Sáng ngày 26/03/2025, tại số 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) tổi chức buổi toạ đàm và giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) phối hợp Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) cùng thực hiện liên quan Bộ luật dân sự 2015; Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính cho cộng đồng doanh nghiệp, các doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE…
Dưới góc độ pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn nêu và trả lời hai câu hỏi mà các độc giả và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm, cụ thể như sau:
Trường hợp thứ nhất: Nhặt được tiền, vàng không trả lại bị phạt bao nhiêu tiền
Câu hỏi do độc giả hỏi: Nhặt được tiền hay dây chuyền vàng bạc trên đường là tình huống không hiếm gặp, câu hỏi đặt ra là chúng ta có quyền sử dụng những tài sản nhặt được này không?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 quy định, người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó.
Qua đó, nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. UBND hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
Tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi cố tình không trả lại tài sản cho người khác.
Bên khía cạnh pháp lý, vấn đề đạo đức cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định cách xử lý tài sản nhặt được. Khi nhặt được tiền, dây chuyền vàng bạc hay bất kỳ vật phẩm giá trị nào, chúng ta nên đặt mình vào vị trí của người mất. Ai cũng có thể trải qua cảm giác lo lắng và thiệt hại khi mất tài sản cá nhân.
Do đó, sự lựa chọn báo cáo và nộp lại tài sản nhặt được không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với người khác mà còn xây dựng giá trị cá nhân và xã hội tích cực. Đây cũng là cách để nâng cao lòng tin và sự tôn trọng lẫn nhau trong cộng đồng.
Do vậy, khi nhặt được tài sản, hãy xem xét kỹ tài sản nhặt được, có thể chứa thông tin liên lạc của chủ sở hữu như tên, số điện thoại. Liên hệ với cơ quan công an gần nhất để báo cáo về việc nhặt được tài sản. Nếu có thể, hãy đăng thông báo tại khu vực nhặt được hoặc trên mạng xã hội để tăng cơ hội trả lại tài sản cho chủ sở hữu. Trong thời gian chờ đợi tìm lại chủ sở hữu, cần giữ gìn tài sản cẩn thận.
Nhặt được tiền, dây chuyền vàng bạc rơi không chỉ là một tình huống bất ngờ mà còn là thử thách đối với đạo đức và ý thức pháp luật của mỗi người. Tôn trọng pháp luật và giá trị đạo đức không chỉ giúp tránh được những rắc rối không đáng có mà còn góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Hãy luôn nhớ, việc làm nhỏ của bạn có thể tạo nên sự thay đổi lớn cho cộng đồng.
Trường hợp thứ hai: Vô tình mở khóa để trộm đột nhập lấy tài sản của người khác, thợ khóa có phạm tội không?
Bạn đọc đặt câu hỏi: Trong xã hội hiện đại, nghề thợ khóa đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ những người gặp sự cố về khóa cửa, khóa xe hoặc các loại khóa khác. Thế nhưng, việc hành nghề này cũng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Vậy, thợ khóa có phạm tội khi vô tình mở khóa để trộm đột nhập lấy tài sản của người khác?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đồng phạm được định nghĩa như sau: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Từ đó, để xác định một người có phải là đồng phạm hay không, cần xem xét yếu tố “cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Điều này có nghĩa là tất cả những người tham gia đều phải có ý thức và mong muốn thực hiện hành vi phạm tội.
Trong trường hợp thợ khóa không biết và không có ý định giúp kẻ trộm thực hiện hành vi phạm tội, họ không được coi là đồng phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu thợ khóa thiếu cảnh giác, không xác minh kỹ thông tin và vô tình giúp kẻ gian thực hiện hành vi phạm tội, họ có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nhất định.
Căn cứ theo Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015, nếu hành vi của thợ khóa được coi là thiếu trách nhiệm hoặc cẩu thả, họ có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản: Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 2 – 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Căn cứ theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, người nào có hành vi xâm phạm tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp này, mặc dù thợ khóa không cố ý tham gia vào hành vi phạm tội, nhưng nếu sự thiếu cẩn trọng của họ dẫn đến thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản, họ có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc xác định trách nhiệm bồi thường sẽ dựa trên mức độ lỗi và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của thợ khóa và thiệt hại xảy ra.
Vì vậy, để tránh bị lợi dụng và phải chịu trách nhiệm pháp lý, thợ khóa cần thực hiện các biện pháp sau: Xác minh thông tin khách hàng, yêu cầu khách hàng cung cấp giấy tờ tùy thân và chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với tài sản cần mở khóa. Quan sát và đánh giá tình huống, nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ, thợ khóa nên từ chối cung cấp dịch vụ và thông báo cho cơ quan chức năng. Ghi chép thông tin dịch vụ, lưu trữ thông tin khách hàng và chi tiết công việc để có thể cung cấp cho cơ quan chức năng khi cần thiết.
Thợ khóa có thể không bị coi là phạm tội nếu họ vô tình mở khóa cho kẻ trộm mà không biết về ý đồ xấu của họ. Cạnh đó, để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, thợ khóa cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa, xác minh kỹ thông tin khách hàng và luôn tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công việc không chỉ giúp thợ khóa tránh được những rủi ro pháp lý mà còn góp phần bảo vệ an ninh trật tự xã hội.
CTV TVPL Trần Ngọc Danh – Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn