Thực hiện Quyết định số 294/QĐ-TTg ngày 9-4-2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia, phiên chợ biên giới được tổ chức thường niên nhằm đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ, giao lưu văn hóa giữa nhân dân huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) và huyện Oyadav (tỉnh Ratanakiri). Đồng thời, hỗ trợ thương nhân xúc tiến thương mại, khuyến khích đầu tư hạ tầng tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (Việt Nam) và Cửa khẩu Quốc tế Oyadav (Campuchia), góp phần phát triển kinh tế biên giới và tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước.
Cụ thể, trong ba ngày (ngày 18 đến 20/04/2025), tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Sở Thương mại tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) tổ chức phiên chợ biên giới Việt Nam-Campuchia năm 2025. Đây không chỉ là dịp để quảng bá, giới thiệu sản phẩm mà còn tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ và kết nối giao thương giữa doanh nghiệp, thương nhân giữa 2 Nước.
Tham dự lễ khai mạc có đại diện lãnh đạo Sở Công thương Gia Lai; Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (VFAEA); Sở Nông nghiệp và Môi trường; Ban Quản lý khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh; các cơ quan chức năng 2 tỉnh biên giới và UBND huyện Đức Cơ; Sở Thương mại tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) cùng đông đảo người dân, doanh nghiệp và du khách hai nước Việt Nam, Campuchia.
Phiên chợ thu hút hơn 60 gian hàng, trong đó có các gian hàng trưng bày sản phẩm hàng hóa xuất xứ Việt Nam, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP địa phương, sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hàng ẩm thực; sản phẩm của tỉnh Ratanakiri.
ThS. Nguyễn Dũng – PCT Hiệp hội VFAEA, Lãnh đạo Sở Công Thương 2 tỉnh Bien giới Việt Nam-Kam pu chia cùng các đại biểu kết nối giao thương, Khai mạc phiên chợ biên giới tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh năm 2025
Tại phiên chợ, các sản phẩm như bột chuối xanh, trà mãng cầu xiêm, tinh dầu, thảo dược, mật ong, sâm ngọc lính, yến sào, dược liệu, hàng tiêu dùng, các loại vật tư nông nghiệp… của 2 nước được giới thiệu đến các doanh nghiệp và du khách, nhiều doanh nghiệp chủ các trang trại, hộ kinh doanh đưa các sản phẩm của mình ra quảng bá tại phiên chợ. Đâylà lần thứ tư, hai tỉnh tổ chức phiên chợ biên giới, tạo cơ hội rất thuận lợiđể tiếp cận nhiều khách hàng, nắm bắt thị trường, ý kiến khách hàng.Thành công của phiên chợ năm nay là lượng khách Campuchia đến tìm hiểu mua sản phẩm tăng rõ rệt, các sản phẩm đêu được đa số người mua ưa thích, kết nội tiêu thụ lâu dài.
Được biết, tỉnh Gia Lai có Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh là điểm giao thương chính với tỉnh Ratanakiri (Campuchia). Đây là một trong những cửa khẩu có hạ tầng thương mại biên giới tương đối hoàn thiện, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa. 3 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu qua biên giới đạt 24 triệu USD, tăng 118% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, một số mặt hàng chủ yếu: hàng bách hóa đạt 0,3 triệu USD; năng lượng điện 1,1 triệu USD, vật tư các loại 6 triệu USD và một số hàng hóa khác 16,6 triệu USD .
Các đại biểu 2 tỉnh Gia Lai và Ratanakiri tham quan các gian hàng tại phiên chợ
Chia sẻ thông tin với các doanh nghiệp và đại biểu 2 tỉnh biên giới, Ông Nguyễn Dũng – PCT Hiệp hội VFAEA cho rằng Giao thương biên giới không chỉ là sự lưu chuyển hàng hóa, mà còn là cơ hội mở lối cho nông sản địa phương vươn ra thị trường khu vực. Phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri đang dần trở thành “cầu nối” thiết thực giữa sản phẩm nông nghiệp Gia Lai và thị trường tiêu dùng Campuchia và ngược lại, góp phần nâng tầm giá trị nông sản địa phương đến với các nước trong khu vực, nhất là nhân dân các tỉnh biên giới, sẽ là kinh nghiệm để tiếp tục kết nối giao thương với thị trường Trung Quốc, Thái Lan… các nước đã ký kết các nghị định thư về xuất khẩu hàng hóa chính ngạch.
Hiệp hội VFAEA và Du khách và người dân tìm hiểu các sản phẩm tại phiên chợ biên giới.
Bà Đào Thị Thu Nguyệt – Phó Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai cho biết phiên chợ biên giới Không chỉ là sự kiện thương mại định kỳ, phiên chợ đang dần trở thành nền tảng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biên giới của tỉnh. Thông qua các hoạt động kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm và giao lưu văn hóa, người dân hai bên biên giới có thêm cơ hội hợp tác cùng phát triển với mục tiêu hỗ trợ thương nhân xúc tiến thương mại, khuyến khích đầu tư hạ tầng thương mại tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và Cửa khẩu Quốc tế Oyadav, Vương quốc Campuchia.
Bà Moeu Malaiy – Phó Giám đốc Sở Thương mại Ratanakiri cho rằng đây là cơ hội để cho người dân 2 bên biên giới trao đổi hàng hóa theo chủ trương của Chính phủ về một biên giới hòa bình, hợp tác để phát triển .Ratanakiri là tỉnh thuần nông, hàng hóa chủ yếu là mì, điều, cao su… nên cũng rất mong tiếp tục được xuất khẩu qua Việt Nam. Phía Campuchia có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực thương mại qua việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa và hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua việc tổ chức các hội chợ. Mong muốn sẽ được mời các doanh nghiệp của Việt Nam sang tham dự các chương trình hội chợ tại Campuchia.
Bên cạnh việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, tại phiên chợ còn có các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ; hoạt động trao đổi, giao thương hàng hoá giữa 2 bên. Phiên chợ diển ra trong 3 ngày và đã kết thúc vào chiều ngày 20/4/2025 góp phần tô thắm tình hữu nghị láng giềng của nhân dân 2 nước Việt Nam, Campuchia.
Văn Thư – Đào Tấn