Hình ảnh những pha nguy hiểm cháy người trên...phim
Phạm Lữ |
Thứ năm - 29/12/2022 02:32
Cháy là một trong những pha nguy hiểm của cascaduer trong quá trình làm nghề. Nhiều vụ cháy được đặt hàng và thực hiện khá hiệu quả và an toàn. Nhưng vẫn có những vụ cháy ngoài ý muốn, tạo nên những nỗi ám ảnh của người trong cuộc... Xin bật mí vài cảnh quay dỡ khóc dỡ cười mà người viết từng biết qua..

Tai nạn vì cháy
Trong MV Vọng cổ buồn của ca sĩ Hà Phương và Thái San tại Long An vừa xảy ra một tai nạn ngoài ý muốn. Theo lời Thái San: Cảnh quay người lính trẻ viết thư gởi người yêu giữa trận tiền đầy tiếng đạnbom. Lúc thổi tắt ngọn đuốc, anh bị lửa "phản chủ" táp ngược vào người, cộng với gió mạnh... thế là người anh như ngọn đuốc sống, tiếng la thất thanh mọi người ào vào nhanh chóng dập tắt. Kết quả, tóc cháy xém, vùng cổ phỏng nặng 38, đoàn phim nhanh chóng đưa anh đi bệnh viện trong tiếng khóc nức nở của Hà Phương vì không ai lường trước cảnh xảy ra.
Thái San nói như uất nghẹn: "Kinh quá, San cứ tưởng mình đã chết, vì nó xảy ra nhanh quá, trong cái nóng kinh hồn, mình bị mơ màng như đã về... cõi tiên. Lúc đó chỉ lờ mờ nhớ cảnh mọi người xúm nhau cứu mình, rồi đi tận 5 cây số trong đồng ruộng mới có bệnh viện cấp cứu. Về nhà nằm nữa tháng trời dưỡng bệnh, di chuyển về Pháp phải băng bó rất kỷ vì sợ nhiễm trùng, vậy mà nước vàng từ vết thương vẫn chảy ra khiến người ở hải quan cũng hãi hùng thông cảm cho qua.

Theo Thái San: " Cảnh cháyquá nguy hiểm, nhưng việc bảo hiểm của mình sơ sài nên nghề diễn viênSan thấy mong manh quá. Qua tai nạn này, các đoàn phim nên có nhiều biện pháp hiệu quả hơn để giúp diễn viên. Ở nước ngoài, mỗi khi có cảnh quay nguy hiểm, đoàn phim thường mua bảo hiểm cho cả đoàn phim và cả khu vực quay phim vì theo họ an toàn là trên hết. Trong tai nạn này, may mắn là gương mặt Thái San còn nguyên vẹn, chứ có bề gì là xem như hết làm nghề luôn. Riêng phần phỏng ở ngực, nên như là nữ, thì bạn thử hình dung cuộc sống của họ sẽ ra sao. May mắn của Thái San lần này là được anh em và nhất là Hà Phương tận tình cứu chữa, chứ không, Thái San nghĩ đời mình sẽ tàn với những năm tháng về già.
Những người … thích cháy
Trong nghề cascadeur, cứ mỗi lần đứng trước một pha nguy hiểm, hầu hết ai cũng muốn được tự mìnhmột lần thực hiện, trước là chứng minh bản lỉnh của mình, sau cũng có chút tâm lý là lấy "số má" với bạn bè người thân, và điều thứ ba không ai nói ra, nhưng ai cũng hiểu, đó là… tiền, dù rằng số tiền ấy so ra chẳng nhiều nhỏ gì.
Mỗi pha cháy cũng có nhiều công đoạn khác nhau, cháy một người, hay cháy tập thể. Cháy từ trên tàu nhảy xuống, hay cháy từ quả nổ chạy ra. Có lúc vừa cháy vừa bay vù vù trên không với đoạn đường dài hơn 300 mét. Mỗi pha cháy là mỗi pha rùn rợn khác nhau, chỉ có những ai từng bị cháy, mới hiểu được, bà hỏa nhà mình nó nóng và khủng khiếp như thế nào. "Bà hỏa" ấy cứ như một “người tình” ôm áp lấy người cháy chỉ khoảng 30 giây, có thể cho một ta chiến công vang dội, nhưng cũng chính "bà hỏa" này, đã tạo cho người bị cháy những giây phút hãi hùng rợn người mà không phải ai cũng có. Và chỉ có những ai “sành điệu” trong nghề mới có thể biến một bà hoả hung tợn thành một bà hoả nghệ thuật trong từng cảnh phim.

So với các “phi vụ” cháy ở nước ngoài thì ở Việt Nam ta được tổ chức cháy người khá đơn giản: Bình xịt xăng, bình xịt tắt lửa, bao bố dập lửa, và bộ áo bảo hộ chống cháy….
Trung Thành một cascadeur cho biết: “ Thực hiện các cảnh này, hầu như các em không nghĩ đến tiền, bởi sau một cảnh quay cháy, trừ tất cả các chi phí bảo hiểm, chúng em chỉ còn dư tiền mời anh em ăn uống một chầu nước ở… hè đường. Thế còn cảm giác? Trung Thành cười: “Lần đầu mặc áo bảo hộ vào là bắt đầu tim em… đập, dù em biết rằng sẽ có nhiều đồng đội bên ngoài bảo hiểm, nhưng cảm giác nặng nề mong lung dữ lắm. Khi ngọn lửa bốc lên cao, phảicố diễn sao cho đúng đường dây kịch bản. Thường thì lúc đang cháy thì chưa nóng lắm, nhưng khi dập tắc lửa rồi thì bắt đầu hơi nóng mới lan toả trong người, khiếm em có cảm giác như nóng 1.000 độ Cvậy! Nếu không có đồng đội là chết vì cháy là có thật!
Văn Khương, người có thâm niên gần 10 năm trong nghề, thì có vẽ bình thản hơn: Cháy, đó chỉ là một… trò chơi cảm giác mạnh, tất cả đã có bảo hiểm rồi lo gì, cháy như là một vinh dự của một cascadeur, chứ làm nghề mà không thí thố với những pha mạo hiểm thì không còn gì là thú vị.”.

Có lẻ vì vậy mà trước khi “lâm trận” mọi người trong đoàn phim còn thấy Khương vẫy tay chào vui vẽ. Tiếng đạo diễn la to trên hiện trường: “ Máy! Diễn! Lập tức ngọn đuốc được châm vào, người Khương bốc lửa cao ngùn ngụt, tiếng la hét của người bị cháy cứ như át cả phim trường, 15 giây, 20, rồi 30 giây nặng nề trôi qua, Khương gục ngã ngay vị trí quy định sẵn, ông đạo diễn lo nhìn khung hình quên cả việc cắt cảnh quay, chỉ đến khi Khương đập tay ra hiệu… nóng, nóng… Lúc đó anh em mới ào vô hiện trường, người xịt, người đập bao bố cứu Khương, lôi từng lớp áo trong người Khương ra, thấy anh ta còn cười được, cả đội đồng thanh la hét, như ăn mừng cho một cảnh quay... hoàn hảo.
Một lần cháy ở xứ người.
Lần đầu tiên tôi dẫn 10 cascadeur sang Ấn Độ đóng phim. Khi ấy nghe đạo diễn yêu cầu 4 người cháy trong một cảnh quay đánh nhau với diễn viên chính. Lúc đầu ai cũng vui mừng vì sắp được trổ tài. Nhưng khi ra hiện trường mọi người muốn té ngữa khi thấy một cái hố sâu khoảng 1m, dài 10 mét, ngang 5 mét. Toàn bộ hố này được thiết kế đường ống dẫn ga chằng chịt với hơn 50 bình ga đặt ở phía trên.
Theo quy định, anh chàng Ấn Độ vai chính sau vài đòn đánh nhau, anh sẽ tung lên không với cú đá xoay vòng, khiến bốn tay cascadeur của Việt Nam vừa bị cháy vừa xoắn trên không. Để làm được điều này, tất cả đều có một hệ thống kéo dây do một lực lượng phía sau yểm trợ, và hệ thống lửa cũng được một chuyên viên thứ thiệt điều khiển sao cho thích hợp nhất với cảnh quay. Đây được xem là một pha hấp dẫn, gây cấn nhất từ trước đến nay, nên cả đoàn phim hơn 100 người đã được điều động đến chuẩn bị từ sáng sớm.

Điều ngạc nhiên nhất với các thành viên cascadeur Việt là với một cảnh quay hoành tráng như thế này, nhưng phía Ấn Độ chỉ bảo hiểm rất sơ xài. Không có chất chống cháy đặc biệt, bốn cặp chân của cascadeur bị cháy chỉ được trang bị an toàn bằng những miếng vải quấn xung quanh. Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng tâm lý đến người thực hiện rất nhiều. Sau quá trình chuẩn bị và tập luyện, cuối cùng cảnh quay cũng được thực hiện. Camera, action! Tiếng đạo diễn lảnh lót vang lên, tay diễn viên chính bay người lên không tung cú đá song phi rồi lộn luôn một vòng, bốn tay cascadeur nhà mình bị trúng đòn cũng bay xoắn 3 vòng trên không, cảnh quay phải nói là quá đẹp, ai cũng thấp thỏm vui trong lòng, nhưng bổng nhiên tiếng la của Thanh Tuấn thất thanh: Nóng, nóng quá… Thì ra, thay vì bốn cặp chân cháy theo bốn hướng khác nhau, đằng này, do sợi xoay xoắn quá đà, khiến phần đầu của Tuấn xoay ngay cặp chân đang cháy ngùn ngụt của người bạn kế bên, ngọn lửa cứ thế mà đốt gương mặt của Tuấn. Cả nhóm lao vào dập lửa, nhưng khổ nổi lúc này Tuấn đang ở trên không, mà tổ kéo dây lại nằm tuốt phía xa cảnh cửa, hai bên không kịp phối hợp với nhau để hạ giây xuống mà dập tắt lửa, và Tuấn phải bị đốt như thế khoảng 30 giây ở trên không. Khi hạ dây xuống cũng là lúc Tuấn nhắm nghiền đôi mắt, gương mặt đỏ bừng, tóc bị cháy rụi cả một phần lớn. Hiện trường lúc này náo loạn cả lên, vì không ai ngờ tình huống xấu này sẽ xảy ra.
Nước bên ngoài cứ xối vào người anh để giảm nhiệt. Mất gần 10 phút sơ cứu, Tuấn mới hoàn hồn, và đôi mắt không bị ảnh hưởng gì ghê gớm. Sau cảnh cháy này, anh ngồi lặng người vì sự ác nghiệt của bà hỏa, nếu không có sự nhiệt tình của đồng đội, không biết chuyện gì sẽ xảy ra trên xứ người, có lẻ đây là một trong những kỷ niệm “hãi hùng” nhất của anh trong hành trình làm người hùng của màn ảnh. Sau cảnh quay “khủng” này anh cho biết: “ Lúc ấy tôi chỉ biết nhắm mắt kêu cứu và trông chờ vào phép màu, bởi mình hoàn toàn bị động vào sợi dây, muốn nhảy xuống cũng không được, mà muốn xoay qua chổ khác cũng không xong, chỉ biết lấy tay che lại bảo vệ gương mặt cũng mình, vậy mà sức nóng của lửa quá khiếp đảm…”.

Từng có dịp tiếp xúc với nhiều đoàn phim nước ngoài, người viết cũng biết ít nhiều về những chất chống cháy của cascadeur nước bạn rất an toàn và hiệu quả. Trong phim Xích Lô của đạo diễn Trần Anh Hùng có cảnh quay người cháy ngồi trong căn nhà bị cháy, người cháy được thoa lên một chất thạch và cứ thế mà ngồi cháy một cách rất tự nhiên. Còn bộ phim Người Mỹ trầm lặng, khi ngồi vào chiếc xe đang cháy, cascadeur được bôi kem lạnh, khiến toàn thân lạnh như một cái tủ lạnh di động, không hề có cảm giác nóng là gì, nên cứ an tâm mà đùa với bà hỏa.

Tuy nhiên, đến giờ chúng ta vẫn chưa biết các vật liệu họ làm bằng chất gì. Đây có lẻ là một bí kíp mà phải mất nhiều năm nữa chúng ta mới có thể nghiên cứu được. Ở phim ảnh của chúng ta hiện nay, đa số chỉ sự dụng áo thật dày, thắm nước đá, thoa gel và cứ thế mà … “chơi”, nên sức chịu nóng chỉ trong một thời gian có hạn. Nên không có gì lạ khi một cảnhquay, đoàn phim phải sử dụng đến ba người cháy liên tiếp, để nối cảnh lại với nhau thì mới mong được một cảnh quay… hiệu quả.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn


Giải trí
Thứ hai, 02/01/2023, 19:44 PM
Thái San bật mí chuyện phim trường

Giải trí
Chủ nhật, 08/01/2023, 03:05 AM
Quán quân Tình Bolero Nguyễn Lê Bá Thắng ra mắt MV Hoa trinh nữ theo phong cách trẻ trung

Giải trí
Thứ hai, 09/01/2023, 23:09 PM
Bình Tinh được vinh danh “Gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu ngành nghệ thuật 2022”
Những tin cũ hơn

Giải trí
Thứ năm, 22/12/2022, 22:32 PM
THÁI SAN TRỞ THÀNH "BÓ ĐUỐC SỐNG“ TRONG MV VỚI HÀ PHƯƠNG

Giải trí
Thứ hai, 19/12/2022, 21:03 PM
Thanh âm Sao và Sao - chương trình tri ân các nghệ sĩ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Giải trí
Thứ hai, 19/12/2022, 02:47 AM
Ca sĩ Lê Vương chính thức tung MV “Cô đơn này ai thấu” kể câu chuyện của chính mình

Giải trí
Chủ nhật, 18/12/2022, 21:29 PM
Ca sĩ Thanh Trà con Nhạc sĩ Trần Hồng, nhà nghiên cứu & sưu tầm văn nghệ dân gian chuyên về bài chòi, dân ca khu năm

Giải trí
Thứ sáu, 09/12/2022, 03:44 AM
PHIM TRO TÀN RỰC RỠ - KHÔNG ĐÚNG CHẤT MIỀN TÂY

Giải trí
Thứ sáu, 09/12/2022, 03:19 AM
Thanh Phong - Hồ Gia Trang Media đã thay đổi tôi

Giải trí
Thứ bảy, 03/12/2022, 20:43 PM
Đêm Nhạc Mini Show của tác giả Jenny Thủy Đinh

Giải trí
Thứ năm, 01/12/2022, 20:22 PM
Ca sĩ – Diễn viên Khánh Hưng – Xuân này tôi trở lại
THƯƠNG HIỆU MẠNH


- Bà Hồ Nhật Tú Trinh – Trưởng VP công chứng Hồ Nhật Tú Trinh thăm, làm việc với Viện IRLPIE, Viện IMRIC, TT TV pháp luật tại TP.HCM và Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam
- Bác sĩ Phan Hiệp Lợi – Giám đốc BV Thẩm mỹ Hiệp Lợi thăm, làm việc với Viện IMRIC, Viện IRLPIE và Tạp chí Nhiếp ảnh&Đời sống phía Nam
- TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Muốn đẩy lùi tín dụng đen - Cần truyền thông giúp người dân nắm bắt được danh sách các TCTD do NHNN cấp phép
- TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng IMRIC: “Cơ hội” để các nhà đầu tư cần tận dụng khi thị trường bất động sản hướng về nhu cầu ở thực
- TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Người dân và doanh nghiệp kỳ vọng về sửa Luật Đất đai
Đọc nhiều nhất
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Vì sao “dự án ma” vẫn len lỏi tồn tại – Đâu là biện pháp chế tài?
- Trường THCS Hoa Lư: Một trong những điểm sáng, lá cờ đầu ngành giáo dục tại TP. Thủ Đức
- Khánh Hoà: Sàn giao dịch “Đất Gốc” gặt hái nhiều thành tựu trong thị trường bất động sản bất chấp dịch Covid – 19
- Thanh Bạch - tôi vẫn vui với những tháng ngày
- “Đặc sản trái cây sấy - Chất lượng xứng tầm Hoa quả Việt” của Hồ Huy Food tại Cà Mau
- ĐIỀU TRỊ THUỐC CHỐNG ĐÔNG Ở BỆNH NHÂN BỊ COVID-19
- Phát huy vai trò kênh dẫn vốn quan trọng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- VIỆN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG – TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ (IMRIC) TỔ CHỨC GẶP MẶT ĐẦU XUÂN NHÂM DẦN 2022
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Chủ nợ có liên quan đến vụ “Công ty mua bán nợ” bị khởi tố, bắt giam?
- Hội Doanh nhân BIG8 TP.HCM chung tay giúp đở mảnh đời kém may mắn ở Quảng Bình