Ngày 12/03/2024 vừa qua, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) đã nhận được thư của một số doanh nghiệp thành viên gửi đến đề nghị tham vấn pháp lý liên quan đến việc mua và sử dụng bằng giả, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độnghay không?.
Dưới góc độ pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp như sau: Bằng lái xe máy không phải do cơ quan có thẩm quyền cấp là bằng lái xe giả. Khi sử dụng bằng lái giả sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, pháp luật đã quy định cụ thể việc chấm dứt hợp đồng lao động. Cụ thể theo Điều 34, Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14.
Mua và sử dụng bằng lái xe giả bị xử lý như thế nào?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe theo quy định và có giấy phép lái xe (bằng lái xe) phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
Qua đó, trong trường hợp người điều khiển xe máy sử dụng bằng lái xe không phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp tức là bằng lái xe giả. Hành vi sử dụng bằng lái xe giả là hành vi vi phạm pháp luật. Người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019 (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021).
Điển hình, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Phạt tiền từ 4-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô 3 bánh khi thực hiện hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng bổ sung tịch thu bằng lái xe máy không do cơ quan có thẩm quyền cấp này. Mặt khác, người có hành vi sử dụng bằng lái xe giả còn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 BLHS 2015 (sửa đổi 2017).
Mức xử phạt thấp nhất đối với tội này là phạt tiền từ 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; Mức phạt cao nhất là phạt tù từ 3-7 năm tù…
Chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết trợ cấp thôi việc, mất việc thế nào?
Ảnh minh hoạ
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động (Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14)… Cụ thể: Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14) quy định, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo đúng quy định; Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn theo quy định của pháp luật lao động; Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định của pháp luật lao động về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Cùng với đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 45, khoản 1 và khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14: Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người sử dụng lao động.
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, thì người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc theo quy định tại Điều 46, Điều 47 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14. Cụ thể: Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ một số trường hợp…; Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc; Khi cho người lao động thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một tháng tiền lương, ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Văn Hải