ThS. Hồ Minh Sơn: Hoàn thiện luật bảo vệ người tiêu dùng trước 'ma trận' hàng nhái, hàng giả trên không gian mạng xã hội
Hồ Chung - Hồ Duyên |
Thứ năm - 20/10/2022 06:19
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ban hành cách đây 12 năm và tồn tại nhiều bất cập. Trong khi đó việc mua bán hàng qua thương mại điện tử đang dần phổ biến trong thời gian gần đây, nhưng chưa có những quy định bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng nên cần sớm hoàn thiện trong thời gian tới.

Cụ thể, ngày 19/10/2022 mới đây, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã tổ chức tọa đàm trực tuyến 'Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng'. Tại đây, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) Trịnh Anh Tuấn chia sẻ, năm 2021, thương mại điện tử là lĩnh vực đứng thứ 2 về số lượng đơn, thư phản ánh, yêu cầu, kiến nghị của người tiêu dùng tới Cục. Trongsố đó, có tổng số 1.261 đơn, thư phản ánh, yêu cầu, kiến nghị của người tiêu dùng liên quan tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Cục tiếp nhận và xử lý, chiếm tỷ lệ 15,4%. Các nội dung phản ánh chủ yếu liên quan đến việc chậm giao hàng, giao hàng không đúng số lượng, chất lượng so với đơn hàng đã đặt.
Mặt dù, bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng. thương mại điện tử (TMĐT) vẫn là một trong số ít những ngành duy trì tăng trưởng đạt 16% và quy mô thị trường 13,7 tỉ đô la Mỹ trong năm 2021. TMĐT Việt Nam được xếp thứ ba trong khu vực Đông Nam Á. Dự đoán đến năm 2025 quy mô thị trường TMĐT Việt Nam sẽ đạt 57 tỉ đô la Mỹ.
Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) Trịnh Anh Tuấn, nhấn mạnh: “Có một số tổ chức, cá nhân lợi dụng thương mại điện tử để cung cấp hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đúng với những hình ảnh đã quảng cáo trên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội, trang thông tin diện tử...”.
Đồng thời, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật. Có trường hợp vì mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp cố tình vi phạm quyền lợi người tiêu dùng để cung cấp cung cấp hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ông Trịnh Anh Tuấn cho hay đối với quy định pháp lý cũng cần được tiếp tục hoàn thiện để điều chỉnh kịp thời và đầy đủ các hành vi vi phạm mới trong bối cảnh của hội nhập quốc tế sâu rộng, sự chuyển đổi số nền kinh tế, hay tiến tới là nền kinh tế số.
Tương tự, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Lại Việt Anh thông tin trong thời gian 5 - 6 năm trở lại đây, thương mại điện tử Việt Nam chứng kiến sự phát triển nhanh chóng, với tốc độ phát triển trung bình từ 25 - 35%. Cùng sự mở rộng của thị trường, những hành vi vi phạm sẽ ngày càng nhiều, đa dạng hơn. Thực tiễn đó đòi hỏi cơ quan quản lý cần có khung khổ pháp lý đủ mạnh, có sự thay đổi phù hợp về pháp luật để bảo vệ người tiêu dùng.
Sau khi theo dõi buổi toạ đàm, ThS. Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Chủ tịch. HĐQL Viện Nghiênn cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Giám đốc Chi nhánh số 1 (Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP.HCM), Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống cho rằng chính sách bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam khá toàn diện tuy nhiên việc khiếu nại vẫn gia tăng, bởi các yếu tố như: Cách nay 12 năm - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ban hành, trong khi tình hình kinh tế – xã hội đã có nhiều thay đổi. Nhiều quy định của luật đã không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa được điều chỉnh.Đồng thời, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã dành một chương riêng (Chương III) để nói về các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người dùng. Thế nhưng, nhiệm vụ, trách nhiệm được giao khá cụ thể và đầy đủ, quy định về quyền hạn cũng như nguồn lực để thực thi lại chưa được cụ thể – đây là những bất cập nên cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các điều luật.
Trải qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (có hiệu lực từ năm 2011), Bộ Công thương hiện đã hoàn chỉnh dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi, trình Chính phủ và sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ tư trong tháng 10/2022.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh thông tin tại toạ đàm, các quy định về bảo vệ người tiêu dùng trước đây đã có ở nhiều mảng khác nhau nhưng có sự chồng chéo, thực hiện chưa tốt. Vì vậy, dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi ra đời mang tính kịp thời, phù hợp với xu thế phát triển.
Tính đến thời điểm hiện tại, các vụ khiếu nại vì hoạt động thương mại trên không gian mạng tăng lên tới 1.600 vụ/năm, thể hiện người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về quyền lợi và nơi mình có thể khiếu nại. Đây sẽ là tâm điểm trong việc sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ông Trịnh Anh Tuấn cho rằng, dự thảo Luật đã bổ sung các quy định cụ thể về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng. Đối với “tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian” phải thực hiện thêm các trách nhiệm như chỉ định, công bố công khai đầu mối liên hệ, người đại diện được ủy quyền phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; chỉ định, công bố công khai đầu mối tiếp nhận, giải quyết các phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ…Đối với “tổ chức, cá nhân kinh doanh được xác định là nền tảng số lớn”, phải thực hiện thêm các trách nhiệm như: thiết lập kho lưu trữ các quảng cáo có sử dụng thuật toán để nhắm đến người, nhóm người tiêu dùng cụ thể; đánh giá định kỳ hoạt động kiểm duyệt nội dung, việc sử dụng hệ thống thuật toán và quảng cáo nhắm đến người, nhóm người tiêu dùng...
Chia sẻ với chúng tôi, ThS. Hồ Minh Sơn cho rằng hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế toàn cầu hóa, dự thảo đã bổ sung một chương mới quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù. Qua đó, giao dịch từ xa, bao gồm giao dịch được thực hiện trên không gian mạng, là một trong 3 loại hình quan trọng thuộc giao dịch đặc thù. Các giao dịch trên không gian mạng cũng là một trong 7 nhóm chính sách cần phải sửa đổi, bổ sung lần này.
Theo ThS. Hồ Minh Sơn cho biết dù chúng ta có nhiều luật đề cập đến như Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật Cạnh tranh...Do đó, trong dự thảo luật lần này cần sửa đổi, bổ sung về nội dung giao dịch trên không gian mạng hay giao dịch trên các nền tảng số. Đây là phạm trù mới, rộng, phức tạp và cần phải quy định chi tiết...Điển hình, dự thảo đã bổ sung các quy định cụ thể về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng. Quy định trách nhiệm đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian, tổ chức, cá nhân kinh doanh được xác định là nền tảng số lớn…
Cùng với đó, dự thảo cũng đưa ra các quy định cấm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số, gômg: cấm ép buộc hoặc ngăn cản người tiêu dùng đăng ký sử dụng hoặc sử dụng nền tảng số trung gian khác như điều kiện bắt buộc để sử dụng dịch vụ; cấm sử dụng các biện pháp ngăn hiển thị hoặc hiển thị không trung thực kết quả phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số; cấm ngăn cản người tiêu dùng gỡ bỏ các phần mềm, ứng dụng cài đặt sẵn hoặc buộc người dùng cài đặt các phần mềm, ứng dụng kèm theo nền tảng trực tuyến, ThS. Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm.

Có thể thấy, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tiến bộ hơn rất nhiều so với Luật cũ và được điều chỉnh rộng khắp nhiều lĩnh vực, nhiều điều khoản. Tin rằng, các cơ quan đã có nghiêncứu về các quy định, điều chỉnh về trách nhiệm của người bán hàng, các đơn vị trung gian và cả các quy định về nền tảng bán hàng, đăng ký gian hàng là những sửa đổi rất ý nghĩa. Từ đó, sẽ giúp cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và trong các giao dịch đặc thù (trên không gian mạng) sẽ tốt hơn.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn

Đời sống
Thứ năm, 20/10/2022, 23:52 PM
Mỗi ngày một cốc nước dừa vừa giúp giảm cân, dẹp da tốt cho sức khỏe

Đời sống
Thứ năm, 20/10/2022, 23:57 PM
Đốt mỡ nhanh chóng với khoai lang

Đời sống
Thứ năm, 27/10/2022, 00:04 AM
Nghệ sĩ hồi ức về đại dịch Covid – 19

Đời sống
Thứ năm, 27/10/2022, 22:10 PM
ThS. Hồ Minh Sơn: Lối sống ảo, quyền lực ảo tiếp tay bạo lực thảm án vì tình và gia đình

Đời sống
Thứ bảy, 29/10/2022, 22:07 PM
Sức hút từ Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật “Phú Mỹ Hưng – tuổi 30”

Đời sống
Thứ tư, 02/11/2022, 07:25 AM
Viện IMRIC, Tc Nhiếp ảnh và Đời sống và Bv Răng Hàm Mặt Sài Gòn thăm, làm việc với UBND Huyện Tân Trụ (Long An)

Đời sống
Thứ bảy, 05/11/2022, 03:23 AM
CỤC MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH VÀ TRIỂN LÃM (BỘ VH,TT&DL): TRAO GIẢI CUỘC THI VÀ TRIỂN LÃM ẢNH NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NĂM 2022

Đời sống
Thứ bảy, 05/11/2022, 07:21 AM
TP.HCM: Sự hoà trộn sắc màu, kỹ thuật và tính đa dạng tại triển lãm Tranh "Giấc mơ màu” của người cầm cọ U80
Những tin cũ hơn

Đời sống
Thứ ba, 18/10/2022, 01:51 AM
Bế mạc giải bóng đá CLB Doanh nhân Hà Tĩnh Phía Nam tranh cúp One Fin

Đời sống
Chủ nhật, 16/10/2022, 18:31 PM
Trải nghiệm Phong cách Bóng đá Juventus và giao lưu với các ngôi sao của đội TPHCM

Đời sống
Thứ bảy, 15/10/2022, 06:12 AM
Trước khi đi ngủ chỉ cần chăm chỉ thực hiện '2 có, 3 không' này, ung thư sẽ 'chạy xa'

Đời sống
Thứ ba, 11/10/2022, 04:58 AM
Áo dài Sài Thành giữ gìn, lan toả nét đẹp trang phục truyền thống của Phụ nữ Việt

Đời sống
Chủ nhật, 09/10/2022, 23:17 PM
Chùa Lá (Gò Vấp) tổ chức trao quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng sau cơn bão Noru


Đời sống
Thứ bảy, 01/10/2022, 22:07 PM
Thắm đượm nghĩa tình việc hợp tác triển khai chương trình “Kiến tạo tương lai cho em”

Đời sống
Thứ tư, 28/09/2022, 04:15 AM
Trước thông tin không tổ chức đấu thầu nấu ăn cho học sinh, Hiệu trưởng nhà trường lên tiếng
THƯƠNG HIỆU MẠNH


- Viện IMRIC – Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp luật về kinh doanh bất động sản&Du lịch nông nghiệp 4.0”
- Nhân đạo, từ thiện là nét đẹp, truyền thống quý báu của người Việt
- CSGT có được rút chìa khóa xe, có cần chứng minh người vi phạm rồi mới được kiểm tra giấy tờ? – Giải quyết ra so khi hàng xóm không ký giáp ranh đất
- ÔNG HỒ MINH SƠN – GĐ TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT TOÀN TÂM (TTLCC): NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- Ông Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, GĐ Trung tâm TTLCC: Cần có biện pháp chế tài triệt để, nếu xử phạt cho tồn tại liệu phòng cháy còn hiệu nghiệm?
Đọc nhiều nhất
- “Đặc sản trái cây sấy - Chất lượng xứng tầm Hoa quả Việt” của Hồ Huy Food tại Cà Mau
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Chủ nợ có liên quan đến vụ “Công ty mua bán nợ” bị khởi tố, bắt giam?
- Ông Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện IRLIE, PGĐ Trung tâm TTLCC dự kiến tham luận tổng quan các quy định pháp luật về huy động vốn cho doanh nghiệp tại toạ đàm ngày 16/06/2023
- ThS. Nhà báo Hồ Minh Sơn tiếp tục nhận giấy khen của Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống
- Nhà báo – Luật gia Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện IRLIE: Bạo lực gia đình – Vì đâu nên nỗi?
- ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE: Tham dự nâng bước thí sinh cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Á – Âu tại Dubai
- Viện IMRIC – Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 06 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2023
- TS Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE: Phòng, tránh gây nhiều hệ luỵ cho người tham gia - Đẩy mạnh tuyên truyền, nhận diện về bẫy đa cấp biến tướng
- TRƯỜNG CĐ ĐẮK NÔNG CÓ NHÀ GIÁO VÀ SINH VIÊN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP XUẤT SẮC TIÊU BIỂU NĂM 2022
- Viện IMRIC và Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đến thăm và làm việc với Trung tâm Anh ngữ Quốc tế Real Peak tại Đắk Nông