nào có thể giúp công tác kiểm soát lạm phát năm 2022 của nước ta đạt được mục tiêu đề ra không, thưa ông?
Ở mặt thuận lợi, trong mấy năm qua, lạm phát của Việt Nam đều ở mức thấp là dưới 4%. Đặc biệt 2 năm 2020 và 2021, lạm phát rất thấp do ảnh hưởng của đại dịch Covid–19. Cầu tiêu dùng trong nước xuống thấp, thể hiện qua chỉ số tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Trong năm 2020, chỉ số này âm, còn năm 2021, chỉ số này ở mức dương rất thấp. Còn các năm khác, chỉ số này nếu tính cả yếu tố giá đều dao động quanh 10%. Điều này khiến cho hai năm vừa qua lạm phát thấp do cầu thấp, giá không thể tăng được.
Bên cạnh đó, thời gian qua, Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý đã triển khai rất hiệu quả các biện pháp kiềm chế lạm phát. Chúng ta cũng đã đảm bảo nguồn cung hàng hoá, không để xảy ra tình trạng khan hàng khiến đẩy giá lên cao.
Theo ông, mục tiêu Quốc hội đã đề ra giữ CPI bình quân khoảng 4% liệu có khả thi? Cần có những giải pháp cụ thể nào cho công tác này?
Mục tiêu kiềm chế lạm phát 4% vẫn có khả năng thực hiện được nếu như chúng ta phát huy được các điểm thuận lợi và hạn chế điểm bất lợi. Chúng ta có thể đạt được chỉ tiêu giữ CPI bình quân khoảng 4% trong khi các nước lạm phát đã quay trở lại.
Nếu như lạm phát tăng sẽ khiến cho quá trình phục hồi kinh tế bị ảnh hưởng nặng thì chúng ta phải thực hiện tốt 2 nhiệm vụ là phục hồi kinh tế nhưng vẫn phải kiềm chế lạm phát.
Còn về giải pháp dài hạn giúp kiềm chế lạm phát một cách bền vững, thời gian tới, chúng ta phải tiếp tục chuyển đổi mô hình từ tăng trưởng theo chiều rộng (chủ yếu dựa trên các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, tài nguyên) sang tăng trưởng theo chiều sâu (dựa trên đổi mới sáng tạo, năng suất lao động cao, trình độ khoa học - công nghệ cao). Có như vậy, nền kinh tế mới hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giảm áp lực lạm phát, mặc dù giải pháp dài hạn bao giờ cũng khó và ít được chú ý.
Xin cảm ơn ông!
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn

Chân dung
Thứ năm, 12/05/2022, 04:39 AM
Doanh nhân Tô Thanh Hiệp – CEO Cty Vàng Sacombank – SBJ: Người mở lối tiên phong kết nối và thành công

Chân dung
Thứ ba, 17/05/2022, 01:58 AM
Bùi Văn Hải – Từ võ sĩ đến giấc mơ đạo diễn phim

Chân dung
Thứ sáu, 20/05/2022, 18:17 PM
Nhạc sĩ Trái tim bên lề Khải Tuấn về VN hát live show mini

Chân dung
Chủ nhật, 05/06/2022, 19:10 PM
Tuổi thơ của Quyền Linh, Lý Hùng, Hồng Tơ...

Chân dung
Thứ tư, 15/06/2022, 23:48 PM
CÔNG BỐ TỔ CHỨC NGÀY QUỐC TẾ YOGA LẦN THỨ 8 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chân dung
Thứ sáu, 17/06/2022, 19:04 PM
TRƯỜNG SA - NHÀ GIÀN QUA ỐNG KÍNH NHIẾP ẢNH CỦA ĐẠI TÁ, NSNA ĐOÀN HOÀI TRUNG (CHỦ TỊCH HỘI NHIẾP ẢNH TP.HCM)
Những tin cũ hơn

Chân dung
Thứ tư, 04/05/2022, 05:54 AM
Nhạc sĩ Phạm Hữu Tâm ra mắt phòng thu tại Mỹ

Chân dung
Thứ tư, 27/04/2022, 23:48 PM
Quỳnh Ánh - Nổi bật giữa cuộc thi Hoa hậu du lịch

Chân dung
Thứ sáu, 22/04/2022, 03:27 AM
Hội Nhiếp ảnh TP.HCM: Tổ chức khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Lòng mẹ” của tác giả Thành Xuân Anh

Chân dung
Chủ nhật, 10/04/2022, 23:46 PM
Đong đầy cảm xúc về công tác thiện nguyện của DV – Hoa hậu Phương Ngân cùng các đồng nghiệp

Chân dung
Thứ sáu, 08/04/2022, 04:44 AM
Bình Phước: Bí thư Tỉnh Đoàn được điều động sang vị trí mới

Chân dung
Thứ bảy, 02/04/2022, 18:53 PM
Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam toàn cầu – Angie Thúy Anh Ngô: “Mẹ là người truyền cảm hứng cho tôi!”

Chân dung
Thứ bảy, 26/03/2022, 17:59 PM
Chuyện “Nick Vujicic Việt Nam” truyền khát vọng vươn lên cho lớp trẻ

Chân dung
Thứ năm, 24/03/2022, 23:44 PM
Nhiều chương trình đặc sắc tại Gala dạ tiệc Hoa hậu Việt Nam toàn cầu lần thứ 16
THƯƠNG HIỆU MẠNH


- Ông Hồ Minh Sơn – GĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Có thể khởi tố vụ án hình sự để xử lý đối hành vi hành hung người làm báo đang tác nghiệp - Hứa thưởng miệng rồi không trả thưởng, trắng tay vì chơi hụi xử lý ra sao?
- Ông Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện IRLIE, PGĐ Trung tâm TTLCC dự kiến tham luận tổng quan các quy định pháp luật về huy động vốn cho doanh nghiệp tại toạ đàm ngày 16/06/2023
- Ông Hồ Minh Sơn – GIám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tham luận về giải pháp huy động vốn trong bối cảnh phục hồi và phát triển tại toạ đàm ngày 16/06/2023
- Ông Lê Xuân Thăng - Cố vấn Viện IMRIC – Viện IRLIE tham luận tại toạ đàm “Đối thoại chuyên sâu tư vấn, giải đáp vướng mắc pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)” 2023
- Bà Nguyễn Thị Huyền – Giám đốc Chi nhánh miền Bắc Viện IMRIC: Cần định danh mô hình bất động sản du lịch nhằm khơi thông bất động sản du lịch nông nghiệp
Đọc nhiều nhất
- Trường THCS Hoa Lư: Một trong những điểm sáng, lá cờ đầu ngành giáo dục tại TP. Thủ Đức
- “Đặc sản trái cây sấy - Chất lượng xứng tầm Hoa quả Việt” của Hồ Huy Food tại Cà Mau
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Chủ nợ có liên quan đến vụ “Công ty mua bán nợ” bị khởi tố, bắt giam?
- Hội Doanh nhân BIG8 TP.HCM chung tay giúp đở mảnh đời kém may mắn ở Quảng Bình
- Vì sao nhiều ngân hàng trung ương tăng lãi suất?
- ThS. Nhà báo Hồ Minh Sơn tiếp tục nhận giấy khen của Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống
- Viện IMRIC, Tc Nhiếp ảnh và Đời sống đồng hành trại sáng tác ảnh ở Long Khánh chủ đề “Phật giáo Long Khánh và cuộc sống”
- DOANH NHÂN LÝ VĂN DŨNG (PHÓ BAN KHÁCH MỜI CLB DOANH NHÂN CHUYỂN ĐỔI SỐ IMRIC): TỰ TIN THỂ HIỆN BẢN LĨNH NGHỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
- DOANH NHÂN LÊ MINH HẢI (CỐ VẤN CLB DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI SỐ IMRIC): HƯỚNG ĐẾN TẦM NHÌN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH SỐ
- Nhà báo – Luật gia Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện IRLIE: Bạo lực gia đình – Vì đâu nên nỗi?