Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang hình thành và phát triển, nhiều doanh nghiệp (DN) chú ý đến việc phát triển thương hiệu, phát triển về doanh thu, đồng nghĩa với đó là việc họ đã bỏ qua một yếu tố rất quan trọng để đưa DN xứng tầm đó là văn hóa DN.
Vậy văn hóa DN là gì?
Ngày nay có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa DN, nhưng chúng ta có thể ngầm hiểu như sau: là tư duy và thái độ của nhân viên về công việc họ đang làm, khách hàng mà họ đang phục vụ và với chính ban lãnh đạo, chủ DN đó. Văn hóa DN là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong DN cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của DN.
Ảnh minh hoạ
Đối với công ty nào cũng cần phải có văn hóa DN, dù công ty có đó lớn hay nhỏ, mang tầm cỡ thế nào đi chăng nữa cũng cần có sự hậu thuẫn của văn hóa DN. Văn hóa DN giải quyết tất cả mọi khúc mắc của một DN đang gặp khó khăn về các mặt…
Một DN vừa mới thành lập có muôn vàn câu hỏi vì sao, những câu hỏi đó là gì mà nó có sức ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của một DN. DN bạn có loại văn hóa nào? Văn hóa đó có khiến DN tốt hơn không? Có mang đến hiệu suất làm việc nhóm hay cá nhân như mong muốn không? Có làm khách hàng trở nên thân thiết và có lưu giữ được những Người Giỏi Nhất ở lại không?
Xin thưa rằng, tất cả những câu hỏi trên chỉ có văn hóa DN mới giải quyết được. Chúng ta phải hiểu, tại sao người Nhật họ lại thành công trong việc thực hiện văn hóa DN, ông chủ sai, nhân viên đúng họ cúi đầu xin lỗi nhân viên, còn Việt Nam chúng ta thì sao? Văn hóa DN này có được trọng dụng đúng cách, đúng chỗ hay chưa?
Nói về các DN của Việt Nam, thì chúng ta hay nghĩ đến nhân viên của Điện máy xanh, Thế giới di động, nhân viên FPT Shop….họ luôn có cái chào đối với khách hàng khi đến cửa hàng, dù người đó là ai, nhân viên vẫn nhiệt tình chăm sóc chu đáo, tận tình, tỉ mỉ điều đó khiến khách hàng hài lòng và sẽ quay lại sử dụng dịch vụ của họ.
Peter Drucker đã nói: “Văn hóa hoàn toàn đánh bại chiến lược” (Culture eats strategy for breakfast) có lẽ thích hợp với bối cảnh hiện nay hơn bao giờ hết, khi chính đội ngũ nhân viên mới là người định nghĩa DN bạn, làm nên giá trị và danh tiếng của nó.
Có bao nhiêu nhân viên trong một công ty hiểu được giá trị của văn hóa DN, kể cả ban giám đốc của công ty đó, cũng là người xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhưng đôi khi họ còn làm trái cái văn hóa của họ đưa ra thì làm sao nhân viên phục. Mình là người đưa ra văn hóa của công ty mình thì bản thân mình phải gương mẫu, phải nghiêm túc thực hiện văn hóa đó thì tập thể mới thực sự phát triển mạnh và đoàn kết.
Văn hóa DN tạo ra giá trị của DN, những giá trị nghĩ đơn giản mà không có văn hóa thì giá trị đó cũng vứt đi. Giá trị miêu tả cách hoàn thành công việc và cho phép các thành viên thấu hiểu “con đường đến mục tiêu cũng quan trọng như chính mục tiêu”. Giá trị giúp đảm bảo rằng: dưới mọi áp lực, chúng ta vẫn làm những gì tốt nhất cho nhiều người nhất về lâu dài. Giá trị cũng là công cụ thu hút và là bộ lọc tuyệt vời để giúp DN xây dựng, phát triển và nhân rộng đội ngũ. Những giá trị đó đúc kết cho DN tạo thành hai điều quan trọng là tăng trưởng và sao chép chính mình.
Tôi không nói xấu các DN nhưng tôi nhận xét các DN nhỏ và vừa của Việt Nam chưa xây dựng được một bộ văn hóa công ty mình đúng chuẩn mực đạo đức, chính đều đó tạo ra một môi trường làm việc không mấy thiện cảm đối với tất cả nhân viên từ nhân viên cũ đến mới.
Nhiều nhân viên của một DN lợi dụng DN của mình chưa xây dựng một bộ văn hóa DN đúng chuẩn mực đạo đức, nhân viên lợi dụng đều đó dùng mọi thủ đoạn không minh bạch và bất chấp mọi cái để tiến thân, điều đó tạo nên một lỗ hỏng cực lớn trong DN.
Chính vì điều đó, chúng ta vô tình tạo nên sự đấu đá, cạnh tranh không lành mạnh, nhân viên cũ thì chán nản, nhân viên mới thì bơ vơ lạc lỏng, rồi xin nghỉ việc, người làm được việc bằng năng lực thì xin nghỉ, còn công ty chỉ có những người vô công rỗi nghề dùng thủ đoạn để tiến thân và DN đó sa sút về quản lý, sa sút về doanh thu, sa sút về văn hóa. Tại sao lại như vậy, những người có ý thức văn hóa DN họ đã nghỉ việc chỉ còn lại sâu bọ của DN.
Vì vậy, việc phát triển văn hóa DN là rất cần thiết, mỗi DN cần xây dưng cho mình một bộ tiêu chuẩn văn hóa DN để xứng tầm với việc phát triển và tầm nhìn phát triển trong tương lai.