Có thể khẳng định, hiệu quả của khóa tập huấn, từ công tác tổ chức rất khoa học, nghiêm túc, nhiệt tình và năng động của hai giảng viên, học viên tham gia khóa học. Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (từ ngày 01 đến ngày 02/04/2024), nhưng hai giảng viên đã hỗ trợ các học viên tiếp thu, chia sẻ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong thực tiễn công tác liên quan đến trẻ em, phụ nữ…
Bà Đặng Kim Hoa – Phó cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) phát biểu bế mạc khoá tập huấn
Qua đó, khoá tập huấn đã có hiệu quả rất đáng khích lệ đối với một số số vấn đề về pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam có liên quan; Kỹ năng xác minh, tìm hiểu thân thiện; Tăng cường hợp tác liên ngành trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em,…
Phát biểu bế mạc khoá tập huấn, Bà Đặng Kim Hoa – Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp), nhấn mạnh: “Khóa tập huấn được tổ chức vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, trong đó tập trung vào chủ đề “Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” là một hoạt động vô cùng ý nghĩa và nhân văn. Đồng thời, hy vọng với những gì đã được học tập, tiếp thu tại khóa tập huấn, các luật sư, tư vấn viên pháp luật sẽ áp dụng một cách chủ động, hiệu quả vào thực tiễn công tác của mình, góp phần xóa bỏ các hoạt động phạm tội liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em, bảo vệ những đối tượng yếu thế trong xã hội, góp phần xây dựng một xã hội an toàn, văn minh, văn hóa hơn.
Luật sư Trần Văn An – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang, UV BTV Liên Đoàn Luật sư Việt Nam chia sẻ với các học viên về các kỹ năng, nghiệp vụ của luật sư, tư vấn viên pháp luật tại khoá tập huấn
Khoá tập huấn, nhằm nâng cao nhận thức cho các luật sư, tư vấn viên pháp luật về mục đích dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh châu Âu tài trợ (dự án EU JULE), do Cục Bổ trợ tư pháp phối hợp với UNDP (chương trình Phát triển Liên hiệp quốc). Từ đó, các luật sư, tư vấn viên pháp luật vận dụng trong thực tiễn công tác để tuyên truyền cho gia đình, người dân, cộng đồng cùng biết để thực hiện góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng cộng đồng không có bạo lực gia đình và đầu tư phát triển kinh tế gia đình thông qua dự án.
Bà Đặng Kim Hoa và Luật sư Trần Văn An trao chứng nhận cho TS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC)
Đặc biệt, công tác phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024, với mục đích tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) có hiệu lực từ 01/7/2023, các văn bản chỉ đạo của cấp trên nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình; góp phần xây dựng gia đình bình đẳng, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc để gia đình thực sự là tế bào của xã hội. Từng bước nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình tạo chuyển biến về nhận thức, hành động hướng tới giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình; khuyến khích việc phát huy các giá trị truyền thống phong tục, tập quán tốt đẹp và vận động người dân xoá bỏ các tập quán lạc hậu trong gia đình; duy trì và nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình gắn với việc tuyên truyền Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
Bà Đặng Kim Hoa; Luật sư Trần Văn An; Luật sư Đặng Thị Ngọc Hạnh – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế, giảng viên khoá tập huấn chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên
Thông qua khoá tập huấn, các luật sư, tư vấn viên pháp luật phía Nam đã gửi lời cảm ơn tới Liên minh châu Âu tài trợ nói chung và Cục Bổ trợ tư pháp nói riêng, nhằm phát huy tính hiệu quả trách nhiệm và tâm huyết của mình đã góp phần xây dựng, tăng cường năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam nói chung, giảng viên và các luật sư, tư vấn viên pháp luật nói riêng.
Một số hình ảnh tiêu biểu tại Lễ bế mạc khoá tập huấn:
Minh Sơn – Thanh Việt