Tọa đàm khoa học ‘Blockchain – Ứng dụng công nghệ tương lai’ lần thứ I do Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) tổ chức nhằm mong muốn xây dựng hoàn thiện khung pháp lý quản lý tài sản ảo và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo.
Quang cảnh toạ đàm khoa học
Chiều ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị 133 số 105, đường Lý Sơn, phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên, Hà Nội, Viện IMRIC giao Cty CP Truyền thông công nghệ QHĐ và Cty King Of Legends Game Space Limited đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ I, nhằm thu thập các ý kiến góp ý của cộng đồng, doanh nghiệp và đối thoại trực tiếp cùng các cơ quan quản lý nhà nước để đóng góp ý kiến vào xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh quản lý tài sản ảo (VA) và các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP.
Có thể thấy, việc nằm trong danh sách xám sẽ ảnh hưởng nhiều các vấn đề tài chính tiền tệ, gây khó khăn trong thu hút đầu tư nước ngoài và hợp tác kinh tế quốc tế. Chi phí giao dịch cũng sẽ tăng cao do các tổ chức tài chính quốc tế tăng cường giám sát và kiểm tra các giao dịch của Việt Nam. Việc tiếp cận nguồn vốn cũng sẽ khó khăn hơn do các tổ chức tài chính quốc tế hạn chế cho vay hoặc đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, theo IMF, mỗi quốc gia nằm trong danh sách xám có nguy cơ thiệt hại khoảng 7,6% GDP.
Trong khuôn khổ chương trình, Viện IMRIC chỉ đạo tổ chức Tọa đàm cho các doanh nghiệp ngành công nghệ Blockchain nằm trong tiến trình tham vấn chính sách và thúc đẩy phổ cập, đào tạo blockchain. Qua đó, giáo dục là yếu tố nền tảng, then chốt, quyết định sự phát triển của một quốc gia. Do đó, toạ đàm với tiêu phổ cập blockchain là một quyết định đúng đắn, nhân văn, thể hiện rõ mục tiêu hướng tới phát triển bền vững.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều Kế hoạch, Đề án gắn với việc ứng dụng các công nghệ số của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong chủ trương chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số từng ngành, lĩnh vực. Trong đó, có sự đầu tư phát triển toàn diện về hạ tầng công nghệ các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, người dân trong nền kinh tế số.
Ngoài ra, để thực hiện tốt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 đã giao NHNN nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương cũng như phát hành sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ lõi như Blockchain.
Các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm tại toạ đàm
Bà Nguyễn Thị Huyền – Phó Chánh Văn phòng Viện IMRIC, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu, tư vấn về đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ Blockchain, TGĐ Cty Truyền thông công nghệ QHĐ cho rằng công nghệ Blockchain là một trong những công nghệ số mới, tiêu biểu của cuộc CMCN 4.0, đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi, có tiềm năng, mang lại tác động lớn đối với nền kinh tế nói chung, lĩnh vực ngân hàng nói riêng…Tuy nhiên, bà Huyền, nhấn mạnh: “Việc nghiên cứu, triển khai công nghệ này là vấn đề mới, phức tạp, đòi hỏi định hướng đúng và đầu tư lớn về nguồn lực. Trong khi đó, các nước trên thế giởi đã triển khai nhiều chương trình đổi mới sáng tạo với công nghệ Blockchain cũng như tham gia đóng góp xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho công nghệ này”.
Với kinh nghiệm và thế mạnh của các nước trên thế giới các chuyên gia như: Nathaniel Rondon, Tony Tong, Nishant Rastogi, David Wong, Marvin Favis, Danny Deng, đã trao đổi, chia sẻ thông tin cũng như chia sẻ kinh nghiệm triển khai nghiên cứu đối với vấn đề Việt Nam đang quan tâm như: Ứng dụng phương thức thúc đẩy Blockchain vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng; các quy định pháp lý liên quan đến ứng dụng công nghệ Blockchain như quyền sở hữu đối với tài sản, thông tin dữ liệu trên Blockchain; vai trò của Blockchain trong nghiên cứu thiết kế đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương…
ThS Mai Thanh Hải – Phó viện trưởng Viện IMRIC cho biết Việt Nam chỉ còn một năm để chuẩn bị cho sự ra đời của Khung pháp lý quản lý VA – VASP. Mọi người đều rất kỳ vọng vào việc Chính phủ sẽ có những quy định phù hợp thông lệ quốc tế là quản lý VA – VASP chặt chẽ nhằm tối ưu nguồn thu thuế, bảo vệ người dùng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Ông Hải cũng cho rằng trong khuôn khổ chương trình, Thường trực Viện IMRIC mong muốn góp phần nhỏ vào việc xây dựng khung pháp lý quản lý Tài sản ảo (VA) và Nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo, công bố chương trình hành động hỗ trợ cho các start up công nghệ và chia sẻ bức tranh toàn cảnh ngành blockchain Việt Nam và toàn cầu, cũng như các cơ hội và triển vọng của Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay.
Tin rằng, thông qua Tọa đàm, các chuyên gia đã chia sẻ các kinh nghiệm về phát triển công nghệ Blockchain, sự hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, mô hình thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên. Thế giới yếu tố nền tảng, then chốt, quyết định sự phát triển của một quốc gia. Đặc biệt, việc Viện IMRIC lựa chọn mục tổ chức toạ đàm khoa học về Blockchain là một quyết định đúng đắn, nhân văn, thể hiện rõ mục tiêu hướng tới phát triển bền vững với quyết tâm cao độ về mục tiêu này.
Huyền Nguyễn