Hàng loạt nhà đầu tư truy tìm để đòi tiền và 'tố' Shark Thủy
Minh Sơn (T/h) |
Chủ nhật - 27/11/2022 02:13
Hàng loạt nhà đầu tư đã gom góp số tiền tiết kiệm cả đời, tiền chữa bệnh để 'rót' vào hệ sinh thái liên quan đến Shark Thủy có nguy cơ không lấy được tiền.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trong suốt thời gian dài, hàng loạt các nhà đầu tư đã tin tưởng ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) nên đã đầu tư nhiều tỷ đồng vào Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup (Tập đoàn Egroup) và các hệ sinh thái liên quan. Song đã đến kỳ hạn thanh toán mà các nhà đầu tư không rút được lãi, gốc lại càng không. Nhiều trường hợp đã lâm vào cảnh khốn cùng, thậm chí phải uống thuốc ngủ để tự tử.
Sau nhiều lần tìm đến trụ sở Tập đoàn Egroup nhưng không gặp được Shark Thủy, không đòi được tiền, các nhà đầu tư đã tìm đến một căn chung cư và truy tìm Shark Thủy để đòi tiền. Họ đã quay đoạn clip để ghi nhận lại sự việc trên.
Trong clip thể hiện rõ, bà Nguyễn Thị Trà Ly thay mặt cho 19 nhà đầu tư đã đầu tư tiền vào Tập đoàn Egroup, Công ty cổ phần Đầu tư và Phân phối Egame (Tập đoàn Egame), Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Ecapital (Tập đoàn Ecapital), Công ty cổ phần Apax English (Tập đoàn Apax English)... cho biết, các thành viên phải tụ tập căng băng rôn vì sự ức chế đã lên đến cao độ. "Chúng tôi cũng làm việc rất chừng mực, chúng tôi căng băng rôn khẩu hiệu để đòi tiền, đứng trên các phố. Chúng tôi đi lên công ty thì nhận được sự đàn áp của xã hội đen, đánh đập chúng tôi, giằng bạt, xé bạt", bà Ly bức xúc nói.
Bà Ly cho rằng, các nhà đầu tư truy tìm Shark Thủy để mong muốn Shark Thủy giải quyết vấn đề vì lý do vì sao ông trốn tránh, không gặp các nhà đầu tư? Nhà đầu tư cũng nghe được lời đồn thổi là công ty tuyên bố phá sản để cho nhà đầu tư mất trắng tiền.
Cũng theo bà Ly, từ nhiều năm nay, nhà đầu tư không đòi được gốc, lãi. Trong đó có cụ già 80 tuổi bị ung thư, xạ trị 8 lần, bán hết đất đai, nhà cửa ở Ninh Bình lên đây. Cụ không có tiền để xạ trị, đã đi lạy lục nhưng Shark Thủy không trả cho cụ một xu.

Bản thân bà Ly cũng đã rót vào đây số tiền không nhỏ. Phía công ty cam kết trả gốc và lãi nhưng lại chưa thực hiện.
Đi cùng đoàn, nạn nhân Phạm Thị Hồng Yến cho biết đã nộp vào công ty của Shark Thủy số tiền 3,6 tỷ đồng dưới hình thức trái phiếu, hợp tác đầu tư. Dù đã mất rất nhiều công sức, thậm chí đã phải ăn chực nằm chờ ở công ty cả tối nhưng bà Yến vẫn không đòi được tiền.
Nạn nhân khác là bà Nguyễn Thị Tú Anh cũng gửi vào công ty 3,1 tỷ đồng gốc. Bên cạnh đó, gia đình tôi bà Tú Anh cũng gửi vào công ty số tiền lên đến chục tỷ. Khi hợp đồng hết hạn, công ty hứa hẹn trả theo lộ trình là 1 tỷ trong vòng 6 tháng nhưng cũng không thực hiện. Sau đó họ ép tái ký mới trả lãi. Tuy nhiên, sau khi tái ký thì công ty cũng bảo không có tiền. Bà Tú Anh nhiều lần lên làm việc nhưng công ty vẫn tìm cách né tránh và không trả lời.
Nạn nhân Bùi Quốc Quân cho biết, ông đã gửi vào công ty của Nguyễn Ngọc Thủy 14 tỷ. Đây là số tiền 9-10 anh em gia đình, gồm cả dâu, cả em rể, em gái, em trai... đóng góp để một mình ông Quân đứng tên.
"Tôi đã rất nhiều lần đến công ty và gào thét ở đây nhưng vẫn đòi được tiền. Lúc đầu cam kết trả ngót tuần được 100 triệu. Được 1-2 tuần đầu sau lại xóa sổ và không trả. Họ cố tình lờ đi và không trả cho tôi một xu nào. Tôi đến đây để tôi đòi được tiền này mang về trả nợ cho anh em, dâu, rể trong nhà. Không đòi được tiền thì tôi không thể ngủ được", ông Quân bức xúc.
Trong đoàn còn có trường hợp bà Đặng Lan Phương cũng bị lừa số tiền rất lớn. Theo lời bà Phương, vì tin tưởng đây là công ty giáo dục, bà Phương đã đầu tư vào đây 10 lần, tổng số tiền là 3,2 tỷ đồng. Bà Phương cho biết đã đến hạn 2 hợp đồng. Tuy nhiên khi đến công ty để đòi quyền lợi thì không ai tiếp đón, người làm sale cho bà Phương cũng đã bỏ trốn vì không thể chịu được sức ép của công ty này.
"Tôi đã đến công ty rất nhiều lần và hôm nay tôi cũng đến nhưng họ cho đầu gấu đàn áp tôi. Số tiền 3,2 tỷ là tất cả tài sản tôi để vào công ty này, hợp đồng đàng hoàng, rõ ràng, hứa hẹn của công ty đúng hạn là trả cho tôi gốc và lãi. Tuy nhiên, đến giờ phút này, lãi tôi cũng không nhận được. Đây là một công ty lừa đảo nên chúng tôi phải làm như thế này", bà Phương bức xúc.
Theo tìm hiểu, quá bức xúc vì không lấy được số tiền đã ký với các công ty liên quan hệ sinh thái của Shark Thủy, các nhà đầu tư đã giăng băng rôn dưới Văn phòng Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egoup (tại tòa nhà 25T1 Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) để yêu cầu Shark Thủy trả tiền.

Liên quan sự việc trên, Báo Công Thương đã đăng tải bài viết "Bị ngân hàng kiện siết nhà, uống thuốc ngủ suýt chết vì đầu tư theo Shark Thủy". Nội dung bài viết phản ánh: Bà Phùng Thị Hưởng, 57 tuổi, cùng người nhà cũng hùn vốn được 5 tỷ để đưa cho Shark Thủy với kỳ vọng lãi suất khoảng 15%/năm, nhưng tới kỳ cả năm vẫn không nhận được cả gốc và lãi.
Điều đáng nói, bà Hưởng đã thế chấp giấy tờ nhà để có tiền đầu tư. Hàng tháng bà Hưởng vẫn còng lưng trả lãi ngân hàng nhưng lại không đòi được số tiền đã đầu tư theo Shark Thủy. Vì quá áp lực, tháng 10/2022, bà Hưởng túng quẫn nên đã uống thuốc ngủ. Người nhà đã phải đưa đi cấp cứu, huyết áp gần 193, suýt không qua khỏi.
Theo tìm hiểu, Tập đoàn Phát triển Hạ tầng Giáo dục Việt Nam (đơn vị thành viên của Apax Holdings, hệ sinh thái liên quan Shark Thủy) còn thông báo phát hành trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo. Trái phiếu được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ với lãi suất cố định 12%/năm cho 6 kỳ tính lãi đầu tiên và lãi suất cố định 12,9%/năm cho các kỳ tính lãi tiếp theo. Cập nhật đến tháng 7/2022, tổng khối lượng trái phiếu của doanh nghiệp này đã phát hành từ đầu năm đã lên gần 2.000 tỷ đồng.
Mới đây, một hệ sinh thái liên quan Shark Thủy là Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings (cổ phiếu IBC) đã bị Cục Thuế TP. Hà Nội ra 17 quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp này tại 9 ngân hàng VPBank, MB, BIDV, Vietcombank, TPB, SHB, NCB, SeABank, Vietinbank và các chi nhánh. Tổng số tiền mà Apax Holdings bị Cục Thuế TP. Hà Nội cưỡng chế là hơn 5,6 tỷ đồng.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn

Doanh nghiệp
Thứ bảy, 03/12/2022, 09:34 AM
Viện IMRIC – Viện IRLPIE: Tổ chức Lễ vinh danh Doanh nhân tài năng hội nhập quốc tế năm 2022

Doanh nghiệp
Thứ bảy, 03/12/2022, 20:00 PM
Họp mặt giao lưu, hợp tác kết nối doanh nghiệp CLB Tâm Trí Việt




Những tin cũ hơn

Doanh nghiệp
Thứ năm, 17/11/2022, 04:48 AM
Viện IMRIC tiếp và làm việc với hai doanh nghiệp LeanWares và Baca


Doanh nghiệp
Chủ nhật, 13/11/2022, 23:20 PM
Kiến nghị Chính phủ kéo dài chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tới hết năm 2023



Doanh nghiệp
Thứ tư, 02/11/2022, 23:35 PM
30 công ty mà sinh viên CNTT khắp thế giới muốn đầu quân nhất

Doanh nghiệp
Thứ tư, 02/11/2022, 23:06 PM
Hình ảnh đẹp của mỗi Thương hiệu Quốc gia sẽ là hình ảnh đẹp về thương hiệu của đất nước
THƯƠNG HIỆU MẠNH


- Bà Hồ Nhật Tú Trinh – Trưởng VP công chứng Hồ Nhật Tú Trinh thăm, làm việc với Viện IRLPIE, Viện IMRIC, TT TV pháp luật tại TP.HCM và Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam
- Bác sĩ Phan Hiệp Lợi – Giám đốc BV Thẩm mỹ Hiệp Lợi thăm, làm việc với Viện IMRIC, Viện IRLPIE và Tạp chí Nhiếp ảnh&Đời sống phía Nam
- TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Muốn đẩy lùi tín dụng đen - Cần truyền thông giúp người dân nắm bắt được danh sách các TCTD do NHNN cấp phép
- TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng IMRIC: “Cơ hội” để các nhà đầu tư cần tận dụng khi thị trường bất động sản hướng về nhu cầu ở thực
- TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Người dân và doanh nghiệp kỳ vọng về sửa Luật Đất đai
Đọc nhiều nhất
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Vì sao “dự án ma” vẫn len lỏi tồn tại – Đâu là biện pháp chế tài?
- Trường THCS Hoa Lư: Một trong những điểm sáng, lá cờ đầu ngành giáo dục tại TP. Thủ Đức
- Khánh Hoà: Sàn giao dịch “Đất Gốc” gặt hái nhiều thành tựu trong thị trường bất động sản bất chấp dịch Covid – 19
- Thanh Bạch - tôi vẫn vui với những tháng ngày
- “Đặc sản trái cây sấy - Chất lượng xứng tầm Hoa quả Việt” của Hồ Huy Food tại Cà Mau
- ĐIỀU TRỊ THUỐC CHỐNG ĐÔNG Ở BỆNH NHÂN BỊ COVID-19
- Phát huy vai trò kênh dẫn vốn quan trọng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- VIỆN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG – TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ (IMRIC) TỔ CHỨC GẶP MẶT ĐẦU XUÂN NHÂM DẦN 2022
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Chủ nợ có liên quan đến vụ “Công ty mua bán nợ” bị khởi tố, bắt giam?
- Hội Doanh nhân BIG8 TP.HCM chung tay giúp đở mảnh đời kém may mắn ở Quảng Bình