Các cuộc lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam đang gia tăng tinh vi
Minh Sơn (T/h) |
Chủ nhật - 23/10/2022 22:49
Các dạng lừa đảo qua mạng phổ biến nhất ở Việt Nam là lừa đảo tài chính, danh tính và tình cảm. Bên cạnh đó, các loại hình lừa đảo mua hàng online và đầu tư (đặc biệt là qua các ứng dụng) cũng phổ biến.

Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (GASA) mới đây đã công bố một báo cáo về tình trạng lừa đảo trực tuyến trên toàn cầu. Theo báo cáo này, số vụ lừa đảo trực tuyến đang bùng nổ mạnh thời gian gần đây.
Cụ thể, số vụ lừa đảo trực tuyến trên toàn cầu trong năm 2021 là 266 triệu vụ, tăng 90%. Khoảng 50 tỷ USD của người dùng toàn cầu đã rơi vào tay những kẻ lừa đảo trong năm ngoái. Tuy vậy, báo cáo đánh giá đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, bởi có khoảng 7% nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến trình báo với chính quyền.
Đáng chú ý, theo GASA, Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ lừa đảo qua mạng cao. Số vụ lừa đảo tại Việt Nam hiện có tỷ lệ 0,89 vụ/1.000 dân, với hơn 87.000 vụ lừa đảo được ghi nhận.
Về thiệt hại, báo cáo của GASA ghi nhận con số 374 triệu USD trong năm 2021. Tương đương khoản thiệt hại 4.200 USD mỗi vụ lừa đảo và 3.8 USD nếu tính trên đầu người.
Báo cáo của GASA sử dụng dữ liệu được cung cấp bởi 2 dự án Chống lừa đảo, ScamVN và công ty bảo mật Group-IB.
Đánh giá của GASA cho thấy, các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam đang gia tăng và ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn. Các dạng lừa đảo qua mạng phổ biến nhất trong nước là lừa đảo tài chính, lừa đảo danh tính và lừa đảo tình cảm. Bên cạnh đó, các loại hình lừa đảo mua hàng online và lừa đảo đầu tư (đặc biệt là qua các ứng dụng) cũng rất phổ biến.
Báo cáo cũng ghi nhận số lượng các cuộc tấn công mạng lớn ở Việt Nam trong năm 2021 đã giảm xuống. Mặc dù vậy, các loại hình lừa đảo trực tuyến lại ngày càng trở nên tinh vi hơn. Chỉ tính riêng về số vụ lừa đảo qua email, Việt Nam hiện xếp hàng đầu trong các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
Để chống lại các vụ lừa đảo này, thời gian qua nhiều cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đã đưa ra các sáng kiến nhằm giúp người dùng tìm kiếm và báo cáo khi phát hiện các gian lận trực tuyến.
Chỉ tính riêng trong năm 2021, đã có 113.384 trang web lừa đảo được người dùng Việt báo cáo tới hệ thống của dự án Chống lừa đảo và ScamVN. Đây là hai dự án phi lợi nhuận về phòng chống lừa đảo tại Việt Nam. Trong đó, hơn 22.000 website đã bị liệt vào “danh sách đen” của những đơn vị này.
Dữ liệu của Securelist cho thấy, Việt Nam hiện là quốc gia xếp ở vị trí số 1 về tỷ lệ máy tính dính ít nhất một cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại (8,69%).
“Việt Nam hiện vẫn đứng đầu trong top các nước Đông Nam Á về số cuộc tấn công lừa đảo (phishing), năm ngoái là hơn 4 triệu và năm nay là hơn 5 triệu vụ”, đại diện dự án Chống lừa đảo chia sẻ.
XM/báo Tin tức
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn

Diễn đàn
Thứ hai, 24/10/2022, 22:58 PM
ThS. Hồ Minh Sơn: Rất cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo - Nhà giáo quyết định chất lượng giáo dục

Diễn đàn
Chủ nhật, 30/10/2022, 06:27 AM
ThS. Hồ Minh Sơn: Cần nghiêm trị trước pháp luật về việc “Tung tin đồn thất thiệt”

Diễn đàn
Thứ tư, 02/11/2022, 05:32 AM
Quảng cáo trên mạng xã hội đến hồi suy thoái



Diễn đàn
Chủ nhật, 13/11/2022, 05:55 AM
Viện IMRIC, BTC gửi lời cảm ơn đến các thí sinh, BTC, các đơn vị đồng hành, BGK cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Á – Âu 2022
Những tin cũ hơn

Diễn đàn
Thứ sáu, 21/10/2022, 23:02 PM
Quản lý thuế thương mại điện tử


Diễn đàn
Thứ tư, 12/10/2022, 06:53 AM
TP Hồ Chí Minh phát hiện thêm nhiều cơ sở thẩm mỹ hoạt động không phép

Diễn đàn
Thứ tư, 12/10/2022, 05:54 AM
Trường CĐCĐ Đắk Nông tham gia Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm lần thứ VII năm 2022

Diễn đàn
Thứ ba, 11/10/2022, 23:38 PM
Bộ Công an cảnh báo chiêu lừa đảo của đa cấp Skyway

Diễn đàn
Thứ năm, 06/10/2022, 06:43 AM
“Miza Nghi Sơn luôn cam kết đảm bảo sự ổn định, bền vững của môi trường”

Diễn đàn
Thứ năm, 29/09/2022, 23:36 PM
Huyền thoại Dortmund thăm, giao lưu với trường Quốc tế Đức TPHCM – IGS
THƯƠNG HIỆU MẠNH


- Viện IMRIC – Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp luật về kinh doanh bất động sản&Du lịch nông nghiệp 4.0”
- Nhân đạo, từ thiện là nét đẹp, truyền thống quý báu của người Việt
- CSGT có được rút chìa khóa xe, có cần chứng minh người vi phạm rồi mới được kiểm tra giấy tờ? – Giải quyết ra so khi hàng xóm không ký giáp ranh đất
- ÔNG HỒ MINH SƠN – GĐ TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT TOÀN TÂM (TTLCC): NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- Ông Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, GĐ Trung tâm TTLCC: Cần có biện pháp chế tài triệt để, nếu xử phạt cho tồn tại liệu phòng cháy còn hiệu nghiệm?
Đọc nhiều nhất
- “Đặc sản trái cây sấy - Chất lượng xứng tầm Hoa quả Việt” của Hồ Huy Food tại Cà Mau
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Chủ nợ có liên quan đến vụ “Công ty mua bán nợ” bị khởi tố, bắt giam?
- Ông Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện IRLIE, PGĐ Trung tâm TTLCC dự kiến tham luận tổng quan các quy định pháp luật về huy động vốn cho doanh nghiệp tại toạ đàm ngày 16/06/2023
- ThS. Nhà báo Hồ Minh Sơn tiếp tục nhận giấy khen của Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống
- Nhà báo – Luật gia Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện IRLIE: Bạo lực gia đình – Vì đâu nên nỗi?
- ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE: Tham dự nâng bước thí sinh cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Á – Âu tại Dubai
- Viện IMRIC – Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 06 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2023
- TS Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE: Phòng, tránh gây nhiều hệ luỵ cho người tham gia - Đẩy mạnh tuyên truyền, nhận diện về bẫy đa cấp biến tướng
- TRƯỜNG CĐ ĐẮK NÔNG CÓ NHÀ GIÁO VÀ SINH VIÊN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP XUẤT SẮC TIÊU BIỂU NĂM 2022
- Viện IMRIC và Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đến thăm và làm việc với Trung tâm Anh ngữ Quốc tế Real Peak tại Đắk Nông