Dưới tác động của biến đổi khí hậu, mùa khô vừa qua đã kéo dài hơn thông thường khiến canh tác nông nghiệp ở nhiều địa phương ở Tây Nguyên chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Đất đai khô cằn nứt nẻ, hàng nghìn hecta cây trồng mất mùa, chết khô. Thực trạng thời tiết ngày càng diễn biến cực đoan khó lường đặt ra yêu cầu cấp bách về những nhóm giải pháp mang tính dài hạn để thích ứng và chủ động ứng phó.
Một giải pháp được các chuyên gia khuyến nghị đó là sử dụng phân bón hợp lý nhằm hỗ trợ cải tạo đất và đảm bảo nhu cầu về chất dinh dưỡng cho cây, duy trì sự phát triển đều đặn để cây không bị suy kiệt, chết khô,…và tạo ra năng suất cây trồng khi mùa mưa đến. Thói quen thường thấy trong canh tác của bà con khu vực Tây Nguyên là lạm dụng phân đạm Ure (hay SA) kết hợp với tưới nước trong mùa khô sẽ gây ra hiện tượng dư thừa lưu huỳnh trên đất trồng. Trong khi đó, các loại phân NPK bình thường lại chậm tan nên khó sử dụng hiệu quả cho mùa khô kéo dài và thiếu nước tưới.
Một vùng đất trồng lúa ở Gia Lai nứt nẻ khô cằn trong mùa khô vừa qua
Chính vì vậy, những dòng sản phẩm phân bón NPK Stavin của Công ty cổ phần tập đoàn Anh Kiệt đã được nhiều chuyên gia khuyến nghị sử dụng vì tính chất phù hợp của sản phẩm với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng Tây Nguyên. Phân bón NPK Stavin của Anh Kiệt tan nhanh, được sản xuất bằng công nghệ sản xuất tháp cao tiên tiến từ nhà máy Tháp cao hiện đại, đạt tiêu chuẩn Quốc Tế, đặt tại Việt Nam. Công nghệ này tạo ra sản phẩm phân bón hỗn hợp hòa tan (100%) trong nước, có thể sử dụng qua hệ thống tưới nước nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước, tiết kiệm chi phí bón phân.
Chuyên gia nông nghiệp, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa đánh giá cao chất lượng phân bón NPK Stavin sản xuất theo công nghệ tháp cao
Việc sử dụng NPK tháp cao cho mùa khô là một giải pháp 3 trong 1, không những thay thế Ure (hay SA) tan nhanh mà còn kết hợp bổ sung Phốt pho, Kali và trung vi lượng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. Hiện công ty đã có rất nhiều mã sản phẩm phù hợp với nhiều loài cây trồng là nông sản xuất khẩu chủ lực của địa phương như: Sầu riêng, chanh dây, cà phê, ớt, thuốc lá,…
Hiện tại tiềm năng của nông sản xuất khẩu giá trị cao vùng Tây Nguyên đã được khẳng định. Các sản phẩm như cà phê, sầu riêng, chanh dây,… mang lại nguồn thu lớn cho bà con nông dân. Vì lẽ đó, cần có sự phối hợp hành động của chính quyền địa phương, doanh nghiệp để giúp bà con nâng cao nhận thức, chủ động ứng phó với các hình thái thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo ổn định canh tác sản xuất lâu dài bền vững.
(Bài được xuất bản số T8, Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam; Đặc san Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông số T9)
Khắc Dzũng