Mơi đây, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) nhận được thư của người dân và một số doanh nghiệp yêu cầu tham vấn pháp lý liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình và Bộ luật dân sự…
Ảnh minh hoạ
Dưới góc độ chuyên gia, TS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã trực tiếp thực hiện chuyên mục hỏi – đáp, và phân tích như sau: Tranh giành quyền nuôi con khi ly hôn là điều không ai mong muốn nhưng thực tế vẫn xảy ra do ba mẹ không thống nhất được vấn đề này, vậy người mẹ có được nuôi con khi không đi làm?. Bên cạnh đó, pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của người được giao quản lý di sản thừa kế? Liệu người đó có được toàn quyền quyết định di sản hay không?
Phụ nữ chỉ ở nhà nội trợ, có giành được quyền nuôi con khi ly hôn
Căn cứ tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc xác định người trực tiếp nuôi con khi cha mẹ ly hôn được quy định.
Tại khoản 2 Điều 81, việc xác định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn trước hết sẽ do vợ, chồng thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Qua đó, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Đối với con chung dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Đồng thời, “quyền lợi về mọi mặt của con” là yếu tố được ưu tiên hàng đầu khi tòa quyết định người trực tiếp nuôi con khi cha mẹ ly hôn. Còn việc lấy ý kiến con từ đủ 7 tuổi trở lên để xét nguyện vọng là thủ tục tố tụng mang tính bắt buộc. Thế nhưng, quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào việc xác định quyền lợi về mọi mặt của con.
Trong đó, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hiện đã ban hành văn bản hướng dẫn các tiêu chí đánh giá “quyền lợi về mọi mặt của con” tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP.
Theo đó, khi xem xét căn cứ này, Tòa án phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí về điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột; quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi; sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ; sự quan tâm của cha, mẹ đối với con; bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục con; nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con; nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.
Như vậy, khi giải quyết quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn, Tòa án không chỉ xem xét đến điều kiện kinh tế của cha, mẹ mà còn đánh giá một cách toàn diện, khách quan các yếu tố như đã liệt kê nói trên.Do đó, nếu một bên cha hoặc mẹ chỉ ở nhà làm nội trợ thì vẫn có khả năng giành được quyền nuôi con nếu khi tòa án xem xét một cách tổng thể, quyền lợi mọi mặt của con sẽ được đảm bảo tốt hơn nếu con sống chung với người cha hoặc mẹ ở nhà nội trợ.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con với mức cấp dưỡng phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của họ và nhu cầu thiết yếu của người con. Như vậy, theo khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi con sống chung với cha hoặc mẹ ở nhà nội trợ thì nhu cầu thiết yếu của con vẫn có thể được đáp ứng thông qua việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con.
Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế?
Căn cứ theo Điều 618 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quyền của người quản lý di sản như sau:
Người quản lý di sản theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 có quyền bao gồm: Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế; Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế và được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 có quyền: Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế; Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế và được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.
Căn cứ tại Điều 617 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Nghĩa vụ của người quản lý di sản, có quy định cụ thể như sau:
Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây: Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản; Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế; Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại và Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây: Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác; Thông báo về di sản cho những người thừa kế; Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại; Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.
Điển hình, quy định pháp luật hiện hành, khi những người thừa kế thống nhất giao toàn bộ phần di sản thuộc quyền thừa kế của mình cho một người khác quản lý thì việc người đó có được toàn quyền quyết định phần di sản đó hay không còn phải phụ thuộc vào nội dung thỏa thuận giữa các bên. Cụ thể: Nếu các bên thỏa thuận rằng người quản lý có toàn quyền quyết định, thì người đó có thể thực hiện các hoạt động liên quan đến tài sản mà không cần phải xin ý kiến hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế khác; Còn nếu các bên thỏa thuận chỉ giao cho người quản lý bảo quản di sản mà không trao toàn quyền quyết định, thì người quản lý chỉ có quyền thực hiện các công việc bảo quản, duy trì và sử dụng tài sản trong phạm vi cho phép, không có quyền chuyển nhượng, bán, hoặc làm thay đổi quyền sở hữu của tài sản đó trừ khi có sự đồng ý của tất cả các thừa kế.
Như vậy, việc người quản lý có được toàn quyền quyết định hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung thỏa thuận giữa các người thừa kế với nhau.
TS. Hồ Minh Sơn khẳng định, việc ưu tiên hàng đầu của Viện IMRIC thường xuyên phối hợp với Viện IRLIE và Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) và Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân, thời gian qua, công tác này chúng tôi triển khai đồng bộ, sâu rộng cả về nội dung và hình thức tổ chức, qua đó đã bảo đảm quyền được thông tin pháp luật, hình thành thói quen chủ động học tập, nâng cao ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, người dân và doanh nghiệp đã chủ động, tích cực trong việc tự tập, tìm hiểu pháp luật, sử dụng pháp luật như công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Nhờ vậy, đã góp phần giảm bớt tình trạng khiếu nại, tố cáo, nâng cao trách nhiệm của mình trong việc đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác này đối với mọi mặt của đời sống xã hội, trong những năm qua, với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của cấp ủy, chính quyền của các địa phương, Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC, Trung tâm TVPLMS luôn làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, thu hút được các ban, ngành, đoàn thể và phối hợp chặt chẽ; nội dung tuyên truyền đa dạng, phong phú, được chọn lọc thông qua kết quả khảo sát, nắm bắt nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân và đặc thù từng địa bàn trước khi tổ chức, từ đó có định hướng để tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống Nhân dân như pháp luật về đất đai; hôn nhân gia đình; nghĩa vụ quân sự; khiếu nại, tố cáo; cư trú; bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm hành chính; giao thông đường bộ; bảo hiểm xã hội, bảo y tế; phòng, chống dịch bệnh…TS. Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm.
TS. Hồ Minh Sơn còn cho hay hình thức tuyên truyền được triển khai đa dạng, có nhiều đổi mới, các luật gia, luật sư, tư vấn viên, cộng tác viên tư vấn pháp luật phối hợp chặt chẽ với các địaphương, phát huy hiệu quả thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (như; tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử của Viện, Trung tâm, qua ứng dụng zalo, Facebook…) luôn được quan tâm trú trọng triển khai…, từ đó đã tao được sức lan tỏa lớn và quan tâm đặc biệt của đông đảo các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
TS. Hồ Minh Sơn còn cho biết việc thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, thực hiện chuyên đề hỏi – đáp pháp luật về giao thông đường bộ; phòng, chống ma túy; công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho người dân dân ở cơ sở, nhất là đối với những địa bàn thực hiện các dự án liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được đội ngũ luật gia, luật sư và tư vấn viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật chú trọng triển khai…Công tác củng cố, kiện toàn đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng thường xuyên được quan tâm triển khai…Đây là những hạt nhân quan trọng trong việc đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống.
Với quan điểm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, trong thời gian tới, Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE, Trung tâm TTLCC, Trung tâm TVPLMS, Trung tâm Nghiên cứu, tư vấn về Chính sách, pháp luật cho hoạt động đầu tư tài chính tại Việt Nam (CFV), Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, pháp luật cho đầu tư phát triển công nghệ Blockchain (CBT) định hướng các hoạt động cần tập trung triển khai như: Tăng cường hình thức phổ biến, tuyên truyền miệng; lồng ghép việc phổ biến pháp luật qua các buổi sinh hoạt cộng đồng; qua hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý; tổ chức hỏi – đáp để tìm hiểu pháp luật; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền; xây dựng và phát huy mỗi người dân là một tuyên truyền viên pháp luật trong cộng đồng…TS. Hồ Minh Sơn kỳ vọng rằng, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên phối hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành, các tổ chức, đoàn thể, đối với các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở các địa phương thời gian tới tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân./.
Hồ Vĩnh Chung – Phó Chánh VP Viện IRLIE, Chánh VP Trung tâm TTLCC