Nhìn từ khía cạnh phát triển du lịch, văn hoá ẩm thực của Tiền Giang là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn, định vị sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, hấp dẫn du khách đến và trải nghiệm du lịch...
Khi nhắc đến ẩm thực miền Tây Nam Bộ, người ta không thể không nhắc đến hủ tiếu trong đó có Mỹ Tho, một món ăn đã trở thành biểu tượng của vùng đất Tiền Giang hiền hòa, trù phú. Với vị ngọt thanh của nước dùng, sợi hủ tiếu dai giòn đặc trưng và những nguyên liệu tươi ngon từ đồng quê, hủ tiếu Mỹ Tho không chỉ làm say lòng người dân bản xứ mà còn khiến du khách thập phương lưu luyến mãi không quên, ai đi công tác, hay về thăm quê không thể không ghé quán Hủ Tiếu 43 (toạ lạc tại số 43, Ấp Bắc, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), thưởng thức xong một tô Hủ tiếu Mỹ Tho chất lượng và đặc trưng rồi mới tiếp tục cuộc hành trình. Theo chia sẻ của Anh Liêm chủ quán Hủ Tiếu 43, thì quán này bán được 40 năm, từ đời ông bà giờ đến đời của Anh tiếp quản.
Hương vị độc đáo từ sợi hủ tiếu
Điểm đặc biệt của hủ tiếu Mỹ Tho chính là sợi hủ tiếu trắng trong, mảnh nhỏ, dai nhưng không bở, được làm từ loại gạo ngon trồng tại vùng đất Gò Công, Cái Bè. Qua nhiều công đoạn công phu như ngâm, xay, lọc, tráng và phơi sương, sợi hủ tiếu thành phẩm có độ dẻo và độ thơm riêng biệt, không giống với bất kỳ loại hủ tiếu nào ở các vùng miền khác.
Nước dùng thanh ngọt từ xương hầm
Nước dùng của hủ tiếu Mỹ Tho được nấu từ xương heo hầm kỹ, thêm vào đó là củ cải trắng, hành tím nướng và một số gia vị gia truyền, tạo nên vị ngọt thanh tự nhiên, không ngấy. Khi chan vào tô hủ tiếu, nước dùng trong veo, thơm lừng, hấp dẫn ngay từ ánh nhìn đầu tiên.
Topping phong phú, hấp dẫn
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho truyền thống thường gồm: thịt heo lát mỏng, gan, tim, cật, tôm sú, trứng cút, thịt bằm, đuôi heo, gà ta và đôi khi có cả sườn non. Rau ăn kèm cũng rất đặc trưng miền Tây, với xà lách, hẹ, giá sống, cần tây và hành lá – tất cả tạo nên một bản hòa tấu đầy màu sắc và hương vị.
Linh hồn ẩm thực Tiền Giang
Không chỉ là món ăn thường ngày, Hủ tiếu 43 Mỹ Tho còn là niềm tự hào văn hóa của người Tiền Giang. Từ những gánh hàng rong trên vỉa hè đến các quán ăn lâu đời như Hủ tiếu 43,hay trong chợ Mỹ Tho, đâu đâu người ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh tô hủ tiếu nghi ngút khói, đầy ắp hương vị yêu thương.
Trong hành trình khám phá miền Tây, nếu có dịp ghé qua Tiền Giang, đừng quên thưởng thức một tô hủ tiếu 43 Mỹ Tho nóng hổi. Không chỉ là món ăn ngon, đó còn là trải nghiệm văn hóa – một lát cắt của đời sống dung dị, chân chất mà đậm đà tình người miền sông nước.
Chia sẻ với chúng tôi, TS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC); Phó Tổng Biên tập Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam cho hay ẩm thực có vai trò quan trọng, nó luôn hiện diện trong mọi chương trình, kế hoạch quảng bá du lịch, cả nội địa và quốc tế, quyết định đến sự thành công của tour du lịch cũng như ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của điểm đến. Ẩm thực không chỉ hỗ trợ phục vụ nhu cầu của khách về ăn uống đơn thuần. Ngày nay, ẩm thực đã trở thành mục đích của chuyến đi, bởi vì, ẩm thực tác động nhanh nhất đến người tiếp nhận. Những món ăn, đồ uống mang đậm dấu ấn địa phương luôn có sức hút lớn đối với du khách.
Việc thưởng thức ẩm thực tại các điểm đến luôn đang là xu hướng tăng nhanh trong phát triển du lịch hiện đại; và đó còn là động cơ chính của du khách trước khi họ đặt vé cho hành trình của họ. Du lịch ẩm thực còn thoả mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá nghệ thuật ẩm thực. Cùng với sự phát triển kinh tế, ẩm thực không chỉ mang lại giá trị vật chất thông thường mà nó còn mang giá trị văn hoá, đóng vai trò quan trọng trong giao lưu và quảng bá văn hoá, gắn với phát triển kinh tế du lịch của mỗi địa phương.
Trong đó, du lịch ẩm thực là loại hình du lịch văn hoá, qua đó, du khách không chỉ được trải nghiệm các món ăn, đồ uống mà cả các trải nghiệm bản sắc văn hoá, cuộc sống của cộng đồng tại điểm đến qua câu chuyện của từng món ăn, đồ uống đó. Trải nghiệm, thưởng thức các món ăn, đồ uống, du khách được hoà mình và cảm nhận giá trị truyền thống tốt đẹp của vùng đất Tiền Giang nơi có vị trí địa lý gần TP.HCM, cửa ngõ về tỉnh Bến Tre và các tỉnh vùng ĐBSCL một cách sinh động và chân thực. Bên cạnh các yếu tố có thể làm thoả mãn nhu cầu của khách như thời tiết, dịch vụ lưu trú, phong cảnh tham quan, Hủ tiếu 43 Mỹ Tho cũng góp phần gia tăng đáng kể giá trị cho chuyến đi của khách du lịch.
Ngoài yếu tố tạo sức hấp dẫn, ẩm thực còn đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó là tạo dấu ấn khác biệt giữa các điểm du lịch và các vùng văn hoá. Mối quan hệ giữa văn hoá ẩm thực và du lịch là mối quan hệ vô cùng mật thiết và sâu sắc. Với khách du lịch, ăn uống không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong hành trình mà còn là cơ hội để khám phá văn hoá, phong tục, tập quán và thẩm mỹ của người dân địa phương. Những giá trị, nét đặc sắc của văn hoá ẩm thực chính là điều kiện tiêu biểu và là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Tiền Giang.
Nhấn mạnh thêm, TS. Hồ Minh Sơn cho rằng: “Ẩm thực của Tiền Giang rất đa dạng, phong phú, hấp dẫn du khách, đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch. Nhìn từ khía cạnh phát triển du lịch, văn hoá ẩm thực của Tiền Giang là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn, định vị sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, hấp dẫn du khách đến và trải nghiệm du lịch. Xu thế phát triển đa dạng trong nhu cầu du lịch, ẩm thực cần đáp ứng về chất lượng, sự trải nghiệm hay khám phá điều mới mẻ của du khách đối với văn hoá ẩm thực của mỗi vùng miền”. Có thể thấy, Hủ tiếu 43 Mỹ Tho góp phần thêm sự đa dạng, màu sắc để ngành du lịch thật sự có bước chuyển mình, Tây Ninh còn rất nhiều việc phải làm như tiếp tục kêu gọi đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, sáng tạo sản phẩm, đào tạo nhân lực. Đây cũng là một hoạt động kinh tế gắn liền với văn hoá, một cá nhân hay một cộng đồng làm du lịch cần thể hiện sự thân thiện, mến khách theo phương châm “Mỗi người dân phải là một đại sứ về du lịch”.
Phan Thanh Việt