Trong khi các hoạt động từ thiện của giới nghệ sĩ, người nổi tiếng một thời gây xôn xao dư luận…Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống luôn hết mình cho các hoạt động thiện nguyện theo câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng – Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” với truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam thật đáng ngưỡng mộ và trân trọng.
Ngay từ đầu năm 2024 đến nay, Viện IMRIC và Viện IRLIE, TC Nhiếp ảnh và Đời sống đã vận động cộng đồng doanh nghiệp thành viên, các doanh nghiệp thuộc CLB Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE, đặc biệt các doanh nghiệp thành viên đang hoạt động, sản xuất kinh doanh tại Liên bang Nga được 09 căn nhà (mỗi căn 50.000.000VND và đã xây nhà tại tỉnh Bến Tre), 161.000.000VND (trong đó trao cho Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Thành phố Sóc Trăng 60.000.000VND, một gia đình tại tỉnh Bắc Giang 35.000.000VND, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre tổ chức cuộc thi Nét đẹp áo Bà Ba 66.000.000VND). Tới đây, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn sẽ đồng hành, hỗ trợ xây dựng 02 căn nhà tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai và 01 căn nhà tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An; Công ty Mays Ruviteks và những người bạn tại Liên bang Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng một cây cầu giao thông mới tại tỉnh Bến Tre…Ngoài ra, sẽ phối hợp với Sở VH,TT&DL tỉnh Bình Dương tổ chức giải bóng rổ cúp CBV 5*5 trong tháng 7/2024 tới đây.
Chia sẻ với chúng tôi, Tiến sĩ – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC), công tác tại Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống từ năm 2017 đến nay cho hay từ nhỏ, tôi đã sớm bươn chải nên rất hiểu giá trị của lao động và hiểu việc kiếm được đồng tiền khó khăn tới thế nào. Qua trình hoạt động báo chí tôi được đi nhiều địa phương trên cả nước, Do đó, tôi thấy mỗi người có những nỗi khổ, vất vả riêng, không ai giống ai, nhưng chung quy lại, ai cũng có mong ước được hạnh phúc, đủ đầy. Vì vậy, không phải ai cũng may mắn có được cuộc sống như mình mơ ước….
Ông Sơn bộc bạch, tôi may mắn có được cuộc sống bình yên dù đã sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tôi kỳvọng muốn được làm nhiều điều, tất nhiên là trong khả năng của mình để giúp đỡ những người kém may mắn hơn trong xã hội. Sau mỗi lần tham gia các hoạt động xã hội thiện nguyện trong nhưng năm trước đó như xây cầu nông thôn mới tại Bến Tre, nhà tình nghĩa, tình thương, trao quà trung thu, trao quà trong đợt dịch Covid – 19 tại TP.HCM, Long Thành tỉnh Đồng Nai, Long An, đã đọng lại trong tôi chính là niềm vui. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến tôi có thêm động lực cho những hoạt động tiếptheo.
Căn cứ theo Nghị định 64, Nghị định 93 của Chính phủ, từ thiện tùy thuộc vào cái tâm, cái đức của mỗi người. Trong đó “Làm từ thiện mang tính trách nhiệm xã hội. Dựa trên cơ sở uy tín của người nổi tiếng để làm từ thiện là tốt, không nên cấm cá nhân làm từ thiện, nhưng quan trọng là cần phải có cơ chế pháp lý để kiểm soát. Mặt khác, phải quy định những người đủ năng lực để làm và làm theo cách nào, chứ không để cho người ta tự mò mẫm. Ông Sơn nghĩ cần phải xã hội hóa để toàn xã hội được làm từ thiện. Đồng thời, phải có cơ sở pháp lý để xử lý, để những người làm từ thiện bám vào đó thực hiện, chứ không phải thích làm kiểu gì thì làm. Như vậy, để tránh tình trạng trục lợi…”.
Theo ông Hồ Minh Sơn, cứ mỗi chuyến đi tác nghiệp, hoặc thiện nguyện giúp tôi có thêm những trải nghiệm và góc nhìn mới. Tôi được gặp gỡ và học hỏi từ những người xung quanh, từ những người còn khó khăn nhưng vẫn kiên định vươn lên trong cuộc sống. Điều này, giúp tôi trưởng thành hơn từng ngày, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mình. Khẳng định sự cần thiết của các hoạt động từ thiện, trong đó có hành trình thiện nguyện của nhiều người. Nếu các cá nhân làm tốt thì nhân dân ủng hộ. Làm tốt phải từ tâm, làm liêm chính, đúng quy định của pháp luật. Nếu không minh bạch, không trong sáng, không công tâm thì hẳn sẽ bị nghi ngờ. Theo Tiến sĩ Sơn, muốn làm từ thiện tốt trước hết phải có tâm…Bên cạnh đó, đồng hành cùng các chương trình thiện nguyện giúp cuộc sống của tôi trở nên tích cực và ý nghĩa hơn. Đi nhiều, làm nhiều, dần dần quan điểm sống của tôi sẽ có thay đổi, sâu sắc và đa chiều hơn.
Cũng theo ông Hồ Minh Sơn cho biết với tôi, khi tham gia vào các hoạt động thiện nguyện không chỉ cho tôi thêm cơ hội được giúp ích cho cộng đồng, mà ngược lại, thông qua những hoạt động ấy, tôi hoàn thiện bản thân mình và khiến cuộc sống của mình trở nên hạnh phúc hơn, nhiều màu sắc hơn.Công tác xã hội – nhân đạo – từ thiện của Viện IMRIC, Viện IRLIE và Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) cũng thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia. Do đó,việc từ thiện có trách nhiệm, có văn hóa là yêu cầu cần đặt ra đối với hoạt động này.
Tôi luôn muốn đóng góp sức mình vào các hoạt động cộng đồng. Tôi may mắn có điều kiện và cuộc sống tốt hơn nên cố gắng sẻ chia và hỗ trợ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém hơn. Ông Sơn, nhấn mạnh: “Làm từ thiện có trách nhiệm” còn có nghĩa là trao quà, tiền hoặc tặng phẩm đến tận tay đối tượng cần được trợ giúp với thái độ đúng mực trên tinh thần chia sẻ, yêu thương, cảm thông… chứ không phải ở thái độ ban phát. Chỉ khi người làm từ thiện ứng xử đúng mực, với thái độ ân cần và tấm lòng yêu thương, người được giúp đỡ mới không cảm thấy bị tổn thương và tủi thân khi mình bị ám ảnh bởi cảm giác bị rơi xuống đáy xã hội; mà ngược lại, sẽ thấy ấm lòng. “Của cho không bằng cách cho” là vì vậy. Trách nhiệm của người làm từ thiện còn ở chỗ cần tìm hiểu, trao đúng đối tượng và trao quà phù hợp. Trong cứu trợ bão lụt trước đây, từng có chuyện trao quà cho người không bị thiệt hại, cho người khá giả, đã gây nên sự phẫn nộ, bất bình không đáng có.
Từ lâu, người Việt Nam đã có truyền thống là một dân tộc tình nghĩa, tình cảm, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, bất kể mối quan hệ của họ là gì. Việc giúp đỡ người khác không chỉ là nghĩa vụ của chúng ta, mà còn là sự thỏa mãn tâm hồn và tốt cho sức khỏe tinh thần của bản thân. Mặc dù, việc giúp đỡ người khác có thể mang lại những rắc rối cho bản thân, nhưng đó là một trách nhiệm đạo đức mà chúng ta không thể từ chối.
Cho biết thêm, ông Sơn nói tôi nghĩ rằng đôi khi những giá trị vô hình còn ý nghĩa hơn cả giá trị số tiền mà chúng ta đóng góp. Trong nhiều năm qua, tôi đã tham gia rất nhiều hoạt đồng từ thiện, hoạt động vì cộng đồng. Khi tham gia các hoạt động đó, tôi không phiền lòng chuyện gì dù xuất hiệnnhững lời chê bai “làm màu”…Tôi hiểu được tại sao mình làm các hoạt động cộng đồng, mình vì ai, ai đang cần mình hỗ trợ. Cuộc sống có nhiều chuyện phức tạp, nếu cứ mải quanh quẩn với những suy nghĩ tiêu cực, chính bản thân mình sẽ mệt mỏi. Đây là điều mà tôi luôn giữ cho bản thân một năng lượng tích cực và hạn chế các thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến năng lượng của mình.
Ngoài việc công tác tại tạp chí về văn hoá, nay tôi đảm nhiệm Chủ tịch HĐQL, Viện trưởng hai viện khoa học và truyền thông, chính sách pháp luật, một trung tâm tư vấn pháp luật có hơn 10 luật sư, 7 luật gia và 20 tư vấn viên pháp luật, 20 nhà báo và 5 phóng viên…Trước kia tôi quan niệm hãy cứ làm thôi, nhưng bây giờ đã cẩn thận hơn khi tham gia các chương trình hoặc tổ chức các buổi toạ đàm khoa học, vinh danh doanh nghiệp, tổ chức nhiều cuộc thi hoa hậu, cuộc thi ảnh nghệ thuật “Người Việt tin dùng hàng Việt”…Sắp tới tôi còn thực hiện các dự án về giáo dục, kinh tế xanh…Tôi luôn đề cao giá trị bền vững khi bắt tay thực hiện các công tác này. Đặc biệt, công tác mang lại giá trị cho cộng đồng, tôi nghĩ bản thân mình sẽ là người được nhận nhiều nhất. Đó là niềm vui, sự an nhiên trong lòng và cảm thấy cuộc đời này ý nghĩa hơn, ông Sơn chia sẻ.
Cho biết thêm, ông Sơn nói tôi nghĩ trách nhiệm hay không còn tùy thuộc vào mỗi người. Bởi các hoạt động thiện nguyện, cũng là cách để bản thân trân trọng các nhiệm vụ được giao, trân trọng các doanh nghiệp luôn tin yêu mình, cơ quan mình công tác. Tôi không xem đó là trách nhiệm mà là một điều hiển nhiên phải làm. Trong giai đoạn khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì việc tự do ngôn luận, đôi khi chỉ một tấm hình với góc chụp thiếu tinh tế một chút cũng có thể là chủ đề bàn tán chỉ trích. Trong khi đó, tôi thực hiện công việc làm bằng tâm thế thoải mái và vui vẻ. Với những lời khen chê, nếu tích cực thì ghi nhận, nếu tiêu cực thì xem lại bản thân có thật sự như thế không. Đôi khi nhờ những lời góp ý, bản thân mình sẽ hoàn thiện hơn.
Trong xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều người đang phải đối mặt với những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Tuy nhiên, mỗi ngày vẫn có những nhân vật tốt bụng và có trái tim yêu thương, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ những người này. Đó là hoạt động từ thiện, một trong những hoạt động mang tính chất tích cực đang được lan rộng trong xã hội hiện nay. Trong cuộc sống xã hội, bất kỳ đất nước nào cũng đều có những người gặp khó khăn và đang chịu đựng những nỗi đau thương. Họ có thể là nạn nhân của thiên tai, tai nạn, những người sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh, người già neo đơn, trẻ em bị bỏ rơi hoặc không có ai chăm sóc. Những người này đang cần sự giúp đỡ của toàn xã hội để có thể tồn tại và phát triển.
Theo ông Hồ Minh Sơn, dù đất nước có phát triển đến mấy, xã hội có hưng thịnh đến đâu thì cũng không thể bảo đảm được tất cả những người này. Vì vậy, đó là trách nhiệm của mỗi người chúng ta để chung tay giúp đỡ những người khó khăn, đau khổ. Truyền thống yêu thương và đùm bọc lẫn nhau đã được truyền từ đời này qua đời khác và đó là một nét đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người. Hàng năm, hàng tháng hay thậm chí mỗi ngày luôn có những chiến dịch ủng hộ giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Tin rằng, mỗi hoạt động từ thiện đều đáng được trân trọng và khuyến khích. Việc dành thời gian, công sức đến tận nơi người dân bị ảnh hưởng do thiên tai để trao quà thể hiện tình yêu thương, đùm bọc, sẻ chia giữa con người với con người, là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Song song đó, nếu chúng ta dành sự sẻ chia của mình đúng cách, đúng chỗ và có kế hoạch hợp lý thì hoạt động từ thiện sẽ càng có hiệu quả và ý nghĩa hơn…
Văn Hải – Vương Minh