bestlife.net.vn
  • Trang chủ
  • Diễn đàn
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
bestlife.net.vn
  • Trang chủ
  • Diễn đàn
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
bestlife.net.vn
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Diễn đàn

TS. Hồ Minh Sơn: Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhìn từ góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ một số nước trên thế giới và Việt Nam

Trần Danh bởi Trần Danh
25/06/2025
trong Diễn đàn
62
0
TS. Hồ Minh Sơn: Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhìn từ góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ một số nước trên thế giới và Việt Nam

Trí tuệ nhân tạo (TTNT) là một lĩnh vực công nghệ nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần quan trọng tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia. Tuy nhiên, TTNT cũng có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân, như quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân, việc làm…Do đó, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về TTNT ở Việt Nam đang đặt ra cấp thiết, nhằm quản trị TTNT để phát huy được những yếu tố tích cực, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc ứng dụng công nghệ này.

Cụ thể, vào tối ngày 24/6/2025, tại Trung tâm Khởi nghiệp Sáng tạo TP.HCM (Sở Khoa học&Công nghệ), toạc lạc tại 273, đường Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, TP.HCM đã tổ chức khóa huấn luyện chuyên sâu mang tên “Quản trị tài sản trí tuệ với AI”. Chương trình thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp, sinh viên khởi nghiệp và các cá nhân đang định hướng hội nhập toàn cầu.Đại diện Ban tổ chức có ông Mai Nguyễn Hoàng Nam.

Dự và tham luận Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (VCRAFTS); Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (VFAEA); Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC); Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE); Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam; Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC); Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS); Trung tâm Nghiên cứu, tư vấn về Chính sách, pháp luật cho hoạt động đầu tư tài chính tại Việt Nam (CFV): Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, pháp luật cho đầu tư, phát triển công nghệ Blockchain (CBT).

Tại đây, TS. Hồ Minh Sơn được BTC giao nhiệm vụ tham luận, nghiên cứu pháp luật sở hữu trí tuệ của nhiều quốc gia trên thế giới đều chưa công nhận trí tuệ nhân tạo (AI) là chủ thể của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay nói cách khác những sản phẩm do AI tạo ra không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Vấn đề đặt ra là nếu tranh chấp xảy ra thì xử lý như thế nào? đây đang là vấn đề mà các nhà lập pháp nhiều quốc gia đang nỗ lực nghiên cứu và thảo luận. Là một quốc gia phát triển nền “kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế” và “có chiến lược phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế chung của thế giới…, thích ứng với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, với cơ cấu tỷ lệ dân số vàng…,Đảng và Nhà nước Việt Nam đã sớm nhận thức rõ vai trò quan trọng của những thành tựu công nghệ mới trong sự phát triển đất nước. Ngày 22-3-2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 23/NQ-TW, về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết xác định, một trong những ngành công nghệ cần ưu tiên phát triển là công nghệ thông tin, theo đó “giai đoạn 2030 – 2045, tập trung ưu tiên phát triển các thế hệ mới của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông; phổ cập công nghệ kỹ thuật số, tự động hoá…”. Cạnh đó, ngày 27-9-2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW, về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong nghị quyết này, lần đầu tiên nhắc đến khái niệm “trí tuệ nhân tạo” và xác định đây là một trong những lĩnh vực cần có chính sách ưu tiên phát triển. Ngày 17-4-2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP, ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, trong đó, giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai một số chương trình nghiên cứu trọng điểm quốc gia đối với một trong những lĩnh vực cần được ưu tiên phát triển là TTNT. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngày 26-1-2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 127/QĐ-TTg ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

Có thể thấy, việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong đời sống gần đây ngày càng phổ biến, cùng với đó các công nghệ mới ngày càng tiến bộ nhanh chóng. Điển hình, hãng OpenAI vừa giới thiệu sản phẩm mới nhất, chatbot ChatGPT cho công chúng thử nghiệm từ ngày 30/11/2022. ChatGPT có thể trả lời các câu hỏi mà người dùng đưa ra, còn có thể làm thơ, viết báo cáo, làm tiểu luận,… Hiện nay, ChatGPT đã có trên 100 triệu người dùng trên thế giới và thực sự đang tạo ra một cơn sốt cho người dùng. Nhiều người thậm chí còn cho rằng chatbot này có thể thay thế công việc của con người trong lĩnh vực giáo dục, báo chí – truyền thông, hành chính,…

Thế nhưng, cùng với sự xuất hiện những sản phẩm công nghệ AI mới kéo theo nhiều vấn đề pháp lý liên quan, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ. Vậy pháp luật sở hữu trí tuệ các quốc gia quy định thế nào về AI.

Tham luận, TS. Hồ Minh Sơn cho rằng nghiên cứu dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ, hầu hết luật sở hữu trí tuệ của các quốc gia trên thế giới đều chưa công nhận trí tuệ nhân tạo là đối tượng của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay nói cách khác những sản phẩm do AI tạo ra không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Dẫn chứng trên thế giới, luật pháp Úc hiện không công nhận AI là tác giả đối với các tác phẩm do AI tạo ra. Mục 32 của Đạo luật Bản quyền 1968 (Cth) quy định: “quyền tác giả tồn tại trong một tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc hoặc nghệ thuật gốc mà tác phẩm chưa được xuất bản và tác giả là công dân hoặc cư dân sinh sống tại Úc”. Nói cách khác, quyền sở hữu tài sản trí tuệ đối với các tác phẩm và sáng chế do AI tạo ra không được đề cập rõ ràng trong luật Sở hữu trí tuệ của Úc.

Trong khi đó,Việt Nam, mặc dù AI đã bắt đầu được phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được xem như một động lực quan trọng cho định hướng phát triển kinh tế – xã hội. Điển hình, các công trình nghiên cứu và các sản phẩm, thực thể gắn liền với AI xuất hiện ngày càng nhiều. Chính phủ đã nhận định AI sẽ là công nghệ có tính đột phá trong 10 năm tới; đồng thời xác định đây sẽ là “mũi nhọn” cần được triển khai nghiên cứu nhằm tận dụng những cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Chính phủ cũng đã xây dựng chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0 với việc ưu tiên phát triển AI thông qua nhiều nhóm chính sách. Trong đó, nguồn nhân lực được ưu tiên, như đào tạo AI bậc đại học, hỗ trợ khu vực doanh nghiệp ứng dụng AI, ưu tiên đầu tư cho AI thông qua các quỹ, trung tâm đổi mới sáng tạo…

Tiếp tục tham luận, TS. Hồ Minh Sơn cho rằng tương tự như nhiều nước, ngoài những chính sách phát triển AI, hệ thống pháp lý vẫn chưa tiếp cận rõ ràng cho AI. Mặt khác, chưa có quy định cụ thể  xác định tư cách pháp lý của AI khi tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. Pháp luật dân sự ở Việt Nam quy định chủ thể phải là cá nhân hoặc tổ chức (BLDS 2015), chưa ghi nhận dạng chủ thể là máy móc hay chương trình máy tính, do vậy sẽ là không thể nếu xác định tư cách pháp lý của AI là những chủ thể trong pháp luật.

TS. Hồ Minh Sơn chia sẻ thâm, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (được sửa đổi mới nhất năm 2022) cũng chưa có quy định quy định về trí tuệ nhận tạo. Tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ, quy định về chủ thể quyền tác giả bao gồm: “tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo công ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. Vì vậy, pháp luật hiện nay quy định chỉ có tổ chức, cá nhân hay con người mới là các chủ thể được nắm giữ quyền tác giả; các đối tượng như máy tính, robot, hay AI chưa thể là chủ thể được nắm giữ quyền tác giả.

Có thể thấy, vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ đối với những tác phẩm, sáng chế do AI tạo ra đang tạo nên những thách thức pháp lý, bởi theo quy định pháp luật của nước ta, quyền sở hữu trí tuệ chỉ được đặt ra đối với những tài sản trí tuệ do con người sáng tạo ra. Điều này, tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý khi phát sinh tranh chấp, đặc biệt là những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm do AI tạo ra bị xâm phạm hay ở chiều ngược lại là những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mà AI xâm phạm…

Cũng theo TS. Hồ Minh Sơn, mặc dù AI bắt đầu được quan tâm tại Việt Nam chưa lâu nhưng với những tiềm lực sẵn có, chắc chắn rằng AI sẽ phát triển rất nhanh tại Việt Nam trong tương lai. Nó sẽ mang lại những tác động to lớn về công nghệ, kinh tế và xã hội. Thế nhưng, còn kéo theo những vấn đề mới, những thách thức pháp lý đòi hỏi hệ thống pháp luật phải xây dựng hoàn thiện. Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đang nỗ lực nghiên cứu và thảo luận các vấn đề và các câu hỏi pháp lý liên quan đến việc sử dụng AI để tận dụng được những lợi thế do AI mang lại cho sự phát triển của nền kinh tế. Chúng ta cũng không thể đứng ngoài xu thế đó và việc dự báo những thách thức về pháp lý cũng như đề ra những giải pháp giải quyết thách thức là điều tất yếu mà các nhà lập pháp Việt Nam phải làm.

Không thể phủ nhận rằng, chính những ưu thế và sức mạnh của TTNT cũng gây ra những lo ngại sâu sắc về mặt đạo đức. Những thuật toán của TTNT có thể chứa đựng những thiên kiến vi phạm đạo đức xã hội khiến quyền lợi của người sử dụng, nhất là những người yếu thế bị ảnh hưởng, hay kết quả đầu ra của TTNT bị làm cho sai lệch một cách có chủ ý khiến việc ra quyết định của chủ thể liên quan không còn chính xác hoặc năng lực tự hoàn thiện của TTNT (qua học máy) có thể vượt qua thuật toán lập trình ban đầu, để tự ra các quyết định không cần đến sự can thiệp của con người và gây nguy hiểm cho người sử dụng…Với những rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến những tổn hại về mặt xã hội. Đó là điều mà Việt Nam phải tính tới khi thiết lập khung pháp lý cho TTNT…

Trần Danh/Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam

Trần Danh

Trần Danh

Bài viết liên quan

Viện IMRIC và Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp lý – nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh”

bởi Liên Trần
29/06/2025
0
Viện IMRIC và Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp lý – nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh”

Dự kiến, sáng ngày 05/07/2025 tới đây, tại Nhà Khách Người có công  (toạ lạc tại 168, đường Hai Bà Trung, quận 1, Tp.HCM) – Viện Nghiên cứu...

Đọc thêm

TS. Hồ Minh Sơn: Những điều cần biết, khi tiêu hủy tài liệu của cơ quan nhà nước – Người dân bị thu hồi đất mà không nhận được thông báo, chủ đầu tư có vi phạm quy định?

bởi Thanh Quý
28/06/2025
0
TS. Hồ Minh Sơn: Những điều cần biết, khi tiêu hủy tài liệu của cơ quan nhà nước – Người dân bị thu hồi đất mà không nhận được thông báo, chủ đầu tư có vi phạm quy định?

Có thể thấy, công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống chính trị, phát triển kinh tế –...

Đọc thêm

TS. Hồ Minh Sơn: Phân tích tội Trốn thuế, so sánh quy định về kế toán – Nhà hàng không nhận chuyển khoản, có thể vi phạm hành chính?

bởi Trần Danh
28/06/2025
0
TS. Hồ Minh Sơn: Phân tích tội Trốn thuế, so sánh quy định về kế toán – Nhà hàng không nhận chuyển khoản, có thể vi phạm hành chính?

Có thể thấy, công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống chính trị, phát triển kinh...

Đọc thêm

TS. Hồ Minh Sơn tham luận vấn đề pháp lý đặt ra trong việc phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

bởi Thanh Quý
27/06/2025
0
TS. Hồ Minh Sơn tham luận vấn đề pháp lý đặt ra trong việc phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

Thời gian gần đây, việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong đời sống ngày càng phổ biến, cùng với đó các công nghệ mới ngày...

Đọc thêm

Tuổi già khổ hay không, xem ở tuổi 65 có vững 4 thứ này

bởi Thanh Tuyền
25/06/2025
0
Tuổi già khổ hay không, xem ở tuổi 65 có vững 4 thứ này

Hoàng hôn vô cùng đẹp nhưng chỉ là gần tối, đừng vì hiện tại đang tốt đẹp mà lơ là tương lai, tuổi 65 nắm vững 4 thứnày...

Đọc thêm
Bài sau
Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Bắt ép trẻ em đi ăn xin có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự – Xây dựng công trình vào ban đêm có vi phạm?

Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Bắt ép trẻ em đi ăn xin có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự - Xây dựng công trình vào ban đêm có vi phạm?

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Thắm đượm nghĩa tình trong những ngôi nhà tình thương 

Thắm đượm nghĩa tình trong những ngôi nhà tình thương 

08/09/2024
Khai mạc giải bóng đá Thiếu niên và Nhi đồng các clb Cộng đồng Toàn quốc tranh Cúp Thịnh Phát lần 7 – năm 2024

Khai mạc giải bóng đá Thiếu niên và Nhi đồng các clb Cộng đồng Toàn quốc tranh Cúp Thịnh Phát lần 7 – năm 2024

14/08/2024
Thắm đượm nghĩa tình đồng hương ngày họp mặt văn hoá Bình Đại, tỉnh Bến Tre tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Thắm đượm nghĩa tình đồng hương ngày họp mặt văn hoá Bình Đại, tỉnh Bến Tre tại Thành Phố Hồ Chí Minh

02/03/2024
Quảng Bình giành 15  huy chương ở Giải vô địch Karate miền Trung – Tây Nguyên

Quảng Bình giành 15  huy chương ở Giải vô địch Karate miền Trung – Tây Nguyên

31/03/2024
Chuẩn bị diễn ra triển lãm Quốc tế về Sản phẩm, Máy móc, Thiết bị & Công nghệ Thực phẩm & Đồ uống

Chuẩn bị diễn ra triển lãm Quốc tế về Sản phẩm, Máy móc, Thiết bị & Công nghệ Thực phẩm & Đồ uống

0
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): CSGT có được hóa trang để bắn tốc độ các xe vi phạm – Gara ô tô được mở trong khu dân cư?

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): CSGT có được hóa trang để bắn tốc độ các xe vi phạm – Gara ô tô được mở trong khu dân cư?

0
ThS. Mai Thanh Hải – Phó Viện trưởng Viện IMRIC: Cần có chiến lược xúc tiến quảng bá song hành để du lịch khởi sắc bền vững

ThS. Mai Thanh Hải – Phó Viện trưởng Viện IMRIC: Cần có chiến lược xúc tiến quảng bá song hành để du lịch khởi sắc bền vững

0
Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Người lao động bị tai nạn, ốm đau được hưởng chế độ ra sao – Sa thải lao động nữ đang nghỉ thai sản, xử phạt thế nào?

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Người lao động bị tai nạn, ốm đau được hưởng chế độ ra sao – Sa thải lao động nữ đang nghỉ thai sản, xử phạt thế nào?

0
HAMINA CARE – NƠI CHẠM LÀNH YÊU THƯƠNG CHO MẸ VÀ BÉ

HAMINA CARE – NƠI CHẠM LÀNH YÊU THƯƠNG CHO MẸ VÀ BÉ

29/06/2025
Cảnh báo phế cầu khuẩn gây viêm màng não, nhiễm trùng toàn thân

Cảnh báo phế cầu khuẩn gây viêm màng não, nhiễm trùng toàn thân

29/06/2025
Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam: Long trọng trao Kỷ niệm chương cho Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai

Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam: Long trọng trao Kỷ niệm chương cho Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai

29/06/2025
Viện IMRIC và Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp lý – nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh”

Viện IMRIC và Viện IRLIE chuẩn bị tổ chức toạ đàm khoa học “Pháp lý – nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh”

29/06/2025
bestlife.net.vn

Số giấy phép MXH 431/GP- BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/09/2020

Ts. Hồ Minh Sơn phụ trách.
Địa chỉ: 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM
Email: minhson.trungtamttlcc@gmail.com
Điện thoại: 0582703333

THẺ

featured

© 2024 Bestlife MXH - bestlife.net.vn

Welcome Back!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn dưới đây

Quên mật khẩu? Đăng kí

Tại tài khoản mới!

Điền vào các mẫu dưới đây để đăng ký

Tất cả các trường là bắt buộc Đăng nhập

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email để đặt lại mật khẩu của bạn.

Đăng nhập
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Diễn đàn

© 2024 Bestlife MXH - bestlife.net.vn