ThS. Nguyễn Quang Tiến – Giám đốc TT Y nha khoa ISAI: Du lịch chăm sóc sức khoẻ - Mãnh đất dồi dào nhưng còn “bỏ ngỏ”
Văn Hải – Thuỳ Duyên |
Thứ tư - 13/10/2021 00:44
Việt Nam giàu tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, với nhiều chùa, tịnh xá, hệ thống cây dược liệu dồi dào, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, phong phú…Tuy nhiên, việc phát triển du lịch chăm sóc sức khoẻ (CSSK) vẫn chưa thật sự “bứt phá”. Vì vậy, chúng tôi đã có dịp lắng nghe ThS. Nguyễn Quang Tiến – CEO Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn; Giám đốc Trung tâm Y nha khoa Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (thuộc Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo – ISAI) xoay quanh vấn đề này.

Trước ảnh hưởng của dịch Covid - 19, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng là nguyên nhân khiến du lịch chăm sóc sức khỏe trở thành xu hướng trên thế giới. Ở một số quốc gia như: Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… du lịch chăm sóc sức khỏe đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển. Thế nhưng, tại Việt Nam thì loại hình này lại chưa thực sự phát triển dù có nhiều tiềm năng.
Điển hình, trong 5 năm gần đây, các quốc gia ở châu Á đã thu hút lượng khách đứng đầu từ nguồn du lịch chăm sóc sức khoẻ. Theo đó, nếu hình thức khai thác và duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5%/năm sẽ góp được khoảng 18% tỷ trọng của ngành du lịch toàn cầu. Hiện này, ngày càng nhiều du khách quan tâm đến vấn đề cải thiện sức khỏe khi tham gia du lịch. Điều này, Việt Nam cần có chiến lược sáng tạo tổng thể để nhanh chóng đẩy mạnh loại hình du lịch này.
Nhận định về điều này, ThS. Nguyễn Quang Tiến – CEO Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn; Giám đốc Trung tâm Y nha khoa Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo – ISAI, nhấn mạnh: “Năm 2022, dự báo lượng khách du lịch chăm sóc sức khoẻ trên thế gioiws sẽ tăng 919 tỷ USD. Đồng thời, loại hình kinh doanh này hiện đang phát triển khá mạnh ở cá nước trên thế giới như Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương. Mặt khác, mô hình này tiên liệu sẽ còn phát triển rất nhanh trong những năm tới đây. Do, năm ở vùng giao thoa mạnh mẽ giữa hai ngành lớn là du lịch thuần tuý và ngành chăm sóc sức khoẻ”.
Theo ThS. Nguyễn Quang Tiến – CEO Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn; Giám đốc Trung tâm Y nha khoa Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo – ISAI cho biết, mô hình du lịch CSSK là du lịch gắn liền mục đích duy trì hoặc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của cá nhân. Qua đó, du lịch CSSK chính là sự kết hợp của hai hoạt động du lịch và CSSK. Trong khi đó, mô hình du lịch CSSK tại Việt Nam trong thời điểm này chỉ mới bắt đầu với một số sản phẩm, dịch vụ còn khá ít hiện chưa đủ sự hấp dẫn để thu hút khách. Bên cạnh đó, nước ta vốn rất nhiều chùa, tịnh xá với hệ thống thiền viện có cảnh quan hấp dẫn. Đặc biệt, có giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, hệ thống cây dược liệu khá đa dạng..Do đó, các doanh nghiệp, các bệnh viện cần sớm có chiến lược, hoạch định kinh doanh nhằm phát triển, gia tăng trải nghiệm nhằm giúp thư giãn, nghỉ ngơi, xóa bỏ tâm lý tiêu cực, chán nản. Khi cuộc sống ngày càng nhiều áp lực, nhu cầu được giải tỏa của con người ngày càng cao thì thị phần du lịch CSSK cũng vì thế càng rộng mở.
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200km với nhiều bãi tắm đẹp, hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ; hơn 400 nguồn nước khoáng nóng tự nhiên; hệ thống cây dược liệu phong phú; số lượng chùa, tịnh xá, thiền viện đồ sộ; cùng nền y học dân tộc cổ truyền nổi tiếng…là quốc gia có nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển du lịch CSSK. Trong suốt những năm vừa qua, tại Việt Nam có nhiều nguồn suối khoáng nóng được đưa vào khai thác, phục vụ du khách, gồm: Quang Hanh (Quảng Ninh), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Kênh Gà (Ninh Bình), Kim Bôi (Hòa Bình), Thanh Thủy (Phú Thọ), Núi Thần Tài (Đà Nẵng), Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu)…
Ngoài ra, nhiều sản phẩm du lịch gắn với kết hợp duy trì và tăng cường sức khỏe như: yoga trên bãi biển, ngồi thiền, đạp xe trong rừng, massage trị liệu, thể dục dưỡng sinh, giảm cân… cũng đã bước đầu được các công ty khai thác, sử dụng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và gia tăng tính trải nghiệm, khả năng chi tiêu của du khách.
Mặc dù vậy, ThS. Nguyễn Quang Tiến – CEO Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn; Giám đốc Trung tâm Y nha khoa Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo – ISAI cho rằng: Hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ spa, tắm nước khoáng, tắm bùn, thiền, yoga, làm đẹp...hiện còn ở quy mô nhỏ, nhân lực hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chỉ ở mức đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách du lịch. Ngoài ra, du khách chưa biết đến dịch vụ du lịch CSSK, việc tìm kiếm các dịch vụ này ở công ty lữ hành dường như chưa có, trên các kênh truyền thông dường như còn rất hiếm...Cụ thể, chưa có doanh nghiệp lữ hành nào liên kết với các nhà đầu tư quan tâm trực tiếp đến lĩnh vực này, do đó tính quảng bá chưa cao, chưa thu hút được du khách.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho hay, du lịch gắn với CSSK sẽ là xu hướng của du lịch thời kỳ hậu Covid-19. Theo GWI, loại hình này có thể đạt mức tăng trưởng trung bình hằng năm 7,5%, chạm mức doanh thu 919 tỷ USD năm 2020, chiếm 18% tỷ trọng du lịch toàn thế giới. Châu Á sẽ tiếp tục là thị trường hàng đầu của du lịch CSSK.
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì nhu cầu và tỷ trọng đóng góp của loại hình du lịch CSSK chắc chắn sẽ tăng lên, khi sự đe dọa của dịch bệnh khiến yêu cầu về CSSK toàn diện trở thành đòi hỏi cần thiết. Vì lẽ đó, nếu không muốn bỏ lỡ thị phần du lịch nhiều tiềm năng này, các doanh nghiệp và các cơ sở Y tế cần sớm có những giải pháp tổng thể để liên kết nhằm đưa du lịch CSSK phát triển dựa trên thế mạnh có sẵn. Tin rằng, sự kết hợp này sẽ tạo ra nét khác biệt giữa sản phẩm du lịch CSSK của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.
Cũng theo ThS. Nguyễn Quang Tiến – CEO Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn; Giám đốc Trung tâm Y nha khoa Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo – ISAI chia sẻ thêm: Đối với nguồn nhân lực làm du lịch CSSK cần thời gian tích lũy kiến thức trước khi đưa vào sử dụng. Song song đó, cần được tạo nguồn ngay thông qua công tác đào tạo, tập huấn để được trang bị về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, khả năng ngoại ngữ liên quan các dịch vụ CSSK trong hoạt động du lịch…Bởi, hiện chưa có nhiều doanh nghiệp tập trung khai thác các sản phẩm đặc thù, phần lớn mới chỉ gắn vào hành trình nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

Có thể thấy, cần sớm xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch CSSK, các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở Y tế sẽ sớm xác định những sản phẩm cụ thể gắn với đặc trưng, thế mạnh của Việt Nam. Theo đó, tăng cường công tác truyền thông, quảng bá từ hình thức trực tiếp và trực tuyến đến du khách trong nước và nước ngoài. Chiến lược sngs tạo trong phát triển du lịch CSSK cần được xây dựng với các mục tiêu rõ ràng chắc rằng có thể bảo đảm sự phát triển hiệu quả, lâu dài và bền vững.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn

Chân dung
Thứ tư, 13/10/2021, 01:13 AM
CEO Vũ Kim Giang: Kinh doanh bất động sản có cơ hội để tạo đột phá lớn, giúp cá nhân 'đi lên' nhanh hơn

Chân dung
Thứ tư, 13/10/2021, 05:40 AM
Doanh nhân Việt Nam vững vàng vượt qua đại dịch

Chân dung
Thứ tư, 13/10/2021, 05:54 AM
Shark Liên chia sẻ về 'di sản của doanh nhân' nhân ngày 13/10

Chân dung
Thứ năm, 14/10/2021, 02:18 AM
Bức tranh tài chính của Meey Land trước ngày lên sàn UpCom

Chân dung
Thứ năm, 14/10/2021, 03:31 AM
Ông Trịnh Minh Phong tiếp tục vào ban lãnh đạo SHB Sóc Trăng

Chân dung
Thứ sáu, 15/10/2021, 02:47 AM
Giáo sư, Viện sỹ Châu Văn Minh nhận Huy chương bạc của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Belarus
Chân dung
Thứ ba, 19/10/2021, 19:44 PM
Danh tính doanh nhân 8X nhà Sunshine ngồi ghế nóng Kienlongbank

Chân dung
Thứ sáu, 22/10/2021, 01:36 AM
CEO Liên Trần: Thực hiện “sứ mệnh” từ trái tim đến trái tim giữa đại dịch Covid - 19
Những tin cũ hơn

Chân dung
Thứ ba, 12/10/2021, 00:41 AM
Soi hồ sơ của tân CEO Louis Holdings Nguyễn Mai Long

Chân dung
Thứ hai, 11/10/2021, 23:44 PM
Cô gái trẻ Hải Phòng và hành trình lập nghiệp thành công rực rỡ ở xứ Kim Chi

Chân dung
Chủ nhật, 10/10/2021, 05:45 AM
VinGroup tiên phong một số đóng góp cho phòng chống Covid-19

Chân dung
Thứ bảy, 09/10/2021, 20:27 PM
Sập hầm thủy điện Nậm Củn 3, hé lộ tập đoàn ''khủng'

Chân dung
Thứ sáu, 08/10/2021, 04:58 AM
Người đẹp Trần Lan: Tham gia cuộc thi “Hoa hậu phụ nữ toàn cầu 2021”

Chân dung
Thứ sáu, 08/10/2021, 03:39 AM
Niềm đam mê nấm của cô gái xứ Sen Hồng

Chân dung
Thứ tư, 06/10/2021, 07:56 AM
Nữ Doanh nhân Huyền Diamond: Viên kim cương tỏa sáng, phát “tâm Phật” giữa đại dịch Covid - 19

Chân dung
Thứ ba, 05/10/2021, 22:10 PM
3 nhà khoa học chia nhau giải Nobel Vật lý 2021
THƯƠNG HIỆU MẠNH


- Viện IMRIC – Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp luật về kinh doanh bất động sản&Du lịch nông nghiệp 4.0”
- Nhân đạo, từ thiện là nét đẹp, truyền thống quý báu của người Việt
- CSGT có được rút chìa khóa xe, có cần chứng minh người vi phạm rồi mới được kiểm tra giấy tờ? – Giải quyết ra so khi hàng xóm không ký giáp ranh đất
- ÔNG HỒ MINH SƠN – GĐ TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT TOÀN TÂM (TTLCC): NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- Ông Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, GĐ Trung tâm TTLCC: Cần có biện pháp chế tài triệt để, nếu xử phạt cho tồn tại liệu phòng cháy còn hiệu nghiệm?
Đọc nhiều nhất
- “Đặc sản trái cây sấy - Chất lượng xứng tầm Hoa quả Việt” của Hồ Huy Food tại Cà Mau
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Chủ nợ có liên quan đến vụ “Công ty mua bán nợ” bị khởi tố, bắt giam?
- Ông Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện IRLIE, PGĐ Trung tâm TTLCC dự kiến tham luận tổng quan các quy định pháp luật về huy động vốn cho doanh nghiệp tại toạ đàm ngày 16/06/2023
- ThS. Nhà báo Hồ Minh Sơn tiếp tục nhận giấy khen của Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống
- Nhà báo – Luật gia Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện IRLIE: Bạo lực gia đình – Vì đâu nên nỗi?
- ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE: Tham dự nâng bước thí sinh cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Á – Âu tại Dubai
- Viện IMRIC – Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 06 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2023
- TS Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE: Phòng, tránh gây nhiều hệ luỵ cho người tham gia - Đẩy mạnh tuyên truyền, nhận diện về bẫy đa cấp biến tướng
- TRƯỜNG CĐ ĐẮK NÔNG CÓ NHÀ GIÁO VÀ SINH VIÊN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP XUẤT SẮC TIÊU BIỂU NĂM 2022
- Viện IMRIC và Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đến thăm và làm việc với Trung tâm Anh ngữ Quốc tế Real Peak tại Đắk Nông