Chương trình “Nâng tầm thương hiệu Việt hội nhập quốc tế” 2024 được tổ chức nhằm kết nối kinh doanh, vinh danh các doanh nhân, doanh nghiệp có những thành tích xuất sắc trong năm 2023, góp phần tăng cường sự nhận biết thương hiệu của các doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và cạnh tranh công bằng để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Chương trình thường niên của Viện IMRIC phối hợp với Viện IRLIE
Chương trình dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 30/01/2024, tại Hà Nội do Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập(IRLIE) tổ chức với mong muốn, doanh nghiệp có thể khẳng định được thương hiệu, xây dựng lòng tin vững chắc đối với khách hàng, tạo được cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững và uy tín. Năm 2024, với mong ước các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam sẽ bay cao bay xa vươn tầm quốc tế sau đại dịch và khủng hoảng kinh tế.
Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập(IRLIE) luôn tin rằng thông qua chương trình hỗ trợ được doanh nghiệp bởi họ đang phải đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid – 19. Thêm vào đó, các vấn đề về hàng hóa ngoại nhập, hàng giả, hàng kém chất lượng và nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến thương hiệu và uy tín của các doanh nghiệp.
Đặc biệt, đây cũng là chương trình hướng đến Chào Xuân mới 2024 là cơ hội để doanh nghiệp được vinh danh là “Thương hiệu tin cậy, sản phẩm chất lượng, dịch vụ tận tâm; Thương hiệu sáng tạo & Gương sáng doanh nhân”. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ hội để quảng bá thương hiệu, phát triển văn hóa kinh doanh và mang sản phẩm, dịch vụ của công ty đến gần hơn với khách hàng.
Chia sẻ về điều này, Ông Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), PGĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) cho biết những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thành công trong việc xuất khẩu một số mặt hàng vào các thị trường truyền thống. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn quá chú trọng về số lượng, trong khi vấn đề thương hiệu chưa thực sự được quan tâm, nên một số nông sản Việt Nam, các sản phẩm làng nghề…có chất lượng và uy tín cao trên thị trường thế giới…thường bị các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng trên những sản phẩm không có xuất xứ Việt Nam. Ông Hoàng Thanh Quý cho biết đối với các doanh nghiệp có nhiều nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau, tập hợp sản phẩm đa dạng hoặc đồng thời đang phát triển nhiều lĩnh vực kinh doanh với những cấp chất lượng khác nhau…, doanh nghiệp có thể xác lập nhiều thương hiệu cho các chủng loại sản phẩm. Mỗi phân đoạn thị trường mục tiêu khác nhau sẽ có một hoặc một số thương hiệu riêng. Việc sở hữu đồng thời nhiều thương hiệu trên thị trường cũng giúp cho doanh nghiệp chiếm được nhiều vị trí trên thị trường và hạn chế sự có mặt của các thương hiệu cạnh tranh, đồng thời chia sẻ được rủi ro trong kinh doanh khi có thương hiệu thất bại, thì đã có thương hiệu thành công bù đắp. Ngược lại, các doanh nghiệp có thị trường mục tiêu tương đối đồng nhất về tiêu chuẩn mua hoặc yêu cầu về cấp chất lượng, có thể xác lập một thương hiệu chung cho tất cả các loại sản phẩm, gắn với tên doanh nghiệp để đồng nhất uy tín hình ảnh của tất cả các sản phẩm với uy tín hình ảnh chung của doanh nghiệp.
Có thể thấy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, vấn đề xây dựng thương hiệu ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Trong thị trường nội địa, các tập đoàn, công ty nước ngoài một mặt tăng cường đầu tư chi phí quảng bá mạnh mẽ thương hiệu của mình, tạo một sức ép cạnh tranh lớn lao đối với doanh nghiệp nội địa.
ThS. Mai Thanh Hải – Phó Viện trưởng Viện IMRIC thông tin đối tượng tham gia chương trình Chào đón năm mới 2024 là các tổ chức, doanh nghiệp lập và hoạt động theo đúng pháp luật Việt Nam và có thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ uy tín trên thị trường Việt Nam. Đối với các công ty, tổ chức ở nước ngoài nếu muốn tham gia cần có văn phòng đại diện và có thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ trên thị trường Việt Nam, có đóng góp tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam. Thương hiệu phải được người tiêu dùng nhận biết trên thị trường, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, an toàn và tiện lợi, thân thiện với môi trường và là các thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao được người tiêu dùng tin chọn. Đối với doanh nhân, cá nhân tham gia phải là lãnh đạo đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có những chiến lược cạnh tranh lành mạnh, kinh doanh các ngành nghề có ích cho xã hội, cho đất nước, lấy tiêu chí vì người tiêu dùng và không gây tổn hại đến môi trường. Ngoài ra, tất cả các đối tượng trên đều phải chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, không vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tính cạnh tranh cao, việc xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Thời gian qua, việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ và thiếu tính chuyên nghiệp, đồng bộ. Vì vậy, cần phải có các đơn vị làm nhịp cầu nối, trung gian có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả để xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nói về chương trình “Nâng tầm thương hiệu Việt hội nhập quốc tế” 2024, Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm khẳng định trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu là một trong những nhiệm vụ quan trọng để các doanh nghiệp tồn tại trên thị trường. Thế nhưng, để có sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm thì doanh nghiệp cần có sự đầu tư nghiêm túc vào quá trình xây dựng thương hiệu thông qua việc đăng kí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và in dấu hiệu nhận diện thương hiệu cụ thể.
Chương trình chào Xuân thường niên của Viện IMRIC và Viện IRLIE
Ông Sơn khẳng định nước ta có lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp, thuận lợi để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới chất lượng cao, đa dạng, đặc trưng theo từng vùng, miền. Qua đó, việc đưa nông sản Việt Nam, các sản phẩm làm bằng tay, các sản phẩm làng nghề ra thị trường quốc tế đang đối diện nhiều thách thức…Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu và được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cả trong nước và thị trường quốc tế trên các thị trường trọng điểm (EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc…), còn lại chủ yếu xuất qua các trung gian phân phối. Lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn dựa trên giá cả, chưa dựa nhiều vào giá trị. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tính cạnh tranh cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu ngay từ thị trường trong nước vì vậy Viện IMRIC và Viện IRLIE luôn mong muốn hỗ trọ doanh nghiệp thông qua chương trình này để được lan toả sâu rộng, bạn bè quốc tế biết nhiều đến.
Tin rằng, với sự nhạy bén trong việc nắm bắt xu thế công nghệ, xu hướng kinh tế quốc tế hóa toàn cầu, chương trình “Nâng tầm thương hiệu Việt hội nhập quốc tế” 2024 luôn mong muốn nỗ lực mang tới các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, phù hợp nhất, đồng thời gia tăng giá trị đem đến sự thành công cho cộng đồng doanh nghiệp…
Văn Hải – Mỹ Duyên