Trong những ngày kỷ niệm lịch sử trọng đại này, cùng với việc sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, đây cũng là một cuộc cách mạng tạo động lực bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đưa đất nước ngày càng phát triển, “ đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” miền núi tiến kịp miền xuôi như di nguyện của Chủtịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.
Tây Nguyên có diện tích tự nhiên 54.470 km2, bằng 1/6 diện tích cả nước gồm 5 tỉnh ( Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng) dân số gần 6 triệu người, có đường biên giới dài hơn 600 km có vị trí địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái đa dạng, với diện tích rừng “ đại ngàn “ được xem như là mái nhà có chức năng phòng hộ và là địa bàn chiến lược phòng thủ quan trọng. Tiềm năng đất đai còn lớn với gần 2 triệu héc-ta đất bazan màu mỡ, tương đương 60% đất bazan cả nước. Với hành lang kinh tế Đông Tây, vùng kinh tế tam giác phát triển Việt Nam, Lào, Campuchia là những điều kiện thuận lợi để kết nối các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ cùng phát triển, cùng chiến đấu giữ vững quốc phòng an ninh biển, đảo, biên cương tổ quốc.
Theo dòng lịch sử, cách đây 185 năm, nhiều bộ tộc Tây Nguyên đã gia nhập quân Tây Sơn, tỉnh Bình Định, đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếng trong cuộc hành quân của Nguyễn Huệ “ Áo vải cờ đào “ tiến công ra Bắc đánh tan Quân Thanh xâm lược. Người lãnh đạo việc hậu cần của quân Tây Sơn Thượng đạo là người dân tộc Ba Na (An Khê, Gia Lai )vợ của Nguyễn Nhạc. Vùng đất phía Tây đèo An Khê là căn cứ của lực lượng Tây Sơn đã dấy binh khởi nghĩa lập nên chiến thắng lẫy lừng Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy Hiệu là Quang Trung.
Cũng vùng đất Tây Nguyên này, mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Buôn Ma Thuột lịch sử, mở màn và thần tốc giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước. Sau ngày giải phóng, Tây Nguyên gồm 3 tỉnh: Đắk Lắk (hình thành từ các tỉnh Darlac, Phú Bổn và Quảng Đức), Gia Lai – Kon Tum (tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai) và Lâm Đồng (sáp nhập tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Tuyên Đức) bước vào hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn. Ngày 21 tháng 8 năm 1991, tỉnh Kon Tum tái lập và đến ngày 26 tháng 11 năm 2003, tỉnh Đắk Lắk tách thành hai tỉnh là Đắk Lắk và Đắk Nông đến ngày nay.
Qua những lần sáp nhập và tái lập, gần 50 năm qua kinh tế xã hội tuy có phát triển nhưng chậm và thiếu bền vững, chưa tự cân đối được ngân sách, địa bàn tuy rộng nhưng chưa liên kết cùng phát triển, vẫn còn khép kín theo ranh giới, hạ tầng giao thông chưa đảm bảo, hàng hóa vận chuyển khó khăn. Việc sáp nhập lần này sẽ dẫn tới sự thay đổi lớn trên “bảng xếp hạng” quy mô các tỉnh, thành cả nước so với hiện nay.Tỉnh mới Lâm Đồng ( sáp nhập Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận) sẽ trở thành địa phương rộng lớn nhất cả nước với tổng diện tích trên 24.200km2. Tỉnh rộng thứ 2 sẽ là tỉnh Gia Lai mới (sáp nhập tỉnh Gia Lai và Bình Định) với diện tích hơn 21.500km2. Tỉnh Đắk Lắk mới (sáp nhập tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên) sẽ là tỉnh rộng thứ 3 với diện tích hơn 18.000km2. Cả 3 tỉnh này đều có diện tích lớn hơn tỉnh lớn nhất hiện nay là Nghệ An với hơn 16.000km2.
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên các trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; cửa ngõ của Tây Nguyên, của Đường Xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế, gồm 8 tỉnh, thành phố: TP Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Với diện tích: 44,4 nghìn km2 (13,4% cả nước), có thế mạnh về khai thác thuỷ sảnxuất khẩu, nhiều bãi biển du lịch nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận),trong tương lai không xa sẽ có nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của nước ta ở Ninh Thuận.
Về giao thông, đã có Cảng nước sâu Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất là điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ hàng hải.Vịnh Vân Phong, sẽ là cảng trung trung chuyển quốc tế lớn nhất tại Việt Nam, Cao tốc Băc Nam đã và đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trong năm 2025, cùng với đó nâng cấp quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam , mở các đường cao tốc quốc lộ 19, 24, 26; Các tuyến Đông – Tây nối với các cảng nước sâu (Dung Quất, Cam Ranh) để mở rông không gian phát triển, kết nối với Tây Nguyên, các tỉnh Đông Băc Cam Phu Chia, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, giao thương hàng hóa và tour du lich xuyên quốc gia. Đông thời hiện đại hoá các sân bay, đặc biệt là sân bay quốc tế Đà Nẵng và các sân bay trong nước: Quy Nhơn, Nha Trang, Chu Lai,PleiKu, Buôn Ma Thuột, Cam Ranh, Lâm Đồng…
Tiềm năng kinh tế, quốc phòng của Tây Nguyên đã và đang trên đà phát triển
Từ sau ngày giải phóng đến nay, với những lợi thế về vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu, các loại cây trồng ở Tây Nguyên đã phát triển nhanh chóng. Đã hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá trọng điểm của cả nước. Cà phê trở thành cây công nghiệp chủ lực với gần 610.000ha (chiếm 90% diện tích cả nước); cao su là vùng trồng lớn thứ hai với hơn 250.000ha (chiếm 26%); các loại cây trồng khác như hồ tiêu có 80.000 ha (chiếm hơn 60%); điều có 83.000 ha (chiếm 28%); Dù canh tác sau, Sầu riêng Tây Nguyên đã nhanh chóng vươn lên dẫn đầu cả nước với diện tích trên 70.000 ha chiếm tới 43,1%, tăng liên tục từ 2010 đến nay. Các loại cây trông khác cũng đã và đang phát triển nhanh như bơ chiếm trên 78% diện tích và trên 80% sản lượng, chanh dây chiếm trên 70% cả nước, các loại dược liệu quý như sâm Ngọc Linh “ báu vật của người Việt” sâm dây, nấm linh chi đỏ, hoa hòe, đinh lăng… đang hình thành các vùng dược liệu tập trung. Nổi bậc nhất là trong 5 năm qua, Lâm Đồng đã thu hút được 115 dự án đầu tư ngoài ngân sách vào địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tổng vốn đăng ký 5.800 tỷ đồng. Vùng rau, hoa tại Lâm Đồng có hơn 30% diện tích được sản xuất theo hướng công nghệ caonằm trong tốp đầu cả nước.
Đắk Lắk và Phú Yên sáp nhập sẽ trở thành trung tâm kinh kết kết nối rừng và biển
Tỉnh Đắk Nông, ngoài thế mạnh cây công nghiệp, có nguồn tiềm năng lớn nhất là quặng bô-xít với trữ lượng thăm dò ước tính 2,6 tỉ tấn, hàm lượng bôxít nhôm đạt 35-40%. Các khoáng sản quý hiếm khác rất đa dạng, như nguồn tài nguyên vàng, đá quí ngọc bích, saphia trắng; volfram, thiếc, antimony; sét cao lanh làm gốm sứ cao cấp… Sau khi sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ hình thành vùng khai thác bau xít gắn liền với chế biến, vận chuyển xuống cảng Kê Gà (Bình Thuận) để xuất khẩu.
Đặc biệt, Tây Nguyên là nơi có cường độ năng lượng bức xạ tốt. Các khu vực Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông có lượng số giờ nắng rất cao 5.1 – 5.3 giờ/ngày, là tiềm năng rất lớn để phát triển năng lượng tái tạo. Tỉnh Kon Tum đã thu hút các nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế lớn, như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn TH True Milk… đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; các tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ; dự án điện gió, điện mặt trời… với tổng số vốn đăng ký trên 58.683 tỷ đồng. Đó là những đột phá chiến lược tạo nên sức bật mới, có tác động lan tỏa và liên kết thúc đẩy các vùng kinh tế và các tỉnh, Thành phố khác trong khu vực phát triển.
Tỉnh mới Lâm Đồng hình thành sẽ có rừng, biển, có nhiều hồ nước ngọt to lớn, có biển đẹp, hòn đảo Phú Quý, có “Vịnh Hạ Long” trên cao nguyên
Tỉnh Gia Lai những năm gần đây sản xuất nông lâm nghiệp phát triển nhanh, bền vững vươn lên xếp thứ 5 top đầu cả nước. Đến nay, đã có 255.670 ha cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu, 227 mã số vùng trồng với diện tích 9.670 ha, 38 mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.
Ngày 06/01/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc quyết tâm phát triển Gia Lai trở thành tỉnh khá của khu vực Duyên hải Miền Trung – Tây Nguyên, trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, phong phú, đặc sắc về vốn văn hóa, bền vững về mặt xã hội và môi trường, đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Đến nay, tỉnh Gia Lai đã xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Mỹ … . Nhiều mặt hàng nông sản đã xuất khẩu sang 40 nước trên thế giới. Công ty Vĩnh Hiệp Gia Lai đã vươn lên đứng đầu về xuất khẩu cà phê trong cả nước, nơi đây cũng được xem là “thủ phủ” của ngành cà phê hữu cơ Việt Nam, sạch, chất lượng cao. Cùng với phát triển tăng tốc trong sản xuất nông nghiệp, Gia Lai cũng chủ động đầu tư, khai thác năng lượng tái tạo và công nghệ thân thiện với môi trường trong các hoạt động sản xuất như chống phá rừng (theo Nghị viện Châu Âu qui định), thực phẩm Halal (Hồi Giáo)… nhăm hướng đến một nền nông nghiệp bền vững đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế đưa ra.
Đắk Lắk cũng đã vươn lên dẫn đầu cả nước về diện tích sầu riêng với khoảng 32.785 ha,; Sản lượng sầu riêng năm 2024 của tỉnh đạt gần 300.000 tấn, tuy vậy vụ sầu riêng năm 2024 trên địa bàn tỉnh gặp nhiều bất lợi, ngoài khó khăn như: thời tiết khắc nghiệt, tình trạng sâu bệnh hại diễn biến phức tạp, giá cả không ổn định, diện tích được cấp mã số vùng trồng ít, việc thuê kho bãi, vận chuyển cũng gặp rất nhiềukhó khăn.
Hợp nhất với các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ để Tây Nguyên vươn mình phát triển cùng cả nước
Có thể nói, các tỉnh Tây Nguyên có tiềm năng và lợi thế rất lớn nhưng phát triển chậm, chưa bền vững. Việc hợp nhất các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ theo Nghị Quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ tạo ra sự bức phá, phát triển mạnh mẽ , khắc phục tình trạng khép kín trong phát triển từ trước đến nay, cơ hội để kết nối giao thông thuận lợi, mở rộng không gian phát triển, kết hợp khai thác hợp lý tài nguyên rừng và biển, giao lưu hàng hóa trong nước và quốc tế thuận lợi, giảm chi phí logictis đem lại hiệu quả cao cho người dân và doanh nghiệp, bức phá, giải quyết các trở ngại cố hữu, cục bộ trước đây. Việc hợp nhất tỉnh lần này sẽ thống nhất giải pháp phát triển kinh tế xã hội có tính liên vùng đang vướn mắc chưa khai thác hợp lý, bền vững như thủy điện An Khê-Kanak, khắc phục tình trạng nâng cấp mở rộng quốc lộ 19 kéo dài nhiều năm. Kết nối sản xuất, hợp tác với các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào Tây Nguyên thuận lợi, liên kết vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt và đường biển, gắn kết đồng bộ hệ thống logistics với các điạ phương, các nước trong khu vực và quốc tế mà lâu nay phải vận chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh tốn kém thời gian, chi phí rất cao.
Hiện nay, cả nước có khoảng trên 1000 km đường cao tốc, trong khi cả 5 tỉnh tỉnh Tây Nguyên vẫn chưa có 1km đường cao tốc nào. Do đó, khi hợp nhất các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ sẽ đầu tư sớm các quốc lộ cao tốc 14,19,26, 27 nối các Cảng Biển, giải bài toán kinh tế về logistics.
Kết nối phát triển, các tỉnh mới khi hợp nhất sẽ tạo ra cơ hội mới để tăng tốc, liên kết các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến hợp tác, mở rộng sản xuất kinh doanh từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, xuất nhập khẩu, đông thời sẽ tăng khả năng phòng thủ cả hướng biển và hướng biên giới góp phần giữ vững quốc phòng an ninh Tây Nguyên.
UBND tỉnh Bình Định Chỉ đạo “nóng” cao tốc gần 39.000 tỷ đồng nối Bình Định – Gia Lai trước ngày sáp nhập.
Việc hợp nhất các tỉnh lần này có ý nghĩa lịch sử- kỷ niệm 50 năm “ thần tốc” giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, là cuộc cách mạngcó tính câp bách, “thần tốc” “vừa chạy vừa xếp hàng” bỏ cấp huyện, sáp nhập và tăng quyền hạn, trách nhiệm cấp xã, giải quyết nhiều chính sách cho cán bộ công chức nghỉ việc với tinh thần hy sinh vì việc chung trong cuộc mạng mới.
Trong những ngày kỹ niệm 50 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: Suốt 50 năm qua, chúng ta đều ôn lại lịch sử oanh liệt, hào hùng của công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, sự lãnh đạo tài tình của Đảng, sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự anh dũng, kiên cường, bất khuất, sự hy sinh to lớn của toàn dân tộc vì mục tiêu thống nhất non sông đất nước.
Thế hệ hôm nay và mai sau vẫn tiếp tục tri ân, tạc ghi công lao trời biển của Đảng, của Bác, của hàng triệu các chiến sĩ, các anh hùng liệt sĩ, các tầng lớp nhân dân đã hiến dâng cuộc sống, hiến dâng cho một Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất, giàu mạnh; không bao giờ quên sự ủng hộ, giúp đỡ của anh em, bạn bè và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
Với khát vọng lớn, tầm nhìn xa, tư duy đổi mới, sát thực tiễn, Trung ương đã đưa ra nhiều quyết sách mang tính cách mạng, đột phá, tạo nền tảng để phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới với mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống của người dân, thỏa mãn ngày một tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân.
Mỗi thời kỳ cách mạng đều phải có bộ máy, hệ thông chính trị phù hợp để thực hiện thành công và cuộc cách mạng nào cũng đều phải trả giá, hy sinh. Thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy cũng sẽ có một bộ phận lớn cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương từ ngân sách nhà nước… dôi dư, mất việc làm, ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống gia đình. Với quan điểm giải quyết có lý, có tình, nhân văn, quan tâm đến đời sống của nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất sự xáo trộn tâm lý xã hội và cuộc sống của những người bị ảnh hưởng, Tổng Bí Thư Tô Lâm đã quán triệt rõ “… Để đạt được các mục tiêu chiến lược, không chỉ đòi hỏi những nỗ lực phi thường, những cố gắng vượt bậc, mà còn không cho phép chúng ta chậm trễ, lơi lỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ, thiếu nhịp nhàng trên từng bước đi; ..” Tổng Bí thư chỉ đạo “ Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp “.
Trong những ngày kỷ niệm của tháng 4 lịch sử , toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta sẽ thực hiện thành công cuộc cách mang mới này, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo nền móng vững chắc để Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới- kỷ nguyên vươn mình, phát triểncủa dân tộc.
ThS. Nguyễn Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam; Trưởng cơ quan đại diện Miền Trung-Tây Nguyên