Trong thời gian gần đây, một số cá nhân và doanh nghiệp, doanh nghiệp thành viên đã gửi thư về Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) liên quan đến việc lực lượng cảnh sát giao thông có được hoá trang mật phục để bắn tốc đôk các xe tham gia giao thông vi phạm hoặc được phép mở gara ô tô trong khu dân cư hay không?.
Dưới góc độ pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp cụ thể như sau: CSGT có được quyền đứng núp, ngồi trong ô tô để bắn tốc độ không, có thực hiện đúng quy định pháp luật không?…Đồng thời, kinh doanh gara ô tô trong khu dân cư ngoài việc được cấp phép trên các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành như: Giấy đăng ký kinh doanh (hộ gia đình/tổ chức kinh tế), phòng cháy chữa cháy, xây dựng, đất đai,… còn phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Cảnh sát giao thông có được hóa trang để bắn tốc độ các xe vi phạm hay không?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA, các phương tiện và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lắp đặt và sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến đường giao thông, tại trạm cảnh sát giao thông (CSGT), trên các phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, trang bị cho tổ CSGT, do cán bộ CSGT trực tiếp vận hành và sử dụng, nhằm phát hiện và ghi nhận hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Theo đó, Bộ Công an khẳng định rằng việc lực lượng CSGT kết hợp giữa biện pháp công khai và bí mật (hóa trang) để kiểm soát tốc độ là cần thiết, dựa trên thực tiễn công tác và tuân thủ quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Thông tư 65/2020 quy định về trang phục của cảnh sát giao thông như sau: Khi tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, CSGT sử dụng trang phục cảnh sát và đeo số hiệu công an nhân dân. Trong điều kiện thời tiết sương mù, buổi tối hoặc ban ngày có thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, phải mặc áo phản quang.
Trong trường hợp kiểm soát thông qua phương tiện và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, một phần CSGT được bố trí mặc trang phục thường phục để vận hành và sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát tình hình trật tự và an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm luật Giao thông đường bộ.
Tuy nhiên, việc mặc trang phục cảnh sát hoặc trang phục thường phục khi sử dụng phương tiện và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ sẽ do Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Trưởng phòng CSGT, Trưởng Công an huyện trở lên quyết định. Đồng thời, phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát. Vì vậy, dựa trên các quy định trên, CSGT chỉ được mặc trang phục thường phục khi sử dụng phương tiện và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nếu đã được sự cho phép từ Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Trưởng phòng CSGT, Trưởng Công an huyện và thông tin này phải được ghi rõ trong kế hoạch.
Như vậy, CSGT có thể áp dụng các biện pháp nghiệp vụ như công khai và kết hợp công khai với hóa trang mật phục theo quy định của Bộ Công an. Ngoài ra, CSGT vẫn có thể được quyền hóa trang, đứng núp, ngồi trên ô tô để bắn tốc độ xe ô tô.
Gara ô tô được mở trong khu dân cư hay không?
Ảnh minh hoạ
Căn cứ Khoản 4 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định đối với việc gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí;
Căn cứ Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
Qua đó, giới hạn cho phép về tiếng ồn tại khu vực dân cư là 70 dB từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm và 55 dB từ 21 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Nếu quá trình hoạt động có phát sinh tiếng ồn thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm quy định tại Điều 22 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ bị xử lý theo quy định.
Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT quy định thời gian (từ 6 giờ đến 21 giờ và từ 21 đến 6 giờ), khu vực (khu vực thông thường và khu vực đặc biệt) giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn từ 45-55 dBA đối với khu vực đặc biệt và 55-70 dBA đối với khu vực thông thường.
Vì lẻ đó, các cá nhân, tổ chức khi hoạt động kinh doanh gara ô tô phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động.
Đặc biệt, trong suốt thời gian qua, những vấn đề người dân, doanh nghiệp thắc mắc, phản ảnh liên quan đến pháp luật đều được các tư vấn viên pháp luật, các luật sư, luật gia của Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tư vấn, giải đáp, hướng dẫn kịp thời. Trong đó, một số vấn đề người dân, doanh nghiệp phản ảnh còn được Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE làm nhịp cầu nối kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết. Nhiều trường hợp tranh chấp sau khi được Trung tâm phân tích các quy định pháp luật, những được mất khi quyết định đưa vụ việc ra pháp luật giải quyết… đã chấp nhận giải quyết tranh chấp theo hướng hòa giải và vụ việc chuyển biến theo hướng tốt đẹp hơn.
Có thể thấy, không chỉ thu hút người dân, doanh nghiệp trong nước, chương trình tư vấn pháp luật còn đón tiếp những người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống ở các nước như: Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Singapore, Trung Quốc… Đa phần những người dân đến yêu cầu trợ giúp pháp lý đều có trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên được các tư vấn viên, các luật sư, luật gia thường giải thích, hướng dẫn nhằm nâng cao hiểu biết của người dân, doanh nghiệp về các quy định của pháp luật, biết khiếu nại đúng nơi, đúng thẩm quyền… nhằm đảm bảo quyền lợi của mình…
TS Hồ Minh Sơn – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC)