Mới đây, ngày 23/03/2024, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) đã nhận được đề nghị của các doanh nghiệp CLB thuộc viện. Theo đó, yêu cầu tham vấn pháp lý về việc phân chia di sản thừa kế và cho cháu ruột ở nhờ có đúng thủ tục pháp lý hay không?.
Ảnh minh hoạ
Dưới góc độ pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp cụ thể sau: Người hưởng thừa kế có quyền tự thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nhưng phải thực hiện thủ tục khai nhận. Đồng thời, cháu chuyển nơi thường trú vào địa chỉ nhà của dì ruột thì không cần làm hợp đồng cho ở nhờ…
Anh em có quyền tự chia tài sản thừa kế của cha mẹ
Căn cứ theo Điều 650 Bộ Luật dân sự nếu cha mẹ không để lại di chúc để định đoạt tài sản nên thừa kế theo pháp luật. Ngoài ra, người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 BLDS như sau: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Mặt khác, anh chị em ruột có quyền tự thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nhưng phải thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự. Thủ tục này được lập tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh, thành nơi tọa lạc bất động sản theo quy định của Luật Công chứng.
Cùng với đó, cần đăng ký thay đổi tên chủ sử dụng, sở hữu (đăng bộ) nhà đất nêu trên tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi tọa lạc căn nhà.
Cháu về ở với dì thì có cần làm hợp đồng cho ở nhờ?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 có quy định về điều kiện đăng ký thường trú. Cụ thể, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý thuộc một trong các trường hợp: Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý cho về ở với ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột…
Căn cứ tại Điều 21 Luật Cư trú quy định về hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 của luật này bao gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú. Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác. Do đó, trường hợp cháu chuyển thường trú về nhà dì ruột thì không cần phải có hợp đồng cho ở nhờ.
TS Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm TTLCC và Ông Phạm Trắc Long – Phó Viện trưởng Viện IRLIE, PGĐ Trung tâm TTLCC trực tiếp tham vấn pháp lý cho một chủ doanh nghiệp bất động sản liên quan đến pháp lý di sản thừa kế…
Từ khi ra mắt, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã nhận được rất nhiều câu hỏi của các tổ chức, cá nhân nhất là cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thành viên gửi về với mong muốn được tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp lý.
Đây là mô hình do Trung tâm Tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) thực hiện theo yêu cẩu của Viện IMRIC và Viện IRLIE với mong muốn tuyên truyền, phổ biến, vận động sâu rộng cho người dân, doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật để tích lũy thêm cho mình những kiến thức pháp luật cần thiết, đồng thời nâng cao ý thức cảnh giác đối với tội phạm…Hy vọng, chương trình được thực hiện luôn được lan toả nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về hậu quả khôn lường hành vi bạo lực về tinh thần và bạo lực trên không gian mạng, đồng thời biết cách bảo vệ bản thân và chính doanh nghiệp của mình.
Trung tâm Tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) là đơn vị được Viện IMRIC và Viện IRLIE giao thực hiện chức năng xã hội của mình thông qua các hoạt động tư vấn, hỗ trợ pháp lý và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cộng đồng, qua đó tạo môi trường kinh doanh luôn thượng tôn pháp luật sát với thực tiễn theo định hướng chung của xã hội.
Với nguồn lực có các luật gia, luật sư, tư vấn viên pháp luật, chuyên gia pháp lý có năng lực chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, luôn năng động, nhiệt huyết sẵn sàng hỗ trợ miễn phí cho cộng đồng doanh nghiệp, trong thời gian qua, các chương trình do Trung tâm thực hiện luôn nhận được sự đánh giá cao và tích cực từ các cơ quan, đơn vị phối hợp bởi nội dung mang tính thời sự, thiết thực, gần gũi với đời sống xã hội, hình thức thực hiện chương trình đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng tuyên truyền. Ngoài ra, công tác tổ chức luôn được quan tâm đầu tư chỉn chu, chuyên nghiệp, từ đó thu hút được sự quan tâm theo dõi của những người tham gia.
Hồ Chung – Kiên Cường