Du lịch Việt Nam hậu Covid-19 và những bài học từ Singapore
Với mục tiêu đồng hành cùng các doanh nghiệp mũi nhọn, những “xương sống của nền kinh tế" giải các bài toán kinh doanh hiệu quả trong giai đoạn “nóng” hiện nay, ngày 7/10/2021, Talk show Nguy cơ phối hợp thực hiện bởi VnExpress và S-World, đã lên sóng với sự góp mặt của các khách mời uy tín đến từ Singapore, xoay quanh vấn đề thiết lập tính bền vững cho ngành du lịch quốc gia và kết nối Singapore - Việt Nam thông qua “du lịch bền vững”. Các khách mời của Talk show là bà Jeannie Lim - Tổng Cục phó Khối Chính sách và Kế hoạch Tổng Cục Du lịch Singapore (STB); ông Lê Hữu Huy - Giám đốc điều hành Công ty tư vấn Vietnam Global Network tại Singapore; người dẫn chương trình là chị Nguyễn Phi Vân - chuyên gia nhượng quyền, doanh nhân và nhà đầu tư thiên thần. Các khách mời có những chia sẻ và nhận định về các kế hoạch phát triển du lịch bền vững của Singapore, từ đó đúc kết được nhiều bài học bổ ích cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong quá trình tái thiết nền du lịch Việt sau đại dịch.
Tính bền vững đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ mới
Hơn một năm qua, do tác động nghiêm trọng từ dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Hầu hết các công ty lữ hành buộc phải tạm ngừng hoạt động, hướng dẫn viên không có việc làm; cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí phải đóng cửa để cùng cả nước chung tay chống dịch. Theo thống kê, ngành du lịch Việt Nam là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong 4 lần dịch bùng phát và là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước đang rất cần một kịch bản hồi sinh sau “cơn bĩ cực” lần thứ 4. Hơn lúc nào hết, ngành du lịch Việt Nam đang cần “lấy hơi” để tái khởi động sau đại dịch.
Từ cuối tháng 9 năm 2021, sau nhiều tháng giãn cách xã hội nghiêm ngặt, các tỉnh thành trên khắp Việt Nam đã dần mở lại các loại hình dịch vụ và ngừng yêu cầu giới nghiêm. Đây là một dấu hiệu tích cực góp phần thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch. Đây cũng là cơ hội để mở ra nhiều hướng đi mới cho Việt Nam, và hơn lúc nào hết, đây là lúc Việt Nam cần tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ các nước láng giềng, cụ thể là người bạn Singapore.
Ngày 10/2/2021, Chính phủ Singapore đã công bố Kế hoạch xanh đến năm 2030, một "phong trào toàn quốc" nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự quốc gia Singapore về phát triển bền vững. Đây được xem là tiền đề nhằm tăng cường các cam kết của Singapore theo Chương trình nghị sự đến năm 2030 về phát triển bền vững của Liên Hợp quốc và Thỏa thuận chung Paris. Theo kế hoạch, Singapore hướng tới đạt được mục tiêu dài hạn không phát thải ròng càng sớm càng tốt.
Trả lời cho câu hỏi tại sao Singapore tập trung vào tính bền vững trong thời điểm hiện tại, bà Jeannie Lim cho biết: “Càng ngày chúng ta càng nhận ra rằng, tính bền vững không chỉ là một điều tốt, mà còn là điều đúng đắn. Với môi trường mà chúng ta đang sống, tôi nghĩ Covid-19 càng đề cao nhu cầu và sự cấp thiết của tính bền vững khi các biên giới đều đóng cửa, và các chuỗi cung ứng đều bị gián đoạn. Đã đến lúc chúng ta cần phải xem xét vấn đề về tính bền vững một cách nghiêm túc”.
Là một chủ doanh nghiệp đã sinh sống và làm việc hơn 25 năm tại Singapore , ông Lê Hữu Huy cho rằng: “Về cơ bản, trước đây Singapore đã có các giải pháp về một môi trường xanh và sạch, thậm chí đã thực hiện từ trước khi kế hoạch phát triển bền vững được đưa ra. Đó không chỉ là hình mẫu cho Việt Nam mà còn cho cả Đông Nam Á, thậm chí cho cả thế giới”.
Để thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững toàn diện, chính phủ Singapore đã giới thiệu Kế hoạch xanh đến năm 2030, trong đó thiết lập các mục tiêu “phủ xanh” 80% tất cả các tòa nhà vào năm 2030 như một phần cam kết trong Chương trình nghị sự Phát triển bền vững 2030 của Liên Hợp quốc và Thỏa thuận Paris. Cụ thể, Bộ Môi trường bền vững trực thuộc chính phủ Singapore tập hợp nỗ lực của các cơ quan khác nhau, nhằm hướng tới một số mục tiêu chính như trồng thêm 1 triệu cây xanh, tăng gấp 4 lần sản lượng năng lượng mặt trời vào năm 2025, giảm 30% chất thải được đưa đến bãi chôn lấp đến năm 2030.
Theo bà Jeannie Lim, năm 2021 là giai đoạn đầu Singapore triển khai Kế hoạch xanh, trong đó có 5 mục tiêu chính được thực hiện trong khoảng thời gian 10 năm: i) thành phố giữa thiên nhiên; ii) cuộc sống bền vững; iii) thiết lập lại mục tiêu năng lượng; iv) nền kinh tế xanh; v) tương lai kiên cường. Singapore là một quốc gia nhỏ với nguồn tài nguyên thiên nhiên khiêm tốn, vì vậy chính quyền Singapore ý thức rất rõ và khá chú trọng về nguồn nước kể từ những ngày đầu triển khai kế hoạch, đảm bảo Singapore có thể tự cung, tự cấp nước, năng lượng, thực phẩm..., lấy đó làm tiền đề phát triển du lịch.
Singapore và tầm nhìn du lịch bền vững vượt bậc
Hiện tại, Singapore đang tập trung sử dụng công nghệ để giúp các công ty du lịch đo lường nỗ lực và tiến độ. Điển hình, vào tháng 4/2020, Tổng cục Du lịch Singapore đã đưa ra Chỉ số chuyển đổi du lịch. Đây là một công cụ tự chẩn đoán mà các công ty có thể sử dụng để biết được tiến độ phát triển bền vững trong quá trình chuyển đổi đó. Chỉ số này gồm rất nhiều giải pháp kỹ thuật số và công nghệ, vị trí của công ty đó trong lĩnh vực số hóa và cách họ sử dụng các giải pháp cho các mục đích khác nhau, ví dụ như chuyển đổi kinh doanh, hoặc theo đuổi sự bền vững.
Bên cạnh đó, kế hoạch xây dựng "thành phố giữa thiên nhiên" là định hướng chung, bước đầu của Đảo quốc Sư tử nhằm tạo ra sự cân bằng, hòa hợp song song với phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước thông qua hình thức phát triển du lịch. Cụ thể, tính bền vững luôn được nhấn mạnh trong mỗi dự án du lịch của Singapore, tập trung vào yếu tố tự nhiên tại các danh thắng nổi tiếng hoặc địa điểm du lịch nổi bật như Khu bảo tồn động vật hoang dã Singapore với Vườn thú về đêm Night Safari hay River Safari; hay khu nghỉ dưỡng tích hợp Marina Bay Sands. Đây cũng là định hướng chính trong khuôn khổ dự án phục hồi du lịch Đảo quốc hậu đại dịch mang tên SingapoReimagine (Hình dung lại, Trải nghiệm mới) của Tổng cục Du lịch Singapore.
Ngoài ra, chính phủ Singapore cũng có giải pháp dành cho các doanh nghiệp Nhà nước theo phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”. Điển hình là Tổng cục Du lịch sẽ đóng vai trò điều hành các đại lý du lịch và hướng dẫn viên du lịch ở Singapore bằng cách phát triển hệ thống TRUST - một hệ thống chuyên cấp và gia hạn giấy phép du lịch cũng như giấy phép hướng dẫn viên. Qua hệ thống được số hóa này, các đại lý du lịch và hướng dẫn viên du lịch chỉ cần truy cập vào hệ thống trên điện thoại di động hoặc vào mạng để gia hạn và xem thời gian trả phí gia hạn giấy phép.
Vì vậy, các công ty du lịch ở Singapore, các khách sạn, các điểm du lịch, các trung tâm hội nghị đã bắt đầu suy nghĩ về cách điều hành cơ sở kinh doanh một cách bền vững, cũng như cách để giúp du khách ý thức được điều đó khi đến tham quan. Bên cạnh đó, một phần cốt lõi trong chiến lược du lịch bền vững là xem xét các phương thức để biến du lịch thành một trải nghiệm thú vị và có ý nghĩa đối với du khách.
Mở cửa và kết nối quốc tế - cơ hội cho láng giềng Việt Nam
Tại Talk show, ông Lê Hữu Huy cho rằng, thành công của Singapore phụ thuộc phần lớn vào ý thức và nỗ lực của người dân. Ngoài ra, ông hy vọng Việt Nam có thể triển khai những kế hoạch tương tự để cải thiện bức tranh chung của ngành du lịch Việt. Qua đó, Việt Nam có thể triển khai mô hình du lịch hội thảo MICE (Meeting - hội họp, gặp gỡ, Incentive - khen thưởng, Conference - hội nghị, hội thảo, Event - sự kiện, triển lãm) để tổ chức hội thảo hoặc workshop kết nối giữa doanh nghiệp hai nước.
Bên cạnh đó, Singapore đã triển khai diễn đàn SingapoReimagine Global Conversation (Đối thoại toàn cầu tái hình dung Singapore), trong đó kết hợp những hiểu biết liên quan đến du lịch với các ý kiến chuyên gia toàn cầu để tập hợp và hình dung lại ngành du lịch toàn cầu trong tương lai. Bà Jeannie Lim hy vọng thông qua diễn đàn này, các chuyên gia toàn cầu có thể cung cấp một nền tảng để khán giả Việt Nam trao đổi các giải pháp và ý tưởng với nhau và với Singapore, đồng thời hình dung trải nghiệm du lịch thế hệ mới theo định hướng bền vững trong tương lai.
Ngoài ra, Singapore cũng sẽ tổ chức Diễn đàn kinh tế mới của Bloomberg tại Singapore từ ngày 16 đến 19/11/2021 với thành phần tham dự là các nhà lãnh đạo tư tưởng cũng như các chính trị gia toàn cầu. Đó cũng là cơ hội để chia sẻ và trao đổi thông tin quan trọng liên quan đến các vấn đề như kiểm soát Covid-19 và khả năng phục hồi và phát triển bền vững trong tương lai. Bà Jeannie Lim tin rằng, có rất nhiều cơ hội để Singapore và Việt Nam tiếp tục hợp tác và Việt Nam chắc chắn là một phần rất quan trọng của ASEAN và là một đối tác rất quan trọng của Singapore.
Hơn một năm qua, do tác động nghiêm trọng từ dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Hầu hết các công ty lữ hành buộc phải tạm ngừng hoạt động, hướng dẫn viên không có việc làm; cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí phải đóng cửa để cùng cả nước chung tay chống dịch. Theo thống kê, ngành du lịch Việt Nam là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong 4 lần dịch bùng phát và là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước đang rất cần một kịch bản hồi sinh sau “cơn bĩ cực” lần thứ 4. Hơn lúc nào hết, ngành du lịch Việt Nam đang cần “lấy hơi” để tái khởi động sau đại dịch.
Từ cuối tháng 9 năm 2021, sau nhiều tháng giãn cách xã hội nghiêm ngặt, các tỉnh thành trên khắp Việt Nam đã dần mở lại các loại hình dịch vụ và ngừng yêu cầu giới nghiêm. Đây là một dấu hiệu tích cực góp phần thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch. Đây cũng là cơ hội để mở ra nhiều hướng đi mới cho Việt Nam, và hơn lúc nào hết, đây là lúc Việt Nam cần tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ các nước láng giềng, cụ thể là người bạn Singapore.

Ngày 10/2/2021, Chính phủ Singapore đã công bố Kế hoạch xanh đến năm 2030, một "phong trào toàn quốc" nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự quốc gia Singapore về phát triển bền vững. Đây được xem là tiền đề nhằm tăng cường các cam kết của Singapore theo Chương trình nghị sự đến năm 2030 về phát triển bền vững của Liên Hợp quốc và Thỏa thuận chung Paris. Theo kế hoạch, Singapore hướng tới đạt được mục tiêu dài hạn không phát thải ròng càng sớm càng tốt.
Trả lời cho câu hỏi tại sao Singapore tập trung vào tính bền vững trong thời điểm hiện tại, bà Jeannie Lim cho biết: “Càng ngày chúng ta càng nhận ra rằng, tính bền vững không chỉ là một điều tốt, mà còn là điều đúng đắn. Với môi trường mà chúng ta đang sống, tôi nghĩ Covid-19 càng đề cao nhu cầu và sự cấp thiết của tính bền vững khi các biên giới đều đóng cửa, và các chuỗi cung ứng đều bị gián đoạn. Đã đến lúc chúng ta cần phải xem xét vấn đề về tính bền vững một cách nghiêm túc”.
Là một chủ doanh nghiệp đã sinh sống và làm việc hơn 25 năm tại Singapore , ông Lê Hữu Huy cho rằng: “Về cơ bản, trước đây Singapore đã có các giải pháp về một môi trường xanh và sạch, thậm chí đã thực hiện từ trước khi kế hoạch phát triển bền vững được đưa ra. Đó không chỉ là hình mẫu cho Việt Nam mà còn cho cả Đông Nam Á, thậm chí cho cả thế giới”.
Để thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững toàn diện, chính phủ Singapore đã giới thiệu Kế hoạch xanh đến năm 2030, trong đó thiết lập các mục tiêu “phủ xanh” 80% tất cả các tòa nhà vào năm 2030 như một phần cam kết trong Chương trình nghị sự Phát triển bền vững 2030 của Liên Hợp quốc và Thỏa thuận Paris. Cụ thể, Bộ Môi trường bền vững trực thuộc chính phủ Singapore tập hợp nỗ lực của các cơ quan khác nhau, nhằm hướng tới một số mục tiêu chính như trồng thêm 1 triệu cây xanh, tăng gấp 4 lần sản lượng năng lượng mặt trời vào năm 2025, giảm 30% chất thải được đưa đến bãi chôn lấp đến năm 2030.
Theo bà Jeannie Lim, năm 2021 là giai đoạn đầu Singapore triển khai Kế hoạch xanh, trong đó có 5 mục tiêu chính được thực hiện trong khoảng thời gian 10 năm: i) thành phố giữa thiên nhiên; ii) cuộc sống bền vững; iii) thiết lập lại mục tiêu năng lượng; iv) nền kinh tế xanh; v) tương lai kiên cường. Singapore là một quốc gia nhỏ với nguồn tài nguyên thiên nhiên khiêm tốn, vì vậy chính quyền Singapore ý thức rất rõ và khá chú trọng về nguồn nước kể từ những ngày đầu triển khai kế hoạch, đảm bảo Singapore có thể tự cung, tự cấp nước, năng lượng, thực phẩm..., lấy đó làm tiền đề phát triển du lịch.
Singapore và tầm nhìn du lịch bền vững vượt bậc
Hiện tại, Singapore đang tập trung sử dụng công nghệ để giúp các công ty du lịch đo lường nỗ lực và tiến độ. Điển hình, vào tháng 4/2020, Tổng cục Du lịch Singapore đã đưa ra Chỉ số chuyển đổi du lịch. Đây là một công cụ tự chẩn đoán mà các công ty có thể sử dụng để biết được tiến độ phát triển bền vững trong quá trình chuyển đổi đó. Chỉ số này gồm rất nhiều giải pháp kỹ thuật số và công nghệ, vị trí của công ty đó trong lĩnh vực số hóa và cách họ sử dụng các giải pháp cho các mục đích khác nhau, ví dụ như chuyển đổi kinh doanh, hoặc theo đuổi sự bền vững.
Bên cạnh đó, kế hoạch xây dựng "thành phố giữa thiên nhiên" là định hướng chung, bước đầu của Đảo quốc Sư tử nhằm tạo ra sự cân bằng, hòa hợp song song với phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước thông qua hình thức phát triển du lịch. Cụ thể, tính bền vững luôn được nhấn mạnh trong mỗi dự án du lịch của Singapore, tập trung vào yếu tố tự nhiên tại các danh thắng nổi tiếng hoặc địa điểm du lịch nổi bật như Khu bảo tồn động vật hoang dã Singapore với Vườn thú về đêm Night Safari hay River Safari; hay khu nghỉ dưỡng tích hợp Marina Bay Sands. Đây cũng là định hướng chính trong khuôn khổ dự án phục hồi du lịch Đảo quốc hậu đại dịch mang tên SingapoReimagine (Hình dung lại, Trải nghiệm mới) của Tổng cục Du lịch Singapore.
Ngoài ra, chính phủ Singapore cũng có giải pháp dành cho các doanh nghiệp Nhà nước theo phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”. Điển hình là Tổng cục Du lịch sẽ đóng vai trò điều hành các đại lý du lịch và hướng dẫn viên du lịch ở Singapore bằng cách phát triển hệ thống TRUST - một hệ thống chuyên cấp và gia hạn giấy phép du lịch cũng như giấy phép hướng dẫn viên. Qua hệ thống được số hóa này, các đại lý du lịch và hướng dẫn viên du lịch chỉ cần truy cập vào hệ thống trên điện thoại di động hoặc vào mạng để gia hạn và xem thời gian trả phí gia hạn giấy phép.
Vì vậy, các công ty du lịch ở Singapore, các khách sạn, các điểm du lịch, các trung tâm hội nghị đã bắt đầu suy nghĩ về cách điều hành cơ sở kinh doanh một cách bền vững, cũng như cách để giúp du khách ý thức được điều đó khi đến tham quan. Bên cạnh đó, một phần cốt lõi trong chiến lược du lịch bền vững là xem xét các phương thức để biến du lịch thành một trải nghiệm thú vị và có ý nghĩa đối với du khách.
Mở cửa và kết nối quốc tế - cơ hội cho láng giềng Việt Nam
Tại Talk show, ông Lê Hữu Huy cho rằng, thành công của Singapore phụ thuộc phần lớn vào ý thức và nỗ lực của người dân. Ngoài ra, ông hy vọng Việt Nam có thể triển khai những kế hoạch tương tự để cải thiện bức tranh chung của ngành du lịch Việt. Qua đó, Việt Nam có thể triển khai mô hình du lịch hội thảo MICE (Meeting - hội họp, gặp gỡ, Incentive - khen thưởng, Conference - hội nghị, hội thảo, Event - sự kiện, triển lãm) để tổ chức hội thảo hoặc workshop kết nối giữa doanh nghiệp hai nước.
Bên cạnh đó, Singapore đã triển khai diễn đàn SingapoReimagine Global Conversation (Đối thoại toàn cầu tái hình dung Singapore), trong đó kết hợp những hiểu biết liên quan đến du lịch với các ý kiến chuyên gia toàn cầu để tập hợp và hình dung lại ngành du lịch toàn cầu trong tương lai. Bà Jeannie Lim hy vọng thông qua diễn đàn này, các chuyên gia toàn cầu có thể cung cấp một nền tảng để khán giả Việt Nam trao đổi các giải pháp và ý tưởng với nhau và với Singapore, đồng thời hình dung trải nghiệm du lịch thế hệ mới theo định hướng bền vững trong tương lai.
Ngoài ra, Singapore cũng sẽ tổ chức Diễn đàn kinh tế mới của Bloomberg tại Singapore từ ngày 16 đến 19/11/2021 với thành phần tham dự là các nhà lãnh đạo tư tưởng cũng như các chính trị gia toàn cầu. Đó cũng là cơ hội để chia sẻ và trao đổi thông tin quan trọng liên quan đến các vấn đề như kiểm soát Covid-19 và khả năng phục hồi và phát triển bền vững trong tương lai. Bà Jeannie Lim tin rằng, có rất nhiều cơ hội để Singapore và Việt Nam tiếp tục hợp tác và Việt Nam chắc chắn là một phần rất quan trọng của ASEAN và là một đối tác rất quan trọng của Singapore.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn

Làm giàu
Thứ bảy, 09/10/2021, 05:29 AM
Đồng USDT bị cho là lừa đảo, có thể khiến thị trường tiền số sụp đổ

Làm giàu
Thứ bảy, 09/10/2021, 22:01 PM
Phát triển thương hiệu du lịch biển đảo


Làm giàu
Thứ tư, 03/11/2021, 22:52 PM
Phụ phẩm trong nông nghiệp: 'Mỏ vàng' bị lãng phí

Làm giàu
Thứ sáu, 12/11/2021, 01:30 AM
Việt Nam được vinh danh ở nhiều Giải thưởng Du lịch thế giới

Làm giàu
Thứ sáu, 19/11/2021, 01:36 AM
Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị): Chứng nhân lịch sử - “Viên ngọc xanh”

Làm giàu
Thứ sáu, 19/11/2021, 02:00 AM
Long An: Làng nổi Tân Lập hấp dẫn du khách mùa nước nổi

Làm giàu
Thứ ba, 23/11/2021, 03:43 AM
Khánh Hòa đã sẵn sàng đón khách quốc tế theo chương trình thí điểm
Những tin cũ hơn

Làm giàu
Thứ ba, 05/10/2021, 21:30 PM
Đưa du lịch nông thôn bứt phá nhờ công nghệ số

Làm giàu
Chủ nhật, 03/10/2021, 05:29 AM
Hợp tác du lịch giữa Hà Nội với Lào và Campuchia: Kết nối khai thác tiềm năng

Làm giàu
Thứ năm, 30/09/2021, 05:16 AM
Hậu giãn cách: Doanh nghiệp du lịch Việt cần ngay 'ôxy nội'

Làm giàu
Thứ năm, 30/09/2021, 03:18 AM
Thụy sỹ 'bật đèn xanh' cho quỹ đầu tư tiền điện tử đầu tiên

Làm giàu
Thứ ba, 28/09/2021, 22:23 PM
Tháng 10 đồng loạt mở dần du lịch, dũng cảm đi chơi thời 'an toàn mới'

Làm giàu
Chủ nhật, 26/09/2021, 22:40 PM
Nhiều giải pháp hồi sinh du lịch

Làm giàu
Thứ bảy, 25/09/2021, 04:48 AM
Trung Quốc cấm hoàn toàn các hoạt động kinh doanh tiền ảo

Làm giàu
Thứ sáu, 24/09/2021, 23:59 PM
'Kết nối xanh' để sớm khôi phục thị trường du lịch nội địa
THƯƠNG HIỆU MẠNH


- Viện IMRIC – Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp luật về kinh doanh bất động sản&Du lịch nông nghiệp 4.0”
- Nhân đạo, từ thiện là nét đẹp, truyền thống quý báu của người Việt
- CSGT có được rút chìa khóa xe, có cần chứng minh người vi phạm rồi mới được kiểm tra giấy tờ? – Giải quyết ra so khi hàng xóm không ký giáp ranh đất
- ÔNG HỒ MINH SƠN – GĐ TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT TOÀN TÂM (TTLCC): NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- Ông Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, GĐ Trung tâm TTLCC: Cần có biện pháp chế tài triệt để, nếu xử phạt cho tồn tại liệu phòng cháy còn hiệu nghiệm?
Đọc nhiều nhất
- “Đặc sản trái cây sấy - Chất lượng xứng tầm Hoa quả Việt” của Hồ Huy Food tại Cà Mau
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Chủ nợ có liên quan đến vụ “Công ty mua bán nợ” bị khởi tố, bắt giam?
- Ông Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện IRLIE, PGĐ Trung tâm TTLCC dự kiến tham luận tổng quan các quy định pháp luật về huy động vốn cho doanh nghiệp tại toạ đàm ngày 16/06/2023
- ThS. Nhà báo Hồ Minh Sơn tiếp tục nhận giấy khen của Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống
- Nhà báo – Luật gia Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện IRLIE: Bạo lực gia đình – Vì đâu nên nỗi?
- ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE: Tham dự nâng bước thí sinh cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Á – Âu tại Dubai
- Viện IMRIC – Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 06 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2023
- TS Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE: Phòng, tránh gây nhiều hệ luỵ cho người tham gia - Đẩy mạnh tuyên truyền, nhận diện về bẫy đa cấp biến tướng
- TRƯỜNG CĐ ĐẮK NÔNG CÓ NHÀ GIÁO VÀ SINH VIÊN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP XUẤT SẮC TIÊU BIỂU NĂM 2022
- Doanh nhân Nguyễn Đức Hoan (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Mezca) đồng hành cuộc thi ảnh “Người Việt tin dùng hàng Việt” do Viện IMRIC tổ chức