Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đóng vai trò then chốt giúp nâng cao hiệu quả vận hành và trải nghiệm khách hàng ngành du lịch. Có thể nói, điểm mạnh của AI nằm ở tính linh hoạt. Không giống như phần mềm truyền thống được thiết kế cho các tác vụ cụ thể, AI là công nghệ đa năng có khả năng giải quyết nhiều vấn đề.
Theo tìm hiểu của Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) cho thấy thị trường trí tuệ nhân tạo toàn cầu được dự đoán sẽ đạt mức 1,35 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Sự phát triển mạnh mẽ từ AI ảnh hưởng tới nhiều ngành khác nhau, bao gồm cả ngành du lịch thế giới…
AI làm nâng cao toàn bộ trải nghiệm du lịch bằng cách cá nhân hoá đối với du khách về các gợi ý và lịch trình.
Theo Viện IMRIC và Viện IRLIE, với 91% các tổ chức hàng đầu đang đầu tư vào AI, việc áp dụng rộng rãi công nghệ này trong ngành du lịch trong thập kỷ qua và trong tương lai là điều không có gì đáng ngạc nhiên. AI có thể giúp đưa ra những đề xuất mang tính cá nhân hoá cho khách hàng về các lựa chọn du lịch, chỗ ở và các hoạt động khám phá mới mẻ. AI cũng giúp hỗ trợ tối ưu hoá mức tiêu thụ năng lượng và các cơ sở hạ tầng, đồng thời giúp quản lý tài nguyên hiệu quả hơn, thúc đẩy các nguyên tắc bền vững về môi trường trong ngành du lịch.
Tại Thái Lan, chính quyền Đô thị Bangkok (BMA) đã công bố một loạt biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi tới thăm thủ đô Đất nước Chùa Vàng, bảo vệ khách du lịch trước nạn quấy rối, lừa đảo…Thư ký thường trực BMA Wanthanee Wattana cho biết trong số các biện pháp sơ bộ được đề xuất nhằm giải quyết vấn đề, BMA sẽ sử dụng công nghệ AI với mạng lưới camera an ninh rộng khắp để giám sát các hành vi vi phạm trên các tuyến đường lớn mà khách du lịch nước ngoài thường xuyên lui tới.
Trong khi đó, tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc ở thủ đô Bắc Kinh, triển lãm có tên gọi “Sự tráng lệ và hùng vĩ: Trải nghiệm phong phú về nghệ thuật hang động” hồi tháng 5 mới đây đã được đón nhận nồng nhiệt. Triển lãm sử dụng các tác phẩm sắp đặt khổng lồ, thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng tương tác kỹ thuật số để mang đến cho công chúng cái nhìn toàn cảnh về những di sản văn hóa. Tại triển lãm này, các dòng chữ viết trong Hang đá Long Môn được làm sống lại nhờ thuật toán AI và công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR).
Tại các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, nhiều công ty du lịch đã sử dụng AI để phân tích thói quen tiêu dùng, từ đó xây dựng các chương trình tiếp thị phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng. Tìm hiểu của Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam (TC DN&TTVN) cho thấy hãng công nghệ PR Newswire, một trong những nền tảng truyền thông hàng đầu thế giới, cũng đang sử dụng AI để tối ưu hóa chiến lược truyền thông cho các doanh nghiệp du lịch. AI giúp phân tích và phân phối thông cáo báo chí tới các phương tiện truyền thông và nhà báo, giúp doanh nghiệp tiếp cận hàng triệu khách hàng một cách chính xác và nhanh chóng hơn. Đồng thời, PR Newswire phân phối hơn 325.000 thông cáo báo chí trên toàn cầu, mang lại hơn 144 triệu lượt liên kết và 5,8 triệu lượt tìm kiếm, góp phần tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp du lịch trên thị trường quốc tế.
Ở Việt Nam, việc ứng dụng AI vào du lịch bền vững cũng đang ngày càng phổ biến. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã và đang sử dụng AI để cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, cải thiện dịch vụ và hướng đến việc bảo vệ môi trường. Công nghệ AI đang “cách mạng hóa” ngành du lịch với nhiều lợi ích cho cả du khách và doanh nghiệp. Do vậy, AI hứa hẹn sẽ định hình sâu sắc tương lai của du lịch và lữ hành bằng cách cải thiện đáng kể hiệu quả vận hành của doanh nghiệp cũng như làm phong phú thêm trải nghiệm của khách hàng.
Qua đó, AI nằm ở tính linh hoạt. Không giống như phần mềm truyền thống được thiết kế cho các tác vụ cụ thể, AI là công nghệ đa năng có khả năng giải quyết nhiều vấn đề. Từ việc đứng đằng sau các trợ lý ảo như Siri hay Alexa cho đến hỗ trợ xe tự lái, AI đang xoay chuyển nhiều ngành nghề. Sự linh hoạt của AI bắt nguồn từ khả năng học hỏi và thích ứng với thông tin và thách thức mới, không ngừng phát triển và cải thiện hiệu suất theo thời gian.
Công nghệ AI đang “cách mạng hóa” ngành du lịch với nhiều lợi ích cho cả du khách và doanh nghiệp. Tương tự, Viện IMRIC phối hợp với Viện IRLIE cho thấy AI sẽ định hình sâu sắc tương lai của du lịch và lữ hành, bằng cách cải thiện đáng kể hiệu quả vận hành của doanh nghiệp cũng như làm phong phú thêm các trải nghiệm. Đối với du khách, AI nâng cao toàn bộ trải nghiệm du lịch bằng cách cá nhân hóa các đề xuất và lịch trình. Thông qua việc phân tích những yếu tố như ngày đi, ngân sách và sở thích cá nhân, các hệ thống sử dụng AI có thể đưa ra kế hoạch du lịch phù hợp cho từng du khách và có tích hợp liền mạch với các nền tảng đặt chỗ. Vì vậy, mà quá trình từ lập kế hoạch đến đặt chỗ sẽ trở nên dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn. Ngoài ra, các chatbot và trợ lý ảo do AI điều khiển cũng cung cấp hỗ trợ theo thời gian thực, giúp du khách nghiên cứu, đặt chỗ và tùy chỉnh suốt chuyến đi.
Cộng đồng doanh nghiệp du lịch cũng đang nhận thấy lợi ích đáng kể từ công nghệ này. Thuật toán AI tiên tiến có thể xử lý những tập dữ liệu lớn để dự đoán thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng, cho phép định giá động (giúp quản trị tối ưu doanh thu) và triển khai các chiến lược tiếp thị có chủ đích chính xác, từ đó giảm thiểu ảnh hưởng từ biến động theo mùa.
Ở thời điểm hiện tại, về cơ bản, những nội dung du lịch do AI tạo ra cũng như những tiềm năng của AI trong ngành công nghiệp du lịch có thể coi là vô tận.
Các hãng hàng không có thể sử dụng AI để dự đoán chuyến bay trễ và hành vi đặt phòng của khách hàng. Không ít khách sạn đã bắt đầu triển khai hệ thống làm thủ tục nhận phòng do AI hỗ trợ và robot lễ tân để cải thiện dịch vụ khách hàng. Hơn nữa, AI có thể phân tích phản hồi của khách hàng, dư luận trên mạng xã hội và xu hướng trực tuyến để xác định những mảng cần phải cải thiện, qua đó giúp doanh nghiệp tinh chỉnh dịch vụ mà họ cung cấp.
Ngay sau đại dịch Covid – 19, ngành du lịch toàn cầu đang phục hồi và được dự đoán sẽ có một năm 2024 đáng nhớ, với số lượt khách quốc tế và chi tiêu dự kiến sẽ tăng vượt mức trước đại dịch. Ngành du lịch Việt Nam cũng đang hồi sinh mạnh mẽ trong năm 2024, một phần là nhờ chính sách thị thực thuận lợi hơn, thể hiện rõ rệt ở lượng khách quốc tế đến tăng đáng kể. Sự phục hồi ấn tượng này mang đến cơ hội tốt để Việt Nam củng cố vị thế là điểm đến du lịch hàng đầu ở Đông Nam Á, và AI sẵn sàng đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực này.
Việt Nam có tỷ lệ dân số hơn 100 triệu người và tỷ lệ trẻ hoá rất cao, tiềm năng đẩy mạnh sử dụng AI là điều tất yếu, ngoài ra yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ngày càng hoàn thiện của đất nước, cũng như năng lực kỹ thuật số và tỉ lệ áp dụng công nghệ số ngày càng cao của người dân. Theo tìm hiểu của Viện IMRIC và Viện IRLIE thì Chỉ số Phát triển du lịch và lữ hành do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố vào tháng 5/2024 vừa qua, Việt Nam xếp hạng 57 trong số 119 quốc gia về mức độ sẵn sàng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), bao hàm tỉ lệ được trang bị và tỉ lệ sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông cũng như các dịch vụ kỹ thuật số.
Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy AI đã được triển khai hiệu quả trong một số lĩnh vực chính của ngành du lịch Việt Nam, điển hình là: Thuật toán AI được sử dụng để dự báo nhu cầu du lịch bằng cách phân tích dữ liệu và xu hướng trong quá khứ. Điều này giúp các doanh nghiệp du lịch tối ưu hóa hoạt động, quản lý hiệu quả nguồn lực và điều chỉnh chiến lược marketing để đón đầu biến động về lượng du khách đến. Dưới phạm trù chung là du lịch thông minh, các công nghệ AI được tích hợp vào nhiều khía cạnh khác nhau của trải nghiệm du lịch để tăng cường tính tiện lợi và cá nhân hóa. AI có giúp đặt chỗ nhanh hơn, làm hướng dẫn viên du lịch ảo, tăng cường an toàn khi đi du lịch, hay hỗ trợ các hệ thống thông tin tương tác nhằm cải thiện trải nghiệm du lịch nói chung. Các công cụ sử dụng AI cũng có thể giúp quản lý quan hệ khách hàng, làm thủ tục nhận phòng tự động và cá nhân hóa các thông điệp marketing, dẫn đến hiệu quả và kết nối khách hàng được cải thiện.
Các chatbot và hệ thống khuyến nghị sử dụng AI cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các gợi ý được cá nhân hóa cho khách du lịch. Các hệ thống này phân tích sở thích và hành vi của người dùng để cung cấp hành trình, lựa chọn ăn uống và hoạt động được thiết kế riêng, từ đó nâng cao sự hài lòng của du khách. AI được sử dụng để thực hiện phân tích dư luận dựa trên các đánh giá của khách hàng, bài đăng trên mạng xã hội và tin bài báo chí. Điều này giúp các doanh nghiệp du lịch đánh giá được cảm nhận của công chúng, xác định những lĩnh vực cần cải thiện, tăng cường nỗ lực marketing và điều chỉnh dịch vụ cho phù hợp với kỳ vọng của khách hàng.
Mặc dù sự phát triển đầy hứa hẹn của AI vào ngành du lịch Việt Nam, nhưng ngành này đang đứng trước chuyển đổi sâu sắc hơn xuất phát từ những thách thức căn cơ, bao gồm tình trạng thiếu hụt nhân sự có trình độ. Tìm hiểu của Viện IMRIC và Viện IRLIE thì mỗi năm có khoảng 20.000 sinh viên tốt nghiệp về du lịch, lữ hành và khách sạn, nhưng ngành này lại cần tối thiểu 40.000 nhân sự được đào tạo mỗi năm. Sự thiếu hụt này thường dẫn đến chất lượng dịch vụ không đồng đều, cản trở nỗ lực tăng tỉ lệ du khách quay lại Việt Nam.
AI là công cụ mạnh để giúp giải quyết thách thức về nguồn nhân lực. Bằng cách tự động hóa các tác vụ và tối ưu hóa hoạt động, AI có thể giảm bớt gánh nặng cho đội ngũ nhân viên hiện tại và nâng cao chất lượng dịch vụ tổng thể. Hơn nữa, các chương trình đào tạo dựa trên AI có thể cung cấp trải nghiệm học tập được cá nhân hóa, trang bị cho lực lượng lao động các kỹ năng số cần thiết cho một ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng.
Áp dụng AI sẽ mở ra tiềm năng tăng trưởng bền vững và lợi thế cạnh tranh trên thị trường du lịch toàn cầu cho Việt Nam. Đầu tư chiến lược vào cả công nghệ AI và phát triển nguồn nhân lực sẽ rất quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu trở thành đầu tàu trong ngành du lịch toàn cầu.
Song song đó, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang tạo ra nhiều cơ hội cho ngành du lịch, từ việc quản lý và vận hành thông minh đến marketing kỹ thuật số, phát triển các ứng dụng hỗ trợ du lịch, và nâng cao trải nghiệm du khách thông qua các dịch vụ số. Việc đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ vào quản lý và quảng bá du lịch sẽ giúp Việt Nam tăng tính cạnh tranh quốc tế và thu hút nhiều hơn lượng khách từ các thị trường mục tiêu.
Đặc biệt, AI đòi hỏi sự đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng công nghệ, điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng đáp ứng. Các công ty nhỏ và vừa có nguy cơ bị bỏ lại phía sau nếu không kịp thời tích hợp công nghệ này vào quy trình vận hành. Bên cạnh đó, việc sử dụng AI cũng đối diện với các thách thức về bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư, khi các thông tin cá nhân của khách hàng được thu thập và phân tích ngày càng nhiều. Trong bối cảnh này, ngành du lịch cần thích ứng và tìm ra giải pháp để hòa nhập công nghệ mà vẫn giữ được giá trị cốt lõi của mình.
TS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, Phó TBT TC DN&TTVN