Thương hiệu, truyền thông là vấn đề đầu tiên mà doanh nghiệp xác lập, cũng là biểu hiện cuối cùng nhận định kết quả thành công của tổ chức, doanh nghiệp. Năm 2024, khi nền kinh tế có nhiều chuyển độngđã thay đổi cách mọi người tương tác với thương hiệu của tổ chức, doanh nghiệp là một điều tất yếu của thị trường.
Ảnh minh hoạ
Qua đó, xây dựng thương hiệu là quá trình mang lại ý nghĩa cho tổ chức, công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể bằng cách tạo ra và định hình thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Thương hiệu là vấn đề đầu tiên mà doanh nghiệp xác lập, cũng là biểu hiện cuối cùng nhận định kết quả thành công của tổ chức. Trong bối cảnh biến chuyển liên tục của nền kinh tế, góc độ quản trị thương hiệu của mỗi doanh nghiệp thường gặp những hạn chế lớn về tầm nhìn dài hạn…
Xây dựng thương hiệu chắc chắn là một quá trình và cần có chiến lược một cách cụ thể. Xây dựng thương hiệu là tạo ra nhận thức về doanh nghiệp bằng cách sử dụng các chiến lược và chiến dịch với mục tiêu tạo ra một hình ảnh độc đáo và lâu dài trên thị trường. Từ đó, khi được thực hiện đúng, việc xây dựng thương hiệu hiệu quả sẽ nuôi dưỡng lòng trung thành sâu sắc giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, gia tăng ổn định về khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng.
Thế nhưng, việc xây dựng thương hiệu có thể thay đổi để phù hợp với sự biến động của thị trường cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Những thay đổi trong xu hướng thiết kế, nền kinh tế và thị trường, nhu cầu người tiêu dùng đều tạo ra sự thay đổi trong xu hướng xây dựng thương hiệu.
Theo tìm hiểu của Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) từ một báo cáo bởi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho thấy, có những doanh nghiệp mang tuổi đời lên đến 1400 năm. Thống kê chỉ ra toàn cầu có 5.586 công ty có tuổi đời lớn hơn 200 năm. Trong đó, 3.146 là ở Nhật Bản, 837 ở Đức, 222 ở Hà Lan, và 196 ở Pháp. Tại Việt Nam, không thiếu những doanh nghiệp mang trình mình khát vọng trăm năm, câu hỏi đặt ra là: Tư duy nào để giữ thương hiệu bền vững đi qua những cơn bão phức tạp của nền kinh tế, thiên tai dịch bệnh cũng như thay đổi của địa chính trị.
Việt Nam hiện đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất vì giãn cách xã hội, các doanh nghiệp phải đối mặt với thử thách mới trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có xu hướng chậm lại và đứng trước “Suy thoái”. Hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể trong đại dịch Covid – 19, họ có xu hướng cẩn trọng với chi tiêu hơn và nhạy cảm hơn trước “các dự báo xấu”.
Đồng thời, người tiêu dùng hiện đang tích cực nhìn vào ‘ý thức xã hội’ của các thương hiệu và các giá trị mà họ đứng đằng sau. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội cho phép các thương hiệu xây dựng cộng đồng, chăm sóc người tiêu dùng dễ dàng hơn. Chính cộng đồng tạo ra sự tăng trưởng vượt trội của Influencer như hiện tại.
Điển hình, các thương hiệu tập trung vào việc hỗ trợ và nuôi dưỡng cộng đồng trong thời kỳ suy thoái sẽ không chỉ nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh mà còn có được lòng trung thành và sự tin tưởng của khách hàng. Năm 2024, các thương hiệu phải suy nghĩ lại những gì của tổ chức, doanh nghiệp biết và xem xét lại các chiến lược xây dựng thương hiệu và marketing của họ sắp tới để luôn phù hợp và đối phó môi trường kinh doanh và hành vi tiêu dùng thay đổi…
Cùng với đó, khi hoạch định chiến lược thương hiệu sẽ có một lộ trình phát triển một thương hiệu bền vững không thể nằm ngoài 03 xu hướng lớn của tương lai, như: Tiến bộ công nghệ, sự tăng cao về nhu cầu khách hàng, sự phát triển chuyên nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp.
Có thể thấy, sự phát triển của các mạng xã hội, Facebook không còn độc tôn ở thị trường Việt Nam như trước. Người dùng có nhiều lựa chọn thú vị hơn như Facebook, và thậm chí các website, ứng dụng cũng chiếm lấy quỹ thòi gian có hạn của họ. Mặc dù vậy, mạng xã hội vẫn là nơi cho phép tương tác qua lại giữa thương hiệu và người tiêu dùng tốt nhất. Vì vậy, nếu trước đây doanh nghiệp của bạn chỉ chú ý đến bán hàng, quảng cáo qua mạng xã hội, thì đã đến lúc phải bắt tay vào xây thương hiệu.
Điển hình, trí tuệ nhân tạo (AI) giúp cho thương hiệu lượng hóa hành vi khách hàng, từ đó thể hiện đặc tính thương hiệu hấp dẫn, có tính nhân bản về chất và lượng một cách thông minh. Những trạng thái mới thay đổi ngày càng nhanh trong trải nghiệm khách hàng giúp thương hiệu đánh tan tảng băng trong tâm lý người tiêu dùng, vốn đã cố hữu với vô vàn sản phẩm dịch vụ. Với sự tinh gọn trong bộ máy nhân sự trở thành chìa khóa sinh tồn then chốt của mọi doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn kinh tế.
Theo tìm hiểu của Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế cho thấy có 70% người tiêu dùng muốn biết các thương hiệu mà họ hỗ trợ đang làm gì để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường; 46% người tiêu dùng rất chú ý đến các nỗ lực trách nhiệm xã hội của thương hiệu khi họ mua một sản phẩm hoặc dịch vụ; 77% người tiêu dùng sẽ sẵn sàng kinh doanh với công ty hơn nếu họ thể hiện cam kết giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường…
Mặt khác, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện đại, việc xây dựng và thúc đẩy một chiến lược thương hiệu mạnh mẽ không chỉ là lựa chọn mà là yêu cầu tất yếu đối với mọi doanh nghiệp. Chiến lược thương hiệu không chỉ là việc tạo ra một logo đẹp mắt và slogan ấn tượng, mà còn là quá trình tinh chỉnh cẩn thận các yếu tố cốt lõi để tạo ra một ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của khách hàng. Ngoài ra, khi tổ chức, doanh nghiệp có chiến lược thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và phát triển một thương hiệu mạnh mẽ và thành công trên thị trường cạnh tranh ngày nay. Nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ marketing, truyền thông đến bán hàng và chăm sóc khách hàng.
Cùng với đó, đa số các doanh nghiệp nhận định rằng, trong bối cảnh thị trường có mức độ cạnh tranh cao, sản phẩm dễ sao chép, công nghệ dễ sao chép, nhưng thương hiệu là tài sản duy nhất không thể bị bắt chước. Trong khi đó, thị trường ngách mức độ cạnh tranh thấp, việc đầu tư thương hiệu bài bản chuyên nghiệp là động lực chính thúc đẩy thương hiệu tiến vào giai đoạn tăng trưởng kỳ vọng.
Song song với đó, để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng mới năm 2024, chiến lược thương hiệu giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng, tạo dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững. Một thương hiệu mạnh sẽ thu hút được nhiều khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, từ đó thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cụ thể: Giá trị cốt phải xác định những giá trị mà thương hiệu của bạn đại diện và muốn truyền tải đến khách hàng; Sứ mệnh của tổ chức, doanh nghiệp cần xác định lý do tồn tại và mục tiêu mà thương hiệu của bạn muốn hướng đến; Tầm nhìn củatổ chức, doanh nghiệp xác định định hướng phát triển tương lai của thương hiệu; Định vị thương hiệu là vị trí của thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh; Nhận diện thương hiệu yêu cầu thiết yếu phải tạo dựng hình ảnh và thông điệp thương hiệu để khách hàng dễ dàng nhận biết và ghi nhớ; Chiến lược truyền thông của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu kỹ các kênh và phương thức truyền thông phù hợp để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Việc nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau giữa tổ chức và doanh nghiệp là hành trình suốt đời của các nhà quản trị. Bên cạnh lợi ích tiếp thu vẻ đẹp tri thức, đó còn là dịp để các thành viên tích cực mở rộng cơ hội hợp tác cũng như giao lưu nghề. Từ đó, đánh dấu cột mốc phát triển mới trong việc nghiên cứu và chuyển giao tri thức quản trị thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng là trợ lực hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng thương hiệu một cách bền vững.
TS Hồ Minh Sơn trong một lần dự sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Bộ Nông nghiệp&PTNT vào ngày 30/07/2024
Tin rằng, trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay nhất là khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, việc xây dựng và thúc đẩy một chiến lược thương hiệu mạnh mẽ là chìa khóa để thành công. Với chiến lược xác định rõ ràng vị trí và giá trị cốt lõi của tổ chức, doanh nghiệp, giao tiếp hiệu quả và tạo dựng niềm tin từ khách hàng, mọi doanh nghiệp đều có thể đạt được sự tín nhiệm và thành công dài lâu trên thị trường.
(Bài xuất bản số T8, Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam; Đặc san in Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông số T9)
Nhà báo Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam