Gia Lai sau những năm bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh covid 19, các dự án đầu tư chậm tiến độ, đến năm 2024 đã phát triển nhanh chóng với nhiều thành tựu nổi bật. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng trưởng khá cao, phát triển toàn diện, bứt phá vươn lên đứng thứ 5 cả nước, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm, toàn tỉnh ước đạt 820 triệu USD tăng 17,65% Trong đó, sản lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt 210 ngàn tấn, giá trị đạt 620 triệu USD tăng 26,53%; Thành công đó, ngoài sự quan tâm của các Bộ, Ngành Trung ương còn có sự phối hợp của Hiệp hội Trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. Năm 2025 với sự quan tâm đặt biệt của Trung ương Đảng, Chính phủ, trong chuyến thăm và làm việc đầu năm của Tổng Bí thư Tô Lâm và các Bộ, Ngành đã tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để Gia Lai quyết tâm hơn nữa, tiếp tục phát huy lợi thế, thực hiện sắp xếp lại tổ chức, bố trí lại nguồn nhân lực, tài lực, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, sẳn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc để hội nhập và phát triển tăng tốc cùng đất nước.
Nông nghiệp Gia Lai phát triển nhanh, bền vững vươn lên xếp thứ 5 Top đầu cả nước
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tính tổng giá trị sản xuất nông- lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 của Gia Lai ước đạt 35.473 tỷ đồng, tăng 4,95% so với năm 2023, đứng thứ 5 cả nước. Toàn tỉnh chuyển đổi hơn 9.026 ha cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tái cơ cấu ngành chuyển dịch hiệu quả theo chiều sâu và tiêu chuẩn xuất khẩu. Đến nay, đã có 255.670 ha cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu, 227 mã số vùng trồng với diện tích 9.670 ha, 38 mã số cơ sở đóng gói đáp ứng thị trường nước ngoài.
Với tiềm năng, lợi thế của địa phương, Gia Lai đã và đang mở rộng hợp tác quốc tế trong nông nghiệp nhằm mục tiêu đến năm 2030 thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này đạt khoảng 97,5 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu ngành hàng nông-lâm sản đạt 590 triệu USD.
Ngày 06/01/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với quyết tâm phát triển Gia Lai trở thành tỉnh khá của khu vực Duyên hải Miền Trung – Tây Nguyên, trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, phong phú, đặc sắc về vốn văn hóa, bền vững về mặt xã hội và môi trường
Đến nay, toàn tỉnh có 346 sản phẩm OCOP, trong đó, 47 sản phẩm đạt 4 sao, 299 sản phẩm 3 sao của 166 chủ thể ở các địa phương, 5 sản phẩm đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Các sản phẩm OCOP mang thương hiệu “ Gia Lai ” được người tiêu dùng đánh giá cao và tham gia xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu, Mỹ , Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Đạt được kết quả nảy, Ông Lưu Trung Nghĩa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai-cho biết: Sở Nông nghiệp PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, Hiệp hội Trang trại doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP, nhiều doanh nghiệp, chủ trang trại, hợp tác xã và hộ gia đình đã đầu tư khai thác, chế biến các loại nông-lâm sản đặc trưng như: cà phê, hồ tiêu, măng khô, bò một nắng, hạt mắc ca, gạo, dược liệu, mật ong, hạt điều, yến sào… Các sản phẩm này được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đưa ra thị trường.
Hiện toàn tỉnh có khoảng 255.668,4 ha cây trồng sản xuất theo hướng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest Alliance, FLO, chiếm 43,1% trên tổng diện tích gieo trồng.Có 3 doanh nghiệp và 3 hợp tác xã được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ của Việt Nam, Mỹ (USDA), Hàn Quốc, Nhật Bản (JAS), Châu Âu (EU). Nhiều hộ nông dân trẻ đã tận dụng điều kiện thuận lợi để nhanh chóng chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kết hợp phát triển nông nghiệp cảnh quan, du lịch nông nghiệp sinh thái để mời gọi khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghĩ dưỡng, mua sắm hàng hóa sản phẩm địa phương, tạo nên “ vùng đất lành” cho khách thập phương đến thưởng ngoạn.
Doanh nhân Hàn Quốc cùng Hiệp hội Trang trại Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam tham quan farm nông nghiệp cảnh quan Nhật Duy, Chư Sê với sản phẩm cà phê đặc sản, thưởng thức yến sào Gia Lai chất lượng cao ( 12/2023)
Tin vui cho năm 2024, Công ty Vĩnh Hiệp Gia Lai đã vươn lên đứng đầu về xuất khẩu cà phê trong cả nước. Đồng thời, lần đầu tiên có một sản phẩm của Gia Lai do doanh nhân Gia Lai làm ra đã được công nhận thương hiệu quốc gia. Đây là niềm tự hào không chỉ đối với riêng doanh nghiệp mà còn là vinh dự đối với những người trồng cà phê và người dân trong tỉnh. Vĩnh Hiệp đã cùng với bà con nông dân sở hữu vùng nguyên liệu cà phê rộng lớn tại tỉnh Gia Lai – vùng đất ba zan dưới chân núi Hàm Rồng được ví như thiên đường của cà phê Tây Nguyên, nơi đây cũng được xem là “thủ phủ” của ngành cà phê hữu cơ Việt Nam – sạch, chất lượng cao. Đến năm 2024, công ty đã hợp tác và liên kết với hơn 15.000 hộ nông dân, tạo nên một mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững. liên kết, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như Organic, 4C và Rainforest Alliance. Các sản phẩm hàng hóa chủ lực như cà phê nhân, cà phê rang xay, cà phê hòa tan và hồ tiêu đều gắn với việc xây dựng hệ thống chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc để không những khẳng định chất lượng mà còn nâng cao vị thế sức cạnh tranh của cà phê Robusta Việt Nam trên các thị trường quốc tế như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Cùng với phát triển tăng tốc trong sản xuất nông nghiệp, Gia Lai cũng chủ động đầu tư, khai thác năng lượng tái tạo và công nghệ thân thiện với môi trường trong các hoạt động sản xuất như chống phá rừng theo Nghị viện Châu Âu qui định, thực phẩm Halal…, nhằm hướng đến một nền nông nghiệp bền vững đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế đưa ra.
Hiệp hội Trang trại Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cùng UBND huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai phối hợp xúc tiến đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp trong và ngoài nước (01/2024)
Thành công nỗi bật trong năm 2024, Gia Lai đã thu hút, khởi động lại 12 dự án đầu tư có vốn nước ngoài, nhiều nhất từ trước đến nay trong đó, phần lớn dự án hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Tập đoàn Hùng Nhơn, sau khi triển khai Dự án “Khu trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai”, đã phát triển liên kết chuỗi cùng với De Heus (Hà Lan)-Bel Gà (Bỉ)-Olmix (Pháp) sản xuất khép kín tuần hoàn, ứng dụng công nghệ tiên tiến để đẩy mạnh xuất khẩu. Với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, dự án không chỉ dừng lại ở mục tiêu tạo ra sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao mà còn đặt nền móng cho mô hình nông nghiệp kết hợp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, hướng đến xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp toàn diện ở Tây Nguyên.
Hiệp hội Trang trại Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cùng Sở Nông nghiệp PTNT trao đổi phối hợp triển khai đẻ án tái cơ câu ngành nông nghiệp ở Gia Lai (02/2024)
Mở rộng kết nối thị trường, hợp tác quôc tế- một điểm sáng của Gia Lai trong năm 2024
Trước yêu cầu kết nối sản xuất với thị trường, tiêu thụ sản phẩm cho người dân, góp phần thúc đẩy nông nghiệp và các ngành dịch vụ phát triển, năm 2024 Ngành Công Thương Gia Lai đã tăng tốc, bức phá, phát triển nhanh góp phần hoàn thành mục tiêu Nghị quyết 5 năm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. Minh chứng điều này, năm 2024 tất cả các chỉ tiêu về công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu đều tăng so với năm 2023. Thành tựu nỗi bật nhất là kim ngạch xuất khẩu năm 2024 giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao (cà phê, hồ tiêu), thị trường tiếp tục mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm, toàn tỉnh ước đạt 820 triệu USD tăng 17,65% Trong đó, sản lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt 210 ngàn tấn, giá trị đạt 620 triệu USD tăng 26,53%; cao su đạt 830 tấn, giá trị đạt 1,25 triệu USD, tăng 4,17%.
Điểm sáng trong năm 2024 Ngành Công Thương đã chủ động phối hợp với Bộ Công Thương, Hiệp hội Trang trại Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam kết nối các thương vụ Việt Nam, Hội doanh nhân ở các nước để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, bức tranh sáng về kinh tế xã hội của tỉnh Gia Lai đến với các nước trong khu vực và thế giới giúp các doanh nghiệp tiếp cậntrao đổi, chia sẻ thông tin, tìm kiếm thị trường mới, đồng thời phối hợp tổ chức triển khai kịp thời các Hiệp định thương mại tự do như: CPTPP, EVFTA, RCEP…đến với cộng đồng doanh nghiệp. UBND tỉnh tổ chức các đoàn công tác đi các nước để kết nối giao thương, hợp tác đầu tư, quảng bá, xúc tiến thưong mại tại Úc, Mỹ-Canada… Đã kết nối nhiều doanh nghiệp tham gia Hội nghị Ủy ban điều phối chung lần thứ 13 tại Lào; Tham gia Hội chợ triển lãm Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan; Kết nối tham dự hội nghị Indonesia năm 2024 tại Khánh Hòa, tạo ra cơ hội kết nối và hợp tác, kinh doanh với các đối tác tiềm năng của Indonesia trong nhiều lĩnh vựcphù hợp với lợi thế của địa phương.
Lãnh đạo Sở Công Thương và lãnh đạo huyện Chư Sê khai trương kết nối thị trường để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển đạt được nhiều kết quả ( 12/2024)
Từ thành công trong đổi mới sáng tạo của Ngành Công Thương năm 2024 với việc kết hợp có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống và hiện đại, trong đó thương mại điện tử là điểm đột phá, kênh phân phối quan trọng, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông hàng hóa. Việc tổ chức các hội nghị tập huấn, các phiên livetreams đã giúp các doanhnghiệp, hợp tác xã tiếp cận ứng dụng công nghệ số và giải pháp kinh doanh mới trên các sàn thương mại điện tử đã đem lại hiệu quả rõ rệt, thể hiện sự nỗ lực của ngành và lãnh đạo địa phương trong lộ trình đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kết nối thị trường, hội nhập quốc tế thực hiện nhiệm vụ bức xúc nhất hiện nay.
Phát huy những thành tựu đã đạt được, bước sang năm mới 2025, Gia Lai vui mừng đón nhận sự quan tâm của Tổng Bí thư Tô Lâm và các Bộ, ngành Trung ương khi về thăm và làm việc với tỉnh đầu năm mới – Quyết tâm phát triển Gia Lai thành tỉnh khá dựa trên nông nghiệp hữu cơ, đa dạng sinh thái và văn hóa, tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị nông sản, chế biến sâu, đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Với ý kiến chỉ đạo sâu sát của Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra là phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, phát triển kinh tế số, đổi mới sáng tạo, hạ tầng giao thông, thủy lợi đang là những điểm nghẽn, là yêu cầu xác đáng, bức xúc nhất hiện nay của địa phương cần được quan tâm hổ trợ của các ngành, các cấp.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung (thứ 4 từ trái sang) vui mừng cùng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc huyện Đak Đoa ( 11/2024)
Niềm vui cộng đồng doanh nghiệp và người dân Gia Lai khi được Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, hợp tác xã; Và yêu cầu các bộ, ban, ngành xem xét hỗ trợ tối đa cho Gia Lai phát triển nhanh, hiệu quả trong thời gian tới.
Năm 2024 đã khép lại, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng kết quả, thành tựu đạt được là rất ấn tượng, đáng mừng thể hiện sự nổ lực vượt bậc của quân và dân các dân tộc trong tỉnh. Bước sang năm mới, dưới ánh sáng Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia,cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; Cùng với sự quan tâm của Trung ương và quyết tâm chính trị của địa phương, Gia Lai sẽ tạo ra xung lực mới, khí thế mới để vươn mình phát triển thịnh vượng cùng dân tộc.
Th.s Nguyễn Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam, Trưởng cơ quan Đại diện Miền Trung- Tây Nguyên