Lo học sinh trầm cảm vì học trực tuyến
Hiệu trưởng các trường cho rằng, học trực tuyến kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tâm thần của học sinh. Các trường cần tính phương án tăng cường hoạt động, kỹ năng khi học sinh quay lại trường.

Bà Lê Thị Thúy Nga, Hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy (Hà Nội), nói rằng, một vấn đề khiến giáo viên, nhà trường khá lo lắng hiện nay là sức khỏe tâm thần của học sinh. Dù Hà Nội có hướng dẫn giảm thời lượng tiết học, nhưng nếu học sinh ngồi bên máy tính, không có bạn bè bên cạnh để trực tiếp giao tiếp, vận động trong thời gian dài thì sức khỏe tâm thần của các em sẽ dễ bị ảnh hưởng lớn.
“Hiện nay, nhà trường yêu cầu giáo viên tăng các hoạt động giao lưu trực tuyến, chia nhóm truy bài để học sinh có cơ hội nói chuyện với nhau. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, tranh thủ thời gian ít ỏi của giờ học để thực hiện”, bà Nga nói.
Ông Lê Xuân Trung, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi, quận Hà Đông (Hà Nội), cho rằng, nếu các địa phương dạy trực tuyến, dạy qua truyền hình kéo dài, không có đủ thời gian dạy bù thì chất lượng giáo dục sẽ tương đối thấp.
“Học sinh nhỏ tuổi như lớp 1, lớp 2 và cuối cấp như lớp 9, lớp 12 sẽ chịu thiệt thòi khá lớn”, ông nói. Ông cho rằng, nếu đến giữa tháng 11 Hà Nội mới cho học sinh tới trường thì đồng nghĩa với gần 3 tháng học trực tuyến cộng thời gian nghỉ chống dịch trước đó, các em có đến 7 tháng bị “nhốt” trong nhà học trực tuyến.
Ở trường chất lượng cao, ngoài học 6 buổi sáng, học sinh còn học tăng cường 3 buổi chiều. Các em đang bị quá tải học tập trực tuyến, ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe tâm lý, tinh thần.
“Hà Nội nên xem xét cho học sinh ở vùng xanh tới trường, không nên đóng băng học sinh toàn thành phố”, ông nói.
Theo các chuyên gia, trước khi học sinh quay lại trường học, cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm lý thú tại trường. Giáo viên chủ nhiệm, thầy cô hỗ trợ tâm lý cho học sinh, không vì áp lực chất lượng học tập mà gây thêm sức ép cho các em.
Không chỉ dạy kiến thức
Theo Bộ GD&ĐT, sau lễ khai giảng năm học mới, đến nay có 25 tỉnh, thành phố dạy học trực tiếp, các địa phương còn lại kết hợp trực tiếp, trực tuyến và truyền hình, trong đó hơn 20 địa phương dạy học hoàn toàn bằng trực tuyến, truyền hình. Trong số đó có những thành phố như Hà Nội, TPHCM… xác định dạy học trực tuyến lâu dài vì dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết, sau lễ khai giảng năm học mới, học sinh toàn thành phố phải học trực tuyến, gặp nhiều khó khăn, nhất là cấp tiểu học. Sở GD&ĐT đã lên các kịch bản trình UBND thành phố Hà Nội về việc cho học sinh học trực tiếp, như ban đầu cho phép học sinh một số khối lớp đầu cấp và cuối cấp gồm khối 6, khối 9, khối 12 ở vùng xanh trở lại trường học.
Ông Mai Tấn Linh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng, nói rằng, thành phố đã giảm thời lượng mỗi tiết học xuống không quá 35 phút, mỗi buổi không quá 4 tiết. Sở cũng yêu cầu các trường chỉ dạy chương trình Bộ GD&ĐT giảm tải, không có nội dung tăng cường để giảm áp lực, tăng thời gian nghỉ ngơi cho học sinh.
Ông Linh khẳng định, với việc đổi mới dạy học như hiện nay, chất lượng giáo dục không chỉ được đánh giá bằng kiến thức, học sinh còn cần được trang bị nhiều kỹ năng như: giao tiếp, ứng xử, ngôn ngữ… Học trực tuyến như hiện nay mới chỉ nhằm trang bị thêm kiến thức và ứng dụng công nghệ thông tin để giúp học sinh giao tiếp với giáo viên, bạn bè.
“Do đó, trong một khoảng thời gian học sinh không thể tới trường, chúng ta buộc phải chấp nhận. Khi dịch bệnh ổn định, ta có thể tận dụng thời gian để bồi dưỡng, phụ đạo cũng như tăng cường các hoạt động thêm cho học sinh”, ông nói.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nói rằng, dạy học trực tuyến và qua truyền hình trong điều kiện dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, khó lường hiện nay là bất khả kháng. Hiện nay, trong quá trình dạy trực tiếp, một số địa phương phát sinh ca nhiễm mới nên lại chuyển từ “vùng xanh” thành “vùng đỏ”. Tình trạng này có thể còn xuất hiện trong thời gian tới.
Do đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương xác định dạy học trực tuyến, qua truyền hình không còn là giải pháp tình thế, phải chủ động có kế hoạch dạy học theo hình thức này. Đây cũng là cách để ngành giáo dục có thể đạt được 3 mục tiêu: an toàn trong dịch bệnh, hoàn thành chương trình năm học và kiên trì mục tiêu chất lượng.
“Nếu lực lượng y tế đang căng mình ở tuyến đầu chống dịch, thì ngành giáo dục cũng nỗ lực hết sức để tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp học trò thực hiện các biện pháp an toàn về dịch, dù không thể đến trường vẫn không ngừng việc học và được học một cách tử tế, chất lượng”, ông nói.
Tháng 9 này, Bộ GD&ĐT tổ chức 2 khóa tập huấn về dạy học trực tuyến, qua truyền hình cho cán bộ, giáo viên tiểu học của nhiều địa phương. Đan xen với đó là các khóa tập huấn cho đội ngũ nhà giáo cấp THCS, THPT của 63 tỉnh, thành phố.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn

Đời sống
Thứ bảy, 25/09/2021, 04:42 AM
Miễn Phí 100% Phí Test Nhanh Covid-19 Cho Các Đối Tượng Khi Đến Khám Và Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện

Đời sống
Thứ bảy, 25/09/2021, 07:48 AM
Trường đại học linh hoạt phương án dạy học thực hành

Đời sống
Chủ nhật, 26/09/2021, 06:19 AM
Lữ hành Saigontourist: Tổ chức 8 tour tri ân hàng ngàn y bác sĩ lực lượng tuyến đầu chống dịch

Đời sống
Chủ nhật, 26/09/2021, 08:55 AM
Quận 7 (TP.HCM): Những Giọt máu vàng mùa Covid-19

Đời sống
Chủ nhật, 26/09/2021, 23:52 PM
Từ những vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Báo động lệch chuẩn đạo đức, lối sống

Đời sống
Thứ tư, 29/09/2021, 23:08 PM
PC-Covid sẽ là ứng dụng duy nhất phục vụ phòng chống COVID-19

Đời sống
Thứ sáu, 01/10/2021, 22:51 PM
Trường CĐ Bình Định sáp nhập vào Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Đời sống
Thứ sáu, 01/10/2021, 23:48 PM
Học sinh 'hứng sóng' học online: Đừng than vãn, hãy chìa vai gánh vác những khó khăn
Những tin cũ hơn

Đời sống
Thứ ba, 21/09/2021, 23:10 PM
Dạy học trực tuyến: Giáo viên 'vừa chạy vừa xếp hàng'

Đời sống
Thứ hai, 20/09/2021, 05:25 AM
“30 điểm vẫn trượt đại học” hay là 3 điều đáng mừng trong giáo dục đào tạo?

Đời sống
Thứ hai, 20/09/2021, 03:43 AM
Những thuốc được dùng cho trẻ mắc Covid-19 điều trị tại nhà

Đời sống
Chủ nhật, 19/09/2021, 22:44 PM
25 địa phương tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh

Đời sống
Thứ bảy, 18/09/2021, 04:48 AM
Lan toả nghĩa tình “Xứ dừa” tại TP.HCM

Đời sống
Thứ sáu, 17/09/2021, 22:29 PM
Vì sao tài xế công nghệ không được Ngân hàng hỗ trợ giảm lãi?

Đời sống
Thứ sáu, 17/09/2021, 06:29 AM
Tiền Giang: Trao tặng 27 máy tính bảng cho học sinh huyện Châu Thành
THƯƠNG HIỆU MẠNH


- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Cần phát triển thị trường bất động sản bền vững– Làm đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng
- Chi hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Hải Âu VAPA tổ chức triển lãm ảnh “Nón lá trong cuộc sống”
- Tổng kết, trao giải cuộc thi ảnh “Phật giáo Long Khánh và cuộc sống”
- TP.HCM :Tổng kết và phát động cuộc thi viết – cuộc thi ảnh nghệ thuật chủ đề “Hành trình 10 năm vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”
- Viện IMRIC – Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống đồng hành công tác chấm ảnh công khai Cuộc thi ảnh “Phật giáo và cuộc sống”
Đọc nhiều nhất
- Chủ tịch UBND huyện đầu tiên tại Việt Nam xin nghỉ việc vì chống dịch không hiệu quả
- Triết lý khởi nghiệp của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang: Bạn chưa thể bắt đầu nếu chưa hình dung được cách giải quyết vấn đề! Tránh cách nghĩ “cứ làm đã rồi tính”!
- Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM tổ chức Lễ Tổng kết Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP Hồ Chí Minh năm 2021
- Khánh Hoà: Sàn giao dịch “Đất Gốc” gặt hái nhiều thành tựu trong thị trường bất động sản bất chấp dịch Covid – 19
- Bức tranh tài chính của Meey Land trước ngày lên sàn UpCom
- Xuân Lộc (Đồng Nai): Tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới
- Bất động sản Đà Nẵng: Sẽ sôi động sau dịch
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Vì sao “dự án ma” vẫn len lỏi tồn tại – Đâu là biện pháp chế tài?
- Tiếp sức đội ngũ y tế tuyến đầu
- Giải mã hiện tượng chung cư TP. Hồ Chí Minh tăng giá