Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam sẽ lên quỹ đạo vào ngày 7/10
Tên lửa Epsilon 5 sẽ xuất phát từ bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, phía Nam Nhật Bản, mang theo vệ tinh NanoDragon.

Theo lịch phóng mới, vệ tinh NanoDragon “Made in Vietnam” do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ lên quỹ đạo vào ngày 7/10, thời gian dự kiến từ 7 giờ 51 phút 21 giây đến 7 giờ 55 phút 16 giây (theo giờ Hà Nội).
Thông tin trên do Tiến sỹ Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết ngày 4/10, theo thông báo chính thức của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).
Tên lửa Epsilon 5 sẽ xuất phát từ bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, phía Nam Nhật Bản, mang theo vệ tinh NanoDragon (do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chế tạo cùng với 8 vệ tinh khác của Nhật Bản.
Trước đó, ngày 1/10, theo kế hoạch ban đầu, tên lửa Epsilon số 5 của Nhật Bản dự kiến được điểm hỏa và phóng lên quỹ đạo vào lúc 7 giờ 51 phút 21 giây (giờ Hà Nội).
Tuy vậy, khoảng 19 giây trước khi phóng, JAXA đã tạm dừng khẩn cấp để kiểm tra hệ thống. Sau khi kiểm tra, JAXA đã quyết định hoãn sự kiện phóng tên lửa.
NanoDragon là vệ tinh được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam.
Vệ tinh là sản phẩm của Đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano" thuộc "Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020" do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, nhằm thực hiện "Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 4/2/2021.
NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước tiêu chuẩn 3U (100x100x340,5 mm).
Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy sử dụng cho mục đích tránh bị va chạm hoặc kết hợp dữ liệu để theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.
Vệ tinh NanoDragon cũng được thiết kế để nhằm xác minh chất lượng của hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh và một máy tính tiên tiến mới được phát triển riêng dành cho vệ tinh cỡ nhỏ.
Các nhà khoa học Việt Nam đặt kỳ vọng vệ tinh NanoDragon có thể thực thi tốt nhiệm vụ thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy, giao tiếp tốt và cung cấp dữ liệu này xuống trạm mặt đất.
Từ các dữ liệu này, nếu triển khai một mạng lưới nhiều vệ tinh hơn trong thời gian tới, có thể mang lại những ứng dụng thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn

Sức mạnh số
Thứ ba, 05/10/2021, 04:57 AM
Hôm nay, Windows 11 chính thức ra mắt tại Việt Nam

Sức mạnh số
Thứ ba, 05/10/2021, 05:28 AM
Ra mắt Trung tâm An toàn Google cho người Việt

Sức mạnh số
Thứ ba, 05/10/2021, 22:31 PM
Sự cố sập mạng tiết lộ tình trạng xấu của Facebook

Sức mạnh số
Thứ tư, 06/10/2021, 06:00 AM
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển robot, AI

Sức mạnh số
Thứ sáu, 08/10/2021, 02:54 AM
Bước tiến vào thế giới số của ngành ngân hàng, tài chính

Sức mạnh số
Thứ sáu, 08/10/2021, 03:28 AM
Các trường ĐH ở TP HCM lên tiếng về việc hàng loạt Fanpage confession bị tấn công


Sức mạnh số
Chủ nhật, 10/10/2021, 05:26 AM
Viện Công nghiệp thực phẩm: Cần tập trung nguồn lực nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lớn
Những tin cũ hơn

Sức mạnh số
Thứ hai, 04/10/2021, 20:26 PM
Toàn bộ mạng lưới dịch vụ Facebook đột ngột ngừng hoạt động

Sức mạnh số
Thứ hai, 04/10/2021, 00:03 AM
Một số quy định mới đáng chú ý về bán hàng Online và sàn thương mại điện tử

Sức mạnh số
Thứ bảy, 02/10/2021, 22:59 PM
Sony chiếm lĩnh thị phần cảm biến hình ảnh trên điện thoại thông minh

Sức mạnh số
Thứ bảy, 02/10/2021, 22:40 PM
Hàn Quốc: Chế tạo thành công loại pin có khả năng co giãn, uốn cong

Sức mạnh số
Thứ bảy, 02/10/2021, 22:19 PM
ASUS VivoBook K15 ra mắt thị trường Ấn Độ với màn hình OLED

Sức mạnh số
Thứ bảy, 02/10/2021, 02:44 AM
Việt Nam: Ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt của NtechLab

Sức mạnh số
Thứ sáu, 01/10/2021, 04:06 AM
Phenikaa MaaS: Ứng dụng công nghệ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) đối với các doanh nghiệp cảng hàng hóa

Sức mạnh số
Thứ năm, 30/09/2021, 22:48 PM
Học trực tuyến: Cần biết vận dụng sức mạnh của môi trường số
THƯƠNG HIỆU MẠNH


- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Cơ hội và thách thức đối với cà phê Việt tại thị trường Trung Quốc và Ấn Độ
- Viện IMRIC - trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau: Chuẩn bị tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác và toạ đàm “Hành trang vào đời”
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Thị trường gia vị và hương liệu Việt giá trị 19 tỷ đô la - Liệu có thua trên sân nhà?
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Ngành du lịch đẩy nhanh tốc độ phục hồi – Nghiên cứu thị trường sớm ứng dụng những dịch vụ mới
- Phục hồi kinh tế nhưng vẫn phải kiềm chế lạm phát
Đọc nhiều nhất
- Chủ tịch UBND huyện đầu tiên tại Việt Nam xin nghỉ việc vì chống dịch không hiệu quả
- Cần Thơ: Nhiều hệ luỵ khôn lường khi “tín dụng đen” núp bóng nhân viên ngân hàng
- Vì sao công ty TNHH Sanlim bán phế liệu được phép chuyên chở quá khổ thành thùng cho phép của xe?
- Cần nghiên cứu, nhân rộng mô hình Tổ dân phòng tự quản trước ảnh hưởng của dịch Covid - 19
- Ngành thủy sản Việt Nam đang dần chiếm ưu thế với người Mỹ
- Bệnh viện răng hàm mặt Sài Gòn chính thức khai trương chi nhánh mới
- Trước diễn biến dịch Covid – 19: Nhiều công ty Du lịch – lữ hành “tiên phong” chọn lối đi riêng
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐẮK NÔNG LINH HOẠT TỔ CHỨC NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU ĐỊA PHƯƠNG
- Ra mắt ký sự về biển Đông “Đất nước nhìn từ biển” dài 200 tập
- Đồng Tháp: Hiệu trưởng phê hạn chế khiến dân mạng phì cười