Dân gian có câu: “Cúi đầu là bông lúa, ngẩng đầu là cỏ dại”. Cây lúa càng chín hạt càng chắc, đầu sẽ rủ xuống; còn cỏ dại lúc nào cũng giương cao ngọn, thể hiện bản thân. Tuy nhiên, ai cũng coi trọng bông lúa, còn chẳng mấy ai để mắt đến loài cỏ dại…
Qua đó, thay vì cúi đầu, người tài nên ngẩng cao đầu, tự tin vào năng lực bản thân, dám dấn thân, dám bảo vệ chính kiến trong một xã hội ngày càng thay đổi nhanh. Có thể thấy, câu thành ngữ “Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu” từ lâu đã trở thành một chân lý vàng trong văn hóa Việt, ngầm định rằng người có tài, có đức ắt phải khiêm tốn, thu mình. Quan niệm này ăn sâu bén rễ, chi phối cách chúng ta nhìn nhận và đánh giá sự thành công, sự giỏi giang của một cá nhân.
Mặc dù, họ không bao giờ phô trương hay tùy tiện khoe khoang thành tích của bản thân. Thế nhưng, họ thường âm thầm tích lũy năng lượng đợi đến lúc có thể tỏa sáng chói lọi…Người biết mình, biết ta, khiêm nhường nghiêm cẩn sớm muộn sẽ nên thành tựu. Nhưng không phải lúc nào “cúi đầu” cũng là tốt, có 3 loại cúi đầu có thể “triệt hạ” tương lai của chính mình. Vậy nên, cần suy xét xem mình có mắc lỗi nào không.
Ngoài ra, trong vô số trường hợp, sự khiêm nhường được đồng nhất với phẩm chất cao đẹp, trong khi một chút tự tin thể hiện bản thân lại dễ bị gán cho cái mác kiêu căng, ngạo mạn. Trong bối cảnh xã hội truyền thống, khi sự ổn định và hòa đồng được đặt lên hàng đầu, việc khuyến khích sự khiêm tốn có những giá trị nhất định. Từ đó, giúp duy trì trật tự, tránh những xung đột không cần thiết và đề cao tinh thần tập thể. Cái tôi cá nhân vì thế thường được hòa tan vào cái “chúng ta”, tạo nên bức tranh xã hội hài hòa nhưng đôi khi lại thiếu đi những gam màu cá tính, đột phá.
Ví dụ, những điều xấu xa nhất của bản chất con người chính là không muốn nhìn thấy người khác tốt đẹp, nói cách khác đó chính là sự ghen ghét đố kỵ mà chúng ta thường nhắc tới. Đồng nghiệp làm việc chăm chỉ, vất vả mới được lên chức, bạn lại thầm cầu mong bạn bị đuổi việc ngay ngày mai…Cậu bạn thân bận rộn cả năm trời kinh doanh phát đạt, bạn lại âm thầm hi vọng ngày mai bạn gặp phải tai họa ngập đầu…
Do vậy, luôn có người lấy việc thấy người khác xui xẻo, mong người khác xui xẻo làm niềm vui, thấy người khác đen đủi một chút, họ sẽ vui như thể bản thân vừa trúng thưởng lớn. Không mong thấy người khác được tốt đẹp, thực chất là một chứng bệnh đỏ mắt, mà nguyên nhân của nó chính là ghen tị với người khác. Có thể hiểu, nguồn cơn của lòng đố kị chính là do ham muốn trong lòng và sự so sánh tâm lý sâu sắc ngày càng lớn. Khổng Tử nói “Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân” (không lo ít mà chỉ lo không đều), chỉ có những kẻ bất tài mới luôn mong người khác nghèo khổ.
Hậu quả của lối tư duy này là không ít lần, chúng ta bỏ lỡ những ý tưởng táo bạo, những con đường mới mẻ chỉ vì lo sợ sự khác biệt, sợ bị đánh giá là “đi ngược lại số đông”. Điều đáng lo ngại hơn, quan niệm này còn tạo ra một môi trường e dè trong các tổ chức, cả nhà nước lẫn tư nhân. Cán bộ, nhân viên ngại đưa ra những đề xuất mang tính đột phá, không dám mạo hiểm với những ý tưởng “lệch chuẩn” vì sợ bị đồng nghiệp xa lánh, cấp trên không hài lòng.
Thực chất, với những mong muốn, dục vọng của con người là vô hạn, không có điểm dừng. Vì lẻ đó, nếu không biết kiểm soát, con người sẽ trở thành nô lệ của chúng. Cố hữu, chúng sẽ biến bạn trở thành một kẻ chẳng ra gì, quẩn quanh với tầm nhìn rối rắm và cái tâm u ám, sống vậy là hỏng rồi!. Con người, ai mà không từng phạm sai lầm? Khi đã sai lầm thì phải sửa chữa. Nhưng trước khi sửa sai, cần phải biết can đảm “cúi đầu” thừa nhận lỗi lầm của bản thân. Đồng thời, có nhiều người lại không đủ can đảm để làm điều đó, và họ cứ mãi bị rớt lại ở những nơi họ bị ngã xuống, chẳng thể nào vực dậy bò lên để đi tiếp.
Cùng với đó, họ dần quen với việc đi theo lối mòn, chấp nhận những giải pháp an toàn, “dĩ hòa vi quý” thay vì mạnh dạn thể hiện năng lực và tầm nhìn của mình. Hệ quả là sự phát triển chậm chạp, thiếu tính cạnh tranh và khó tạo ra những bước nhảy vọt đáng kể. Xã hội dường như chỉ chấp nhận những người giỏi “kín tiếng”, những người thành công mà không dám lên tiếng.
Trong khi đó, trên thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 kéo theo những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, liệu quan niệm “bông lúa chín là bông lúa cúi đầu” có còn phù hợp? Theo tôi, đã đến lúc chúng ta cần một góc nhìn khác, một sự thay đổi trong tư duy.
Diển hình, văn hóa xứ Phù Tang (Nhật Bản) có thể bạn sẽ biết đến câu thành ngữ nổi tiếng của họ: 実(みの)る程頭(ほどあたま)の下(さ)がる稲穂 (いな, dịch qua tiếng Việt: Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu). Lúa vốn không phải là một loại thực phẩm nổi tiếng của Nhật Bản nhưng người dân nước này lại có một câu thành ngữ liên quan đến cây lúa, điều này chắc có lẽ sẽ khiến nhiều bạn ngạc nhiên. Theo nhiều tài liệu lịch sử nghiên cứu cho thấy, câu thành ngữ này là kết quả của việc người Nhật đã kinh qua rất nhiều biến cố trong lịch sử phát triển.
Trên thực tế, Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu không phải bắt nguồn từ xứ Phù Tang, mà nó xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng, vì câu thành ngữ này được người Nhật yêu chuộng và họ ứng dụng trên mọi lĩnh vực trong thực tiễn, là câu thành ngữ được người Nhật thuộc nằm lòng ngay từ tấm bé. Chính vì vậy, câu thành ngữ này lâu dần trở thành văn hoá ứng xử không thể thiếu của đất nước hoa anh đào. Trở lại với ý nghĩa câu thành ngữ Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu, có thể hiểu theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đối với mỗi người trong chúng ta, ai cũng biết rõ về hình ảnh cũng như đời sống của cây lúa nước. Khi lúa ra bông thì nó vẫn vươn thẳng lên, đến khi bông lúa có hạt thì bắt đầu trĩu dần xuống và đến khi lúa đã chín vàng cũng là lúc bông lúa nặng nhất và bị trĩu xuống chứ không thể đứng thẳng như ban đầu.
Vốn xuất phát từ ngành nông nghiệp lúa nước như Việt Nam, người dân Nhật Bản vẫn luôn trân trọng và ghi nhớ lịch sử ban đầu của mình. Cuộc sống vốn ẩn chứa vô vàn khó khăn và thử thách. Muốn vượt qua nó, người thấu hiểu sẽ biết cúi đầu và khom lưng, nghiêng người khiêm tốn. Người cố chấp sẽ đụng tường, tự gây thương tích cho mình mà vẫn không thể vượt qua nổi. Vì vậy, người xưa mới có câu răn dạy rằng: “Cúi đầu là bông lúa, ngẩng đầu là cỏ dại”.
Cuộc sống này không phải lúc nào cũng được trải toàn hoa hồng. Mỗi khó khăn và biến cố đều giống như một cánh cửa. Mỗi cánh cửa này đều không vừa vặn với kích thước của chúng ta. Có lúc, cánh cửa này sẽ thấp hơn ta một cái đầu, có khi lại chỉ bằng một nửa thân người. Nếu như muốn vượt qua cánh cửa này, người thấu hiểu sẽ biết cúi đầu, khom lưng và nghiêng người sao cho vừa vặn, trong khi đó người cố chấp sẽ đụng vào tường, khiến bản thân đau đớn nhưng vẫn chẳng thể vượt qua nổi. Do đó, người xưa mới có câu nói với ý nghĩa vô cùng triết lý và sâu xa…
Người giỏi, người có năng lực thực sự, tại sao lại phải cúi đầu?
Trong một xã hội mà sự sáng tạo, đổi mới và tư duy phản biện là yếu tố then chốt để phát triển, việc khuyến khích những cá nhân dám nghĩ, dám làm, dám thể hiện bản thân một cách mạnh mẽ là vô cùng cần thiết. “Ngẩng cao đầu” ở đây không có nghĩa là kiêu ngạo hay tự mãn, mà là sự tự tin vào năng lực của bản thân, là sự dám dấn thân, dám bảo vệ chính kiến và thể hiện một cái tôi rõ nét.
Ngày nay, khi các bạn trẻ lớn lên trong thế giới phẳng, nơi thông tin và sự kết nối không còn rào cản. Họ tự tin thể hiện cá tính, không ngại khác biệt và sẵn sàng thách thức những quan niệm cũ kỹ. Chính vì vậy, họ mới dám nghĩ dám làm đang dần thay đổi cách xã hội nhìn nhận về sự thành công và tài năng. Bởi, họ hiểu rằng, để chứng tỏ bản thân trong một thế giới đầy cạnh tranh, việc sở hữu năng lực thôi là chưa đủ, mà còn cần phải biết cách thể hiện và khẳng định giá trị của mình.
Song song với đó, khi một xã hội phát triển không phải là xã hội đồng nhất, mà là xã hội đa dạng, nơi những cá nhân khác biệt được tôn trọng và có cơ hội phát triển tối đa tiềm năng của mình. Chúng ta cần học cách chấp nhận những cái tôi cá nhân rõ nét, thậm chí cả những sự dị biệt nếu nó mang lại giá trị cho cộng đồng. Thay vì chỉ chú trọng đến sự “kín tiếng”, chúng ta cần khuyến khích những người giỏi mạnh dạn lên tiếng, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và dẫn dắt cộng đồng.
Mặc dù vậy, sự tự tin và thể hiện bản thân cần đi đôi với năng lực thực sự và tinh thần trách nhiệm. Chúng ta không cổ súy cho sự ngạo mạn hão huyền hay những lời nói suông vô căn cứ, mà chúng ta cần tạo ra một môi trường cởi mở hơn, nơi những người có năng lực không còn phải e dè trong việc thể hiện bản thân, nơi những ý tưởng mới lạ không bị dập tắt chỉ vì đi ngược số đông.
Vậy nên, sống ở đời, những mong muốn, dục vọng của con người chính là vô hạn và không có điểm dừng. Cần phải biết tiết chế và kiểm soát, nếu không con người sẽ trở thành nô lệ của những dục vọng đáng sợ này. Thực tế, có những người luôn thích phải trèo lên thật cao để vượt mặt người khác, để mọi người bàn tán, khen ngợi. Với việc đuổi theo những dục vọng đó chỉ khiến họ mệt mỏi, kiệt sức mà thôi…Vì cuộc sống vốn dĩ không phải giấc mơ, từ mong ước đến thực tế là một quãng đường rất dài. Bảnthân phải trải qua sự khắc nghiệt hơn họ tưởng tượng, cỏ dại thích thể hiện bản thân, lúc nào cũng ngẩng đầu lên cao dù mọc ở những vị trí thấp bé…
Cổ nhân dạy rằng “Biết cúi đầu mới là trưởng thành, biết hạ mình mới là cao thủ.” Đúng vậy, mỗi người khi sống biết khiêm tốn, biết cúi đầu không phải là cúi xuống để cam chịu, đó là cách sống biết lùi mà tiến, ứng xử hài hòa. Khi còn trẻ, ai cũng luôn có ý thức khẳng định mình, sức sống tràn trề, đầy ý chí và khát khao vươn lên. Đây là sự rất đáng quý. Cạnh đó, nếu không biết kiểm soát, chúng ta sẽ dễ mắc phải những nhược điểm như: Hiếu thắng, tự phụ, tự mãn, thiếu nhường nhịn, kiêu căng… Nhiều khi vì quá tự tôn nên chúng ta không chịu cúi mình để công nhận người khác cũng như học tập những bí quyết từ họ.
Đã đến lúc, cần thay đổi lăng kính nhìn nhận về câu thành ngữ “Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu”. Khi bươn chãi ở xã hội hiện đại, có lẽ hình ảnh phù hợp hơn là “Bông lúa chín, hạt mẩy trĩu vàng, hiên ngang trước gió”. Sự giỏi giang và sâu sắc không nên đồng nghĩa với việc phải ẩn mình, mà cần được thể hiện một cách tự tin và mạnh mẽ để đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Cần để những “bông lúa chín” ngẩng cao đầu, tỏa sáng trí tuệ và dẫn dắt chúng ta đến những chân trời mới.
Tin rằng, cuộc sống đương đại đừng nên quá kiêu căng, tự mãn, thay vào đó hãy khiêm tốn và nhìn nhận sự vật, sự việc một cách toàn diện. Hãy cất giữ cái tôi quá cao của mình, bởi nếu để lung lạc dễ bị hủy hoại tất cả, từ cuộc sống cho đến sự nghiệp của bản thân mình./.
TS. Hồ Minh Sơn