TIẾN SĨ LÊ ÁNH DƯƠNG – PGĐ CN MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN VIỆN IMRIC THAM LUẬN TẠI TOẠ ĐÀM “ĐỐI THOẠI CHUYÊN SÂU TƯ VẤN, GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC PHÁP LUẬT CHO DN NHỎ VÀ VỪA” 2023

Văn Hải – Công Danh | Thứ hai - 05/06/2023 02:18
 
Trong khuôn khổ các hoạt động được thực hiện dưới sự hỗ trợ pháp lý liên ngành cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) giai đoạn 2021 – 2025 (Bộ Tư pháp), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp với Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật (ILPS) sẽ tổ chức Tọa đàm khoa học ““Đối thoại chuyên sâu tư vấn, giải đáp vướng mắc pháp luật cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023” vào ngày 16/06/2023 tại TP.HCM. Theo đó, Tiến sĩ Lê Ánh Dương - Phó giám đốc Chi nhánh miền Trung - Tây Nguyên sẽ có bài tham luận như sau:

​​​​​
z4392675388142 c0d91db32b4bc9ae5dd6323f25e36257

Giải quyết yếu tố vốn để doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tồn tại, phát triển – Những lưu ý giúp DN hạn chế rủi ro khi vay vốn từ ngân hàng

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, kể cả các nước có trình độ phát triển cao. Ở Việt nam, các DNNVV chiếm 98% số doanh nghiệp (khoảng 700.000 doanh nghiệp), cung cấp việc làm cho 78% lực lượng lao động và đóng góp 49% vào GDP, và 41% tổng thu ngân sách. 

Tuy nhiên, hoạt động của các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), mỗi tháng có khoảng 7000 doanh nghiệp đóng cửa, trong đó chủ yếu là DNNVV. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các DNNVV Việt Nam có năng lực quản trị tài chính yếu: quy mô nhỏ, khả năng huy động vốn còn hạn chế, đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư dài hạn còn ít, khả năng quản trị vốn còn nhiều bất cập, khả năng sinh lời thấp.

1. Thực trạng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của DNNVV hiện nay

Trao đổi với các chủ DNNVV cho thấy các chủ doanh nghiệp có kỹ năng và năng lực cao đối với các sản phẩm và dịch vụ của họ, nhưng họ lại thiếu nhiều kỹ năng để quản trị doanh nghiệp hiệu quả, đặc biệt về quản trị tài chính. Nhiều chủ doanh nghiệp không trực tiếp hoặc không muốn trực tiếp liên quan đến hoạt động quản trị tài chính của doanh nghiệp. Điều này có thể do chủ doanh nghiệp quá bận rộn với các hoạt động khác của doanh nghiệp như sản xuất, tìm kiếm thị trường, quản trị nhân sự, hoặc không có kiến thức (hoặc mối quan tâm) về các hoạt động tài chính và quản trị tài chính. Họ dựa nhiều vào bộ phận kế toán của mình, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có bộ phận kế toán riêng. Rất nhiều DNNVV thuê kế toán bên ngoài để lập sổ sách kế toán của doanh nghiệp, và các sổ sách này chủ yếu phục vụ kế toán thuế.

Một trong những rào cản lớn nhất cho sự phát triển của các DNNVV là thiếu vốn. Các doanh nghiệp khởi nghiệp thiếu vốn đã đành nhưng các doanh nghiệp đã hoạt động cũng thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Nhiều doanh nghiệp tăng trưởng tốt, lợi nhuận cao nhưng vẫn thiếu vốn. Vốn là yếu tố quan trọng nhất để tồn tại cho một DNNVV.

Hiện nay, hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào hai nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn bên trong doanh nghiệp) và nguồn Nợ phải trả (nguồn vốn từ bên ngoài). Tương ứng với mỗi nguồn vốn có những cách thức huy động vốn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn.

Các DNNNV gặp nhiều hạn chế về tăng trưởng hơn các doanh nghiệp lớn; quy mô nhỏ khiến các doanh nghiệp này khó tiếp cận thị trường, nguồn vốn và nguồn lao động. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khó khăn trong việc tiếp cận vốn là một trong những rào cản lớn nhất đối với tăng trưởng của các DNNVV. Nếu được tiếp cận vốn từ ngân hàng, các doanh nghiệp có thể đầu tư mở rộng sản xuất, tăng năng suất, phát triển thị trường và tạo thêm việc làm.

2. Những lưu ý giúp DN tránh rủi ro khi vay vốn hỗ trợ từ ngân hàng? 

Trước đây, việc tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV rất hạn chế. Một vấn đề của các DNNVV là sự thiếu minh bạch về thông tin. Các báo cáo tài chính của các DNNVV thường không đồng nhất, không được kiểm toán và độ tin cậy không cao. Các DNNVV cũng không có nhiều kinh nghiệm trong việc lập báo cáo kinh doanh, quản trị dòng tiền. Điều này khiến việc thu thập thông tin về các DNNVV rất khó khăn và tốn kém. Với quy mô nhỏ, các DNNVV cũng có thể không có đủ tài sản thế chấp cho các khoản vay. Vì lẽ đó, các tổ chức tài chính có thể không muốn cho các DNNVV vay do giá trị các khoản vay thường nhỏ do quy mô, hiệu quả tín dụng thấp trong khi rủi ro và chi phí hoạt động cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các Ngân hàng Thương mại (NHTM) đã quan tâm nhiều hơn đến tín dụng cho DNNVV và cung cấp nhiều khoản vay ưu đãi hơn cho đối tượng khách hàng này. Xu hướng cho vay đối với DNNVV cũng được dự báo là xu hướng phát triển của các NHTM trong thời gian tới. Dù cánh cửa vay vốn đã mở rộng nhưng không đồng nghĩa với tất cả các DNNVV đều có thể vay vốn. Các DNNVV cũng cần hiểu được rằng các NHTM cũng gặp rất nhiều khó khăn khi cho DNNVV vay. 90% các doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại nên việc cho vay DNNVV vốn dĩ đã rất rủi ro. Thêm vào nữa, việc thu thập thông tin từ các DNNVV rất khó khăn tốn kém. Các DNNVV lại không có nhiều tài sản thế chấp cho các khoản vay. Điều này khiến cho các NHTM dù muốn nhưng vẫn còn nhiều rào cản trong việc cấp tín dụng DNNVV. Vì vậy, các DNNVV cũng cần có chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng để đi vay (về thông tin, về sổ sách…) và có thái độ hợp tác với ngân hàng. Xét cho cùng, đây là cuộc chơi mà cả hai bên đều có lợi. Ngoài ra, việc sử dụng vốn vay cũng sẽ có các rủi ro nhất định. Vốn vay sẽ làm tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp khi doanh nghiệp làm ăn tốt. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp làm ăn không tốt, doanh nghiệp vẫn phải trả lãi vay và hoàn trả vốn gốc. Điều này có thể khiến tình hình của doanh nghiệp trầm trọng hơn. Hơn nữa, trong thời kỳ kinh tế tốt, các tiêu chuẩn cho vay có xu hướng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong thời điểm kinh tế khó khăn, ngân hàng có thể thắt chặt các điều khỏan cho vay. Các chủ DNNVV đang tìm kiếm các khoản vay vốn lưu động có thể phải cầm cố tài sản cá nhân làm tài sản thế chấp cho khoản vay. Ngay cả sau khi Ngân hàng thực hiện một khoản vay, các điều khoản cho vay cho phép ngân hàng định kỳ đánh giá giá trị thị trường của tài sản thế chấp. Nếu giá trị thị trường giảm, ngân hàng có thể yêu cầu người vay phải cầm cố thêm tiền mặt hoặc tài sản thế chấp.

Vì vậy, doanh nghiệp cần quản lý các khoản vay một cách khôn ngoan và có các biện pháp để giảm thiểu rủi ro khi vay: Doanh nghiệp cần theo dõi dòng tiền ra vào doanh nghiệp để đảm bảo khả năng trả vốn và lãi vay; Sử dụng vốn vay đúng mục đích Không nên đi vay từ quá nhiều nguồn để có thể kiểm soát được các khoản vay; Cần xây dựng mối quan hệ tốt với ngân hàng để có thể được hưởng các ưu đãi về lãi suất, ân hạn, đàm phán các điều kiện vay vốn khi kinh tế khó khăn…;Tận dụng các hỗ trợ, tư vấn tài chính từ ngân hàng. Các ngân hàng cũng không muốn doanh nghiệp không trả được nợ, vì vậy, họ có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính giúp quản trị rủi ro trực tiếp trên khoản vay.

Các quy định pháp luật về huy động vốn điều lệ. Một số rủi ro pháp lý cần lưu ý và giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp
    1. Khái niệm vốn điều lệ
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần (Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020).

Vốn điều lệ do những người tham gia doanh nghiệp đóng góp và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp.

Vốn điều lệ là lượng vốn mà doanh nghiệp phải có và được phép sử dụng theo điều lệ. Doanh nghiệp phải đăng kí vốn điều lệ với cơ quan có thẩm quyền và phải công bố cho công chúng. Đối với những doanh nghiệp có quy định vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ nhưng trong mọi trường hợp không được tự ý giảm vốn điều lệ xuống thấp hơn vốn pháp định. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đến mức tài sản của doanh nghiệp thấp hơn vốn điều lệ thì phần thua lỗ có thể được chuyển cho năm tài chính tiếp theo hoặc giảm vốn điều lệ. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì vốn pháp định đồng thời cũng là vốn điều lệ.

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi trong Điều lệ công ty.
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty.

Đối với doanh nghiệp, vốn điều lệ là:
- Sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như với doanh nghiệp;
- Vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;
- Cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.

 2. Đặc điểm của vốn điều lệ

Vốn điều lệ có một số đặc điểm sau:
- Vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là vốn do các thành viên, cổ đông cam kết góp trong một thời hạn nhất định
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thì thời hạn để thực hiện việc góp vốn đối với các loại hình doanh nghiệp là không thống nhất. Đối với loại hình công ty cổ phần, người tham gia góp vốn có thời hạn 90 ngày để hoàn thành việc góp vốn; trong khi đó, thời hạn này đối với loại hình trách nhiệm hữu hạn là 36 tháng. Điều này đã làm phát sinh các mâu thuẫn, tranh chấp không đáng có trong nội bộ công ty như: nhầm lẫn về vốn điều lệ, nhầm lẫn về cơ cấu sở hữu,.v.v...

Nhằm khắc phục vấn đề nêu trên, Luật Doanh nghiệp đã quy định thống nhất về thời hạn góp vốn điều lệ đối với các loại hình doanh nghiệp. Theo đó, thành viên, cổ đông phải thanh toán phần vốn góp, số cổ phần cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết/đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên, cổ đông chưa góp hoặc chưa góp đủ phần vốn điều lệ theo cam kết chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết góp đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ đối với công ty TNHH và trong thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua đối với công ty cổ phần.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập trước ngày 01/7/2015, thời hạn góp vốn thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty.

- Vốn điều lệ có thể được hình thành từ nhiều loại tài sản khác nhau
Luật Doanh nghiệp đã quy định cụ thể các loại tài sản được sử dụng để góp vốn vào công ty. Theo đó, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Riêng đối với quyền sở hữu trí tuệ, Luật cũng quy định rõ quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

 3. Vai trò cơ bản của vốn điều lệ trong công ty

Một trong những ý nghĩa lớn nhất của vốn điều lệ là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty.

Cụ thể, thành viên, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ một số trường hợp quy định tại Luật Doanh nghiệp.

Đồng thời, Luật Doanh nghiệp cũng quy định thành viên, cổ đông có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp cũng như được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, vốn điều lệ cũng là một trong những cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Ví dụ: Theo quy định tại Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã và phải có vốn điều lệ không được thấp hơn 20 tỷ đồng. Hoặc theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ thì một trong các điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ là phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 100 tỷ đồng.

Vốn điều lệ còn là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp tương đương.

4. Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ

4.1. Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

- Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

+ Tăng vốn góp của thành viên;

+ Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

+ Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;

+ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của