Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Thương mại điện tử giúp xuất khẩu hàng hóaxích gần hơn với thị trường thế giới
Văn Hải – Trần Danh |
Thứ sáu - 10/12/2021 20:15
Trong suốt rhời gian qua, nhiều doanh nghiệp (DN) đã tiếp cận được các thị trường khó tính tại châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… thông qua kênh thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới. Mặc dù, các hoạt động sản xuất cũng như chuỗi cung ứng bị đứt gãy do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nhưng thương mại điện tử vẫn phát triển.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã chứng minh TMĐT không chỉ là một công cụ hay giải pháp hữu ích đối với người tiêu dùng trong thời kỳ khủng hoảng, mà còn là động lực phát triển kinh tế. Do đó, việc chuyển từ hình thức mua bán truyền thống sang sử dụng các nền tảng kỹ thuật số, TMĐT không còn là sự lựa chọn, mà là xu thế bắt buộc giúp các DN tồn tại và phát triển.
Trước bối cảnh đó, thương mại điện tử và ở cấp độ cao hơn là số hoá các hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là cuộc cách mạng vĩ đại trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Các DN còn có thể đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tham gia các chuỗi cung ứng mới thay thế cho các chuỗi cung ứng truyền thống vốn đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ do dịch Covid-19. Đồng thời, mở rộng và đa dạng hóa hơn thị trường xuất nhập khẩu, giảm sự lệ thuộc vào một nhóm thị trường nhất định.
Chia sẻ về điều này, ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện chiến lược Thị trường – truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho hay, trong thách thức của dịch bệnh cũng góp phần thúc đẩy quá trình vận động chuyển đổi số trong doanh nghiệp được diễn ra nhanh hơn. Theo đó, việc đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử được xem là một trong những giải pháp “cứu nguy” để giải quyết đầu ra cho nhiều hàng hóa của các doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu.
Thế nhưng, ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện chiến lược Thị trường – truyền thông Quốc tế (IMRIC) lưu ý, để đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc chuyển đổi số. Từ đó, người lãnh đạo phải đi tiên phong, đẩy mạnh việc liên kết được nhiều chuyên gia, phát triển các phương thức sản xuất mới, tích hợp các giải pháp công nghệ và có hệ thống quản lý dữ liệu… Cùng với đó, cần tăng cường xây dựng hệ thống công cụ và cơ chế truy vết sản xuất hàng hóa, sản phẩm; hàng hóa lên sàn phải có chất lượng tốt, có sức cạnh tranh, tôn trọng luật pháp quốc tế. Qua đó, để hàng Việt khi ra thị trường thế giới luôn được tin dùng và lựa chọn.
Cụ thể, Việt Nam hiện là quốc gia có tốc độ phát triển TMĐT khá nhanh trong khu vực. Trong đó,doanh thu TMĐT kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 2.883 tỷ USD, TMĐT xuyên biên giới sẽ là kênh vô cùng hiệu quả cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, nhất là với hàng Việt. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, việc xuất khẩu theo phương thức truyền thống còn đang gặp khó khăn thì ứng dụng TMĐT để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới thông qua TMĐT xuyên biên giới là một kênh rất phù hợp.
Trước đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phối hợp với Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam đã ra mắt Sàn TMĐT DN Việt Nam - EU, để kịp thời đáp ứng nhu cầu kinh doanh, giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và EU. Mặt khác, tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ DN trong nước đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài qua TMĐT xuyên biên giới theo chủ trương chỉ đạo của Chính phủ, mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì phối hợp với các đối tác lớn trong và ngoài nước như sàn TMĐT lớn và uy tín hàng đầu của Trung Quốc JD.com, Vinanutrifood, Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post), VPBank, Visa… để tổ chức xây dựng “Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên sàn TMĐT JD.com.
Song song đó, Việt Nam đã có đầu tiên trên nền tảng TMĐT quốc tế với các sản phẩm Việt của các DN Việt được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại thị trường nước nhập khẩu. Từ đây, nhằm hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ của JD và các đối tác, hàng hoá do DN Việt sản xuất sẽ được phân phối qua kênh chính thức, uy tín này tại thị trường Trung Quốc.
Theo ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện chiến lược Thị trường – truyền thông Quốc tế (IMRIC) chia sẻ, năm 2021, TMĐT sẽ là cơ hội để DN bứt phá, tạo ra những chiến lược kinh doanh mới, tiếp cận các kênh phân phối hiện đại, uy tín. Với tốc độ tăng trưởng của TMĐT trong các năm gần đây khoảng 30-35%/năm và thời gian tới sau đại dịch sẽ là một bức tranh hoàn toàn thay đổi.
Bên cạnh đó, hiện nhiều DN Việt sớm nắm bắt được xu hương này đã nhanh chóng tiếp cận với thị trường bán lẻ và bán sỉ xuyên biên giới trên cơ sở tham gia các sàn TMĐT quốc tế là Amazon, Alibaba. Điển hình, Cty CP Trà Cà phê An Nhiên với thương hiệu Anni Coffee thành lập và tham gia sàn TMĐT Amazon từ năm 2013. Nguồn thu và khách hàng từ sàn giao dịch điện tử này chiếm 80% doanh số của công ty; tốc độ tăng trưởng được duy trì từ 60% đến 100% mỗi năm.
Vì vậy, từ năm 2019 khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, nhận thấy tiềm năng rất lớn trong mua sắm trực tuyến nên quyết định thúc đẩy phát triển hoạt động bán hàng trên các kênh TMĐT quốc tế như: Alibaba, Amazon; Marketing qua website, YouTube. Cùng với đó, DN tăng tỷ trọng bán hàng từ 40% lên 60%. DN cũng vươn lên đạt top 100 Best Seller về hạt điều tại Mỹ năm 2021. Top Ranking vị trí số 1 Alibaba tháng 7, tháng 8/2021…
Từ đó, việc xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới có rất nhiều hình thức và tại mỗi thị trường thì lại có những yêu cầu khác nhau về tính năng sản phẩm. Vì lẽ đó, cần nhìn nhận TMĐT xuyên biên giới là một trong những giải pháp hữu hiệu dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 như hiện nay, thì kênh XK truyền thống còn đang gặp khó khăn thì việc DN ứng dụng TMĐT để thúc đẩy XK hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới thông qua TMĐT xuyên biên giới là một kênh rất phù hợp. Dịp này, ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện chiến lược Thị trường – truyền thông Quốc tế (IMRIC) nhấn mạnh: “Trong bối cảnh hiện nay, việc đẩy mạnh đưa hàng hóa lên các sàn TMĐT được xem giải pháp hữu hiệu, hợp lý nhằm hạn chế thấp nhất việc tiếp xúc gần giữa người bán và người mua. Bên cạnh đó, giúp cho người dân tiếp cận gần hơn với TMĐT, đây là xu hướng tất yếu của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn

Sức mạnh số
Thứ bảy, 11/12/2021, 02:07 AM
Đổi mới sáng tạo mở - Thách thức 2022 và công nghệ hình thành tương lai

Sức mạnh số
Thứ bảy, 11/12/2021, 19:59 PM
Nguồn lực đất đai hỗ trợ khoa học công nghệ phát triển

Sức mạnh số
Chủ nhật, 12/12/2021, 19:35 PM
Hội Truyền thông số Việt Nam trao Giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards” năm 2021


Sức mạnh số
Thứ ba, 21/12/2021, 03:08 AM
Bộ KH&CN đồng hành cùng TP Hồ Chí Minh trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sức mạnh số
Thứ ba, 28/12/2021, 20:50 PM
Tiền kỹ thuật số: Ưu, nhược điểm và giải pháp đối với Việt Nam

Sức mạnh số
Thứ ba, 28/12/2021, 21:10 PM
Một số chính sách KH&CN nổi bật ban hành năm 2021

Sức mạnh số
Thứ ba, 28/12/2021, 21:13 PM
Công bố 10 sự kiện KH&CN nổi bật năm 2021
Những tin cũ hơn

Sức mạnh số
Thứ ba, 07/12/2021, 21:33 PM
Lộ trình chuyển sang thực hiện hóa đơn điện tử từ ngày 1/7/2022

Sức mạnh số
Chủ nhật, 05/12/2021, 05:01 AM
Đẩy Mạnh Chuyển Đổi Số Về Di Sản Văn Hóa

Sức mạnh số
Thứ sáu, 03/12/2021, 23:27 PM
Quảng Trị: Phát triển điện gió từ “Biến cái bất lợi thành có lợi”

Sức mạnh số
Thứ năm, 02/12/2021, 21:17 PM
Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Đổi mới sáng tạo là động lực, thúc đẩy năng suất, tăng trưởng kinh tế

Sức mạnh số
Thứ tư, 01/12/2021, 03:05 AM
Cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia chọn ra Top 20 đội lọt vào vòng bán kết


Sức mạnh số
Chủ nhật, 28/11/2021, 04:46 AM
Vinh danh sách vàng Việt Nam 2020

Sức mạnh số
Thứ bảy, 27/11/2021, 06:23 AM
Lãnh đạo LĐBĐVN tham dự Đại hội LĐBĐ châu Á lần thứ 31
THƯƠNG HIỆU MẠNH


- TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Muốn đẩy lùi tín dụng đen - Cần truyền thông giúp người dân nắm bắt được danh sách các TCTD do NHNN cấp phép
- TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng IMRIC: “Cơ hội” để các nhà đầu tư cần tận dụng khi thị trường bất động sản hướng về nhu cầu ở thực
- TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Người dân và doanh nghiệp kỳ vọng về sửa Luật Đất đai
- Khoa học công nghệ tác động thay đổi và nâng tầm tác phẩm Nhiếp ảnh
- TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Lực lượng CSGT được phép sử dụng vũ lực để trấn áp, khống chế người vi phạm ở một số trường hợp nhất định
Đọc nhiều nhất
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Vì sao “dự án ma” vẫn len lỏi tồn tại – Đâu là biện pháp chế tài?
- Trường THCS Hoa Lư: Một trong những điểm sáng, lá cờ đầu ngành giáo dục tại TP. Thủ Đức
- Khánh Hoà: Sàn giao dịch “Đất Gốc” gặt hái nhiều thành tựu trong thị trường bất động sản bất chấp dịch Covid – 19
- Thanh Bạch - tôi vẫn vui với những tháng ngày
- Nữ MC đình đám nhất miền Tây Anh Thơ giải đáp thắc mắc liệu có giải nghệ?
- “Đặc sản trái cây sấy - Chất lượng xứng tầm Hoa quả Việt” của Hồ Huy Food tại Cà Mau
- ĐIỀU TRỊ THUỐC CHỐNG ĐÔNG Ở BỆNH NHÂN BỊ COVID-19
- Phát huy vai trò kênh dẫn vốn quan trọng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- VIỆN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG – TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ (IMRIC) TỔ CHỨC GẶP MẶT ĐẦU XUÂN NHÂM DẦN 2022
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Chủ nợ có liên quan đến vụ “Công ty mua bán nợ” bị khởi tố, bắt giam?