Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm tới những hoạt động ích nước lợi dân, có lợi cho các bên đều được Chính phủ ủng hộ. Trong thư gửi các giới công thương Việt Nam ngày 13-10-1945, Người viết: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công – Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công – Thương trong công cuộc kiến thiết này”.
Đại diện BTC Quận uỷ quận7 và Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ phường Bình Thuận đã có buổi làm việc với Thường trực Viện IMRIC, Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) vào sáng ngày 03/12/2024.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, Đại hội VI của Đảng với tinh thần mở cửa, phát huy mọi nguồn lực, đã tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, người dân được đầu tư, kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Đại hội VII của Đảng khẳng định: “Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp”. Đại hội VIII của Đảng nêu rõ: “Tiếp tục thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách này, khuyến khích mọi doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước khai thác các tiềm năng, ra sức đầu tư phát triển, yên tâm làm ăn lâu dài, hợp pháp, có lợi cho quốc kế dân sinh; đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế trước pháp luật, không phân biệt sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh”. Nhà nước tạo mọi điều kiện về kinh tế và pháp lý thuận lợi để thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển.
Đại hội IX xác định: “Kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều phát triển mạnh và lâu dài”. Đến đại hội X, kinh tế tư nhân được xác định chính thức là thành phần kinh tế, được khuyến khích phát triển: “Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế tư nhân đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật, không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn. Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử; bảo đảm thực sự bình đẳng, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh được tiếp cận các nguồn vốn tại các tổ chức tín dụng của Nhà nước, kể cả quỹ hỗ trợ phát triển; được đáp ứng thuận lợi nhu cầu sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp lớn của tư nhân, các tập đoàn kinh tế tư nhân có nhiều chủ sở hữu với hình thức công ty cổ phần”. Đại hội XI khẳng định: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật”.
Đại hội XII nhấn mạnh: “Tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng mọi cơ hội, các nguồn lực, nhất là về vốn, đất đai, tài nguyên”. Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 3-6-2017, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Đại hội XIII tiếp tục khẳng định: “Kinh tế tư nhân đóng góp quan trọng trong phát triển, nhất là dịch vụ du lịch, sản xuất ôtô, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại hiện đại, dịch vụ y tế, giáo dục và các khu đô thị. Đã hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, có khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ, có thương hiệu và năng lực cạnh tranh trong nước, khu vực và quốc tế”.
Như vậy, việc thành lập tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân nói chung và trong Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Do đó, cần tiếp tục nâng cao chất lượng tổ chức đảng và đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân, góp phần tăng cường toàn diện công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới.
Điều chúng ta dễ thống nhất là, vai trò của doanh nghiệp ngoài Nhà nước ngày càng quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Quan trọng bởi vì ngành nghề đa dạng, với chức năng: Nghiên cứu khoa học và thực hiện các đề tài, dự án trong lĩnh vực phát triển thị trường, truyền thông và công nghệ thông tin. Tư vấn, phản biện các đề tài khoa học, chuyển giao công nghệ, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vữ nêu trên. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện nhiệm vụ của Viện…
Đây được xem là lợi thế lớn để Viện IMRIC đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong Viện. Ban đầu, từ 3 đảng viên ban đầu, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảnguỷ phường Bình Thuận, Quận uỷ quận 7 và sự tạo điều kiện của lãnh đạo Viện, chi bộ nếu được xemxét, thành lập…Chắc rằng, Chi bộ sẽ ngày càng phát triển, khẳng định được vị trí, vai trò trong Viện. Đặc biệt, chi bộ sẽ phát triển và kết nạp them nhiều đảng viên mới và phát hiện những quần chúng ưu tú ở các doanh nghiệp thành viên, các câu lạc bộ trực thuộc để tham gia các lớp nhận thức về Đảng, đủ điều kiện để phát triển đảng viên trong tương lai.
Chia sẻ với chúng tôi, TS. Hồ Minh Sơn khẳng định việc thành lập chi bộ Đảng sẽ giúp Viện có nhiều thuận lợi trong tập hợp, đoàn kết người lao động không chỉ trong Viện mà ở các doanh nghiệp thành viên nỗ lực thi đua, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, hoạch định chiến lược truyền thông, sản xuất, kinh doanh. Nhờ tinh thần tiền phong, gương mẫu, các đảng viên chắc chắn sẽcổ vũ, động viên và lôi cuốn nhiều đoàn viên ưu tú, người lao động tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, từng bước thay đổi tác phong làm việc, mang lại hiệu suất lao động cao hơn. Lãnh đạo một số doanh nghiệp thành viên và trưởng các bộ phận tích cực phấn đấu trở thành đảng viên, từ đó có thêm kênh chuyển tải những chủ trương, quyết sách của Viện thông qua công tác quán triệt, triển khai nghị quyết của chi bộ đến các đảng viên và quần chúng trong Viện.
Tin rằng, việc thành lập chi bộ đảng trong Viện thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, giúp Viện hoạt động đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội quy, quy định của Viện. Đặc biệt, các doanh nghiệp thành viên khi tham gia tổ chức đảng tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh, nêu cao trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động, nghĩa vụ thuế…
Việc xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên, giúp doanh nghiệp hoạt động đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội quy, quy định của doanh nghiệp. Tổ chức đảng là cầu nối phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người lao động lãnh đạo Viện; qua đó, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Viện IMRIC khi có tổ chức đảng sẽ gương mẫu trong thực hiện các hoạt động của mình, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu trong thực hiện trách nhiệm xã hội…
Qua việc Viện IMRIC gửi công văn số 05 đến Quận uỷ Quận 7, Ban Tổ chức Quận uỷ quận 7 và Đảng uỷ phường Bình Thuận nhìn rộng ra, Nghị quyết của Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các doanh nghiệp là rất đúng hướng. Cần tiếp tục tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; phát triển tổ chức đảng trong khu vực ngoài Nhà nước…
Phạm Hữu Hưng – PCVP Viện IMRIC