Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn, làng nghề là nội dung quan trọng trong chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển bền vững đất nước. Các nghị quyết của Đảng được Nhà nước cụ thể thành các quyết định, chương trình…phát triển nông nghiệp, làng nghề bền vững, phục vụ mục tiêu phát triển đất nước. Tuy nhiên, chính sách phát triển nông nghiệp nói chung, nông nghiệp, làng nghề xanh nói riêng cần tiếp tục hoàn thiện để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, với hệ giải pháp từ vĩ mô đến vi mô để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này trong tương lai.
TS. Nguyễn Như Chinh – Phó chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phát biểu tại toạ đàm
Nhằm thiết thực hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trang trại, nông hộ và làng nghề, nằm trong khuôn khổ mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại, làng nghề Việt Nam. Vào sáng ngày 05/07/2025, tại Nhà khách Người có công (Toạ lạc tại số 168, đường Hai Bà Trưng, quận 1 (cũ), Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&kinh tế hội nhập; Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam giao Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE (Viện IMRIC) và Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật (Viện IRLIE) tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp lý – nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I, năm 2025.
Thừa uỷ quyền Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, TS. Hồ Minh Sơn trao chứng nhân cho tân hội viên Hiệp hội, TS. Nguyễn Văn Đông – Giảng viên DN, thực hànhKhoa QTDN và Viện đào tạo quốc tế Đại học Nguyễn Tất Thành
Tham dự toạ đàm có: TS. Trịnh Minh Anh – Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế; TS. Bùi Đặng Dũng – Nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội; TS. Hà Ngọc Anh – Nguyên Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương; TS. Phạm Quang Bản – Nguyên Phó vụ trưởng Cơ quan Thường trực miền Nam Ban tuyên giáo Trung ương; TS. Trần Anh Tuấn – Nguyên Phó trưởng ban Ban Phong trào Cơ quan UBTWMTTQVN; TS. Nguyễn Như Chính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn, Chủ tịch Hội hữu Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM…
Đại diện BTC, Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam; Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; Viện IMRIC; Viện IRLIE; TC DN&TT VN có: TS. Hồ Minh Sơn; ThS. Trần Quốc Duy; ThS.LS. Đặng Thanh Sâm; NB. Hồ Phú Quốc Cương; Ông Phan Mạnh Hùng (vừa trở về từ Liên bang Nga); ThS. NSNA. Lê Xuân Thăng; ThS. Phạm Trắc Long; Ông Nguyễn Khắc Dzũng; Bà Trần Thị Liên; NB. Đặng Ngọc Thạnh; cùng hơn 50 doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại và làng nghề…
Tại toạ đàm khoa học, các đại biểu cùng các doanh nghiệp, trang trại, làng nghề đã cùng nhau chia sẻ, thông tin về tình trạng xâm phạm thương hiệu nông sản, làng nghề Việt vẫn còn diễn ra không ít, với những hoạt động ngày càng phức tạp, tinh vi hơn: “Trước thực tế đó, vấn đề bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề đã đặt ra nhiều thách thức cần được nhìn nhận một cách thấu đáo. Nông nghiệp, làng nghề xanh là một phương pháp sản xuất nông nghiệp bền vững, tập trung vào việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Mục tiêu của nông nghiệp xanh là tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đồng thời duy trì và phát triển bền vững nguồn lực tự nhiên.
Đồng thời, nêu lên những tác động tiêu cực của hành vi giả hiệu thương hiệu nông sản, làng nghề nhất là sự cạnh tranh không lành mạnh. Động cơ chính của hành vi làm giả thương hiệu nông sản, làng nghề các diễn giả nêu chủ yếu vì lợi nhuận. Cạnh đó, chỉ ra nguyên nhân dẫn tình trạng giả mạo thương hiệu nông sản, làng nghề đến từ người bán vì lợi nhuận thì cũng có một phần yếu tố từ chính người tiêu dùng thiếu sự thông thái, việc quản lý thương hiệu còn thiếu chặt chẽ, thiếu chế tài đủ mạnh. Qua đó, đề ra khuyến nghị cân nghiên cứu xây dựng, áp dụng khung pháp lý để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; tổ chức thử nghiệm có kiểm soát với các ngành công nghệ mới và phát triển sản xuất nông nghiệp, làng nghề thông minh, mô hình nhà máy thông minh, đô thị thông minh, quản trị thông minh…
Có thể thấy, nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất đáp ứng tăng trưởng và tiêu dùng xanh. Nông nghiệp xanh hướng đến nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, phát triển công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải, ổn định kinh tế và giúp cho người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, bảo vệ các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp… đảm bảo nông nghiệp bền vững trên cả trụ cột kinh tế-xã hội và môi trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế xanh.
Trên thế giới, tang trưởng xanh nói chung, nông nghiệp xanh nói riêng đã dần trở thành xu hướng chủ đạo. Trong bối cảnh đó, nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển nông nghiệp xanh đã được ban hành, như: Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 khẳng định, vai trò của nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế, trong đó phát triển nông nghiệp gắn với nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, gắn với nhu cầu thị trường.
Quyết định số 150/QĐ-TTg, ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu chung của Chiến lược hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa song song sự phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Theo đó, phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các bon thấp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững; giảm ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn, hướng đến nền kinh tế trung hòa các bon vào năm 2050.
Các diễn giả dẫn chứng, tham chiếu Điều 3 Nghị định 52/2018/NĐ- CP: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này. Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.
Mặt khác, hoạt động bảo hộ Sở hữu trí tuệ được triển khai thực hiện là công cụ đắc lực để phát triển kinh tế-xã hội, tăng giá bán, sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đem lại lợi nhuận kinh tế cho người sản xuất, kinh doanh, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Thế nhưng, vấn đề hành lang pháp lý và Pháp luật về đăng ký bản quyền cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP, hiện vẫn chưa được nhiều địa phương quan tâm đúng mức. Với khái niệm thương hiệu sản phẩm là khái niệm mang tính thương mại; việc bảo hộ thương hiệu sản phẩm nông nghiệp OCOP hiện nay đang được tiếp cận và hiểu là bảo hộ dưới ba đối tượng là bảo hộ: Nhãn hiệu hàng hóa; tên thương mại và chỉ dẫn địa lý sản phẩm nông sản, làng nghề OCOP. Pháp luật về sở hữu trí tuệ không có quy định riêng, quy trình riêng cho việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với sản phẩm nông sản, làng nghề OCOP mà thực hiện theo quy định chung của pháp luật sở hữu trí tuệ.
Vì vậy, để bảo hộ được thương hiệu sản phẩm nông sản OCOP, người sản xuất phải quan tâm quy định pháp luật, tích cực thực hiện các quy định của Luật sở hữu trí tuệ như là biện pháp bảo vệ chính mình thông qua các quy định pháp luật. Từ đó, với thực trạng xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm nông nghiệp OCOP ở các tỉnh thành Việt Nam hiện nay có 2 hướng:
Thứ nhất, chủ thể sở hữu sản phẩm OCOP đã quan tâm và có ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm thông qua việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm OCOP, các địa phương cũng đã quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm OCOP.
Thứ hai, nhiều chủ thể sở hữu sản phẩm OCOP chưa thực hiện đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, chủ thể lựa chọn hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP chưa phù hợp với sản phẩm.
Được biết, cả nước hiện có khoảng 5.411 làng nghề và làng có nghề (trong đó có 1.864 làng nghề truyền thống với 115 nghề truyền thống đã được công nhận), trong đó 60% ở vùng đồng bằng Sông Hồng, 23% ở khu vực miền Trung và 17% ở khu vực miền Nam; thu hút khoảng 11 triệu lao động (khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn), trong đó số lao động qua đào tạo có chứng chỉ sơ cấp trở lên chiếm 12,3%. Làng nghề đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, chỉ riêng ngành hàng thủ công mỹ nghệ cả nước đã có 2.000 doanh nghiệp, cơ sở tham gia xuất khẩu đạt kim ngạch trên hai tỷ USD tới hơn 160 quốc gia, vùng lãnh thổ…
Cũng như các quốc gia hiện nay trên thế giới, phát triển bền vững ở Việt Nam là mục tiêu phấn đấu của tất cả nông nghiệp, trang trại, nông trang và các ngành nghề. Trong điều kiện hiện nay, để bảo tồn phát triển bền vững làng nghề cần lựa chọn một sự điều chỉnh dung hòa, hợp lý cả về lịch sử, xã hội, kinh tế, pháp luật… Trong đó, thực hiện pháp luật là một trong những nội dung quan trọng nhằm thay đổi thói quen, lề lối hoạt động của làng nghề và nó cũng là cơ sở pháp lý để đưa sản phẩm của làng nghề vào quá trình hội nhập quốc tế một cách sâu rộng.
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia như là luồng gió mới, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp, làng nghề xanh. Đặc biệt, Nghị quyết 57 yêu cầu đẩy mạnh sản xuất thông minh trong nông nghiệp; yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp – điều này sẽ tạo ra cả cơ hội và thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp trong ngành.
Nhằm nhanh chóng đưa các quyết sách mạnh mẽ, có tính cách mạng của Nghị quyết 57 vào cuộc sống, tại Kỳ họp bất thường vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 193/2025/QH15 thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tác động của Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193 của Quốc hội đối với ngành nông nghiệp nói chung và việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh nói riêng, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm: “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57”.
Tọa đàm khoa học “Pháp lý – nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I, năm 2025cũng nhằm ghi nhận các ý kiến đóng góp, đề xuất trong Nghị quyết 57 và Nghị quyết 193 được thực thi nhanh và đạt hiệu quả cao trong thực tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp thông minh. Nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, làng nghề xanh hiện đang trở thành xu thế tất yếu. Tuy nhiên, để khoa học – công nghệ thực sự trở thành động lực cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, chúng ta cần những cơ chế chính sách phù hợp, nhất là khi nền nông nghiệp, làng nghề cũng đang chuyển từ nâu sang xanh.
Đặc biệt, tại toạ đàm các diễn giả, đại biểu, các nông trại, nông trang, làng nghề đã cùng nhau chia sẻ về những khái niệm và nội hàm của nông dân, nông thôn, nông nghiệp, kinh tế nông thôn, làng nghề phát triển bền vững đã được phân tích dưới góc nhìn mới trong bối cảnh chuyển đổi số, đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Nhiều ý kiến chia sẻ, thảo luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cởi mở phát triển kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số…Dịp này, Ban tổ chức cũng ghi nhận, tri ân các đơn vị đồng hành, hỗ trợ để tọa đàm thành công tốt đẹp.
Bài: Hữu Ước – Ngọc Hải; Ảnh: Thanh Việt